CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.7.2.1. Tính khả thi của phương án thiết kế bài học
Nhìn chung các mục tiêu đặt ra trong quá trình học và kết quả đạt được sau khi học đều đã thực hiện được, cụ thể:
- Trong quá trình học:
+ Góc trải nghiệm: Ban đầu, do chưa có nhiều kĩ năng làm thí nghiệm,
2
Δt , cịn gặp khó khăn trong việc xác định vận tốc của viên bi khi qua hai cổng quang điện. Tuy nhiên khi được sự trợ giúp của GV, HS đã giải quyết được khó khăn và hào hứng, hăng hái tham gia làm thành cơng thí nghiệm, các nhóm đều trả lời được các câu hỏi trong phiếu học tập. Thơng qua thí nghiệm HS rút ra được kết luận cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Hình 3.1: Học sinh đang tiến hành thí nghiệm.
+ Góc phân tích: HS các nhóm đều tự giác, tập trung nghiên cứu SGK
một cách độc lập, sau đó tích cực thảo luận đi đến thống nhất nội dung trả lời trong phiếu học tập về cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Hình 3.2: Học sinh đang nghiên cứu, phân tích SGK.
+ Góc áp dụng: Ban đầu, HS quên kiến thức cũ nên gặp khó khăn trong
hiểu vấn đề, tập trung làm bài và đi đến kết luận về cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Hình 3.3: Học sinh nhớ lại kiến thức cũ, trả lời câu hỏi.
+ Tổ chức trao đổi, chia sẻ và đánh giá: Sau khi các nhóm qua đủ các
góc, một thành viên được chỉ định bất kì đại diện cho nhóm trình bày sản phẩm góc. HS tự tin, mạnh dạn trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm cịn lại chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu ý kiến bổ sung, thảo luận trong tồn lớp tạo khơng khí học tập rất sôi nổi.
+ Kết quả đạt được sau khi học:
- Từ những kết quả thu được trong các phiếu học tập, khi hoạt động ở các góc, dưới sự xác nhận lại ý kiến của GV, HS hiểu được cơ năng của vật rắn dưới tác dụng của trọng trường.
- Từ kiến thức vừa rút ra, mở rộng cho HS hiểu thêm về cơ năng của vật dưới tác dụng của lực đàn hồi.
- HS vận dụng cơng thức tính cơ năng của vật để giải một số bài tập có liên quan.