Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẬT LÝ: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÀI 27: “CƠ NĂNG” SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 58 - 68)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7.2.2.Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự

3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.7.2.2.Hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, tự

chủ, sáng tạo của học sinh

Chúng tôi tiến hành TN sư phạm với đối tượng HS chưa quen với các PPDH hiện đại mang tính tích cực và tự lực trong q trình chiếm lĩnh và xây dựng kiến thức, mặt khác do thói quen của những cách học cũ mang tính ỷ lại vào GV vẫn còn tồn tại nhưng khi được tiếp xúc, làm quen với PPDH của chúng tơi thì HS rất hứng thú và vui vẻ. Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ trong các phiếu học tập

ở các góc, HS đã bị lơi cuốn vào hoạt động tích cực, tự lực để giải quyết vấn đề nên chất lượng kiến thức và năng lực nhận thức của HS được nâng cao.

Khi trao đổi với HS, chúng tơi nhận thấy nhiều HS khơng có hứng thú với mơn Vật lý, khó hiểu do đó các em chỉ học qua loa mang tính đối phó, khơng hiểu được sâu sắc kiến thức mơn Vật lý. Sau khi học theo phương pháp chúng tôi đưa ra, HS tỏ ra rất có thích thú, say mê học tập, tự chủ, tự lực tìm tịi kiến thức trong khi học.

3.7.3. Đánh giá định lượng

Để đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo với việc nắm vững kiến thức của HS, sau bài học chúng tôi cho HS làm một bài kiểm tra để đánh giá một cách cụ thể hơn hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo.

Bài kiểm tra viết được tiến hành đồng thời trên hai đối tượng HS nhằm đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của các em, qua đó đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và hiệu quả của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học xong bài học theo PPDH mới.

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của HS, việc đánh giá được tiến hành bằng phương pháp thống kê toán học, phân tích và xử lí kết quả thu được, từ đó đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học, thơng qua đó kiểm tra giả thiết của đề tài. + Trung bình cộng x: n i i i=1 1 x = f x N

Với xilà điểm số, filà tần số (số HS trong lớp được điểm xi), N là tổng số HS trong lớp. + Tần số ωi: i i f ω = N

Bảng 1: Thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 44 0 0 0 0 0 2 5 8 13 12 4 7.91 ĐC 46 0 0 0 2 2 7 10 11 9 4 1 6.61 Bảng 2: Tính tần suất ωi Điểm i x Lớp TN Lớp ĐC Tần số i f Tần số i ω % Tần suất tích lũy ωi(i) (%) Tần số i f Tần số i ω % Tần suất tích lũy ωi(i) (%) 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 2 4.35 4.35 4 0 0 0 2 4.35 8.70 5 2 4.55 4.55 7 15.22 23.92 6 5 11.36 15.91 10 21.74 45.66 7 8 18.18 34.09 11 23.91 69.57 8 13 29.55 63.64 9 19.57 89.14 9 12 27.27 90.91 4 8.69 97.83 10 4 9.09 100 1 2.17 100

Từ bảng trên chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị đường phân bố tần suất và tần suất tích lũy (hội tụ lùi) của lớp TN và lớp ĐC như sau:

Đồ thị đường phân bố tần suất

0 5 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T n su t Lớp TN Lớp ĐC

Đồ thị đường phân bố tần suất

0 5 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T n su t Lớp TN Lớp ĐC + Kết luận:

Qua bảng thống kê kết quả trên kết hợp với đồ thị đường tần suất và tần suất lũy tích (hội tụ lùi) cho thấy hiệu quả của việc tổ chức học dạy học theo góc cụ thể:

+ Điểm trung bình của lớp TN (7.91) cao hơn của lớp ĐC (6.61).

Điểm

+ Đường tần suất lũy tích (hội tụ lùi) của lớp TN lệch về bên phải và phía dưới đường tần suất lũy tích (hội tụ lùi) của lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Qua kết quả phân tích bằng cả định tính và định lượng chúng tơi nhận thấy rằng kết quả học tập ở lớp TN khá hơn so với lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ những HS được học tập theo tiến trình mà chúng tơi đã soạn thảo có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn, chất lượng kiến thức bền vững hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức học tập theo góc với các phong cách học khác nhau đã kích thích tính sáng tạo, hứng thú học tập của HS, với sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời của GV làm cho các em có tinh thần học tập sơi nổi, tích cực suy nghĩ giải quyết vấn đề. Từ đó các em có thể tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện tư duy logic và kĩ năng thực hành ở HS.

Thơng qua PPDH này, các em có nhiều cơ hội hoạt động hoạt động tự lập, tự bộc lộ suy nghĩ của mình. Từ đó GV có thể điều chỉnh những suy nghĩ sai lầm của HS.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế, đó là:

+ Dạy học theo phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn theo cách dạy truyền thống, vì HS phải trải qua nhiều góc học tập, tự làm thí nghiệm, số lượng HS đơng GV hướng dẫn khó khăn hơn. GV mất nhiều thời gian, cơng sức thiết kế tiến trình dạy học.

+ Chúng tơi mới chỉ tiến hành TN ở hai lớp, đối tượng TN còn hạn chế nên cần phải tiếp tục TN trên các đối tượng HS khác để tiến trình dạy học phù hợp với nhiều đối tượng HS.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tơi nhận thấy đã thu được những kết quả sau:

- Đề tài đã thực hiện đúng các nhiệm vụ đặt ra. Đó là: Nghiên cứu lí luận về bản chất của sự dạy và sự học, các quan điểm dạy học hiện đại, dạy học tích cực và dạy học theo góc.

- Tìm hiểu thực tế dạy và học bài 27 “Cơ năng” – SGK Vật lý 10 cơ bản nhằm xác định những khó khăn chủ yếu của HS khi học bài này.

- Chúng tôi vận dụng hệ thống lí luận đã nghiên cứu để soạn thảo tiến trình dạy học theo góc bài 27 “ Cơ năng” – SGK Vật lý 10 cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Qua q trình TN sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảo. Với hình thức dạy học này, HS đã tự mình nghiên cứu tri thức nên các em đã tự tin vào kiến thức của bản thân, qua đó cũng hình thành được tư duy logic, tư duy sáng tạo, kĩ năng làm việc theo nhóm.

Do điều kiện thời gian nên chúng tôi chỉ TN sư phạm trên đối tượng HS có hạn. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của tiến trình đã soạn thảo chưa mang tính khái qt. Chúng tơi sẽ tiếp tục TN trên diện rộng hơn thử nghiệm để hồn chỉnh tiến trình dạy học của mình. Những kết quả của TN sư phạm và kết luận rút ra từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu sang các phần khác của chương trình để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn Vật lý nói riêng và các mơn học khác nói chung.

Trong q trình thực hiện đề tài cịn nhiều thiếu sót khó tránh khỏi. Chúng tơi mong nhận được ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn sinh viên giúp đề tài của chúng tơi hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục, NXB Tư pháp.

2. Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kĩ

thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.

3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi (2008), Vật lý 10, NXB Giáo dục.

4. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi (2008), Sách giáo viên Vật lý 10, NXB Giáo dục.

5. Trần La Giang (2010), Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức phần

chất lỏng chương chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

6. Trần Thị Huyền, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Oanh (2012),

Nghiên cứu phương pháp tổ chức dạy học theo góc đối với nội dung bài: “Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song” sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 7. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2010),

Lí luận dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2007), Vật

lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2007),

Sách giáo viên Vật lý 10 nâng cao, NXB Giaó dục.

10. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Phạm Khắc Cương, Giáo trình Giáo dục học 1, NXB Đại học sư phạm.

11. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học

Họ và tên: Lớp:

BÀI KIỂM TRA

Thời gian: 15 phút

Câu 1: Một quả bóng được ném với một vận tốc ban đầu xác định. Đại lượng

mà khơng thay đổi trong khi quả bóng chuyển động? A. Thế năng.

B. Động lượng C. Động năng. D. Gia tốc.

Câu 2: Khi vận tốc của vật tăng gấp đơi thì:

A. Gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. Động lượng của vật tăng gấp bốn. C. Động năng của vật tăng gấp bốn. D. Thế năng của vật tăng gấp đôi.

Câu 3: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lị xo đàn hồi có độ cứng k,

đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng: A. W = k.Δlt 1 2 . B. W = t 1k.(Δl)2 2 . C. W = - k.(Δl)t 1 2 2 . D. W = - k.Δlt 1 2 . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 4: Định luật bảo toàn cơ năng được áp dụng khi vật:

A. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. Chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.

C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi. D. Không chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi.

Câu 5: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được

xác định theo công thức: A. W = mv+ mgz1 2 . B. W = mv + mgz1 2 2 . C. W = mv + k(Δl)1 2 1 2 2 2 . D. W = mv + k.Δl1 2 1 2 2 Câu 6: Chọn phát biểu đúng.

Cơ năng là một đại lượng A. luôn luôn dương.

B. luôn luôn dương hoặc bằng khơng. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không.

Câu 7: Một vật chuyển động trong trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì

động năng của vật:

A. Giảm thì thế năng tăng. B. Giảm thì thế năng giảm. C. Tăng thì thế năng tăng.

Câu 8: Nếu ngồi trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản,

lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo tồn khơng? Khi đó cơng của lực cản, lực ma sát bằng

A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số.

D. không, hằng số

Câu 9: Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của

vật được xác định theo cơng thức: A. W = 1mv + mgz 2 . B. W = mv + mgz1 2 2 . C. W = mv + k(Δl)1 2 1 2 2 2 . D. W = mv + k.Δl1 2 1 2 2

Câu 10: Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s.

Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng: A. 4J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẬT LÝ: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC ĐỐI VỚI NỘI DUNG BÀI 27: “CƠ NĂNG” SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 58 - 68)