3 Nâng cao đời sống nông dân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nôp THẦY (Trang 31 - 37)

4.4. 3.1. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Phát huy thế mạnh của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nơng dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư. UBND Thành phố tăng cường mức hỗ trợ để khuyến khích nơng dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất chuyên canh và ứng dụng cơng nghệ cao. Bố trí tăng vốn cho Quỹ Khuyến nơng Thành phố để cho nông dân vay phát triển trang trại, thực hiện cơ giới hóa nơng nghiệp, ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

4.4. 3.2. Phát triển cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn

Tiếp tục quan tâm phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

4.4. 3.3. Phát triển hệ thống dịch vụ, từng bước tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp

Quan tâm đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, cấp xã, để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu nhân dân nông thôn. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, vận động, tuyên truyền và hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ vận tải, xây dựng, tín dụng... để vừa

đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thơng tin, văn hóa, y tế, giáo dục; tăng trưởng dịch vụ khu vực nông thôn hàng năm đạt 10% trở lên.

4.4. 3.4. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ cận nghèo và các gia đình chính sách. Tăng đầu tư cho công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Ngành lao động thương binh xã hội nghiên cứu thí điểm việc tổ chức và lập quỹ hưu nông dân; ngành y tế triển khai mở rộng mơ hình bảo hiểm y tế tự nguyện cho nông dân đạt 70-80% trở lên; ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với cơ quan bảo hiểm thực hiện tốt việc thí điểm bảo hiểm sản xuất nơng nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nông dân.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thơng tin, giải trí, thư viện để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nông dân. Đặc biệt chú ý đầu tư các cơng trình vui chơi lành mạnh cho trẻ em, các khu tập luyện, thể dục thể thao cho nông dân, nhất là người cao tuổi. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng làng, khu phố, cơ quan văn hóa. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tơn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể nông thôn

Phong trào xây dựng nơng thơn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị tồn quốc về xây dựng nơng thơn mới và chính thức phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới". Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra diện rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làm điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lịng tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các địa phương đã

làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, các văn bản của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc xây dựng nơng thơn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển. Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nơng thơn mới của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.

Tuy nhiên, xây dựng nơng thơn mới cịn phải đương đầu nhiều thách thức, cần có những giải pháp hiệu quả để đối phó kịp thời và chủ động.

Cơng tác tun truyền: Công tác tuyên truyền phong trào nông thôn mới hiện nay của nước ta còn nặng về chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú ý toàn diện đến mục tiêu chung là xây dựng một xã hội ở nơng thơn có kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, chưa làm cho nhân dân hiểu rõ đây là chương trình phát triển nơng thơn tồn diện, bền vững, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội chứ khơng phải là dự án xây dựng cơ bản đơn thuần.

Việc lập quy hoạch: Xác định mục tiêu, yêu cầu quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa rõ, tầm nhìn chiến lược cịn hạn chế mới chỉ dừng ở mức độ trong khoảng 10 đến 20 năm, một số nơi đến 30 năm, ít nơi có tầm nhìn đến 40 và 50 năm, cịn coi nặng quy hoạch xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu dân cư, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung, vấn đề vệ sinh môi trường, kiến trúc nhà ở nơng thơn mới bảo đảm giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền vững. Hiện nay một số xã thuê tư vấn thiết kế quy hoạch

năng lực cịn hạn chế, thiếu cán bộ chun mơn cao, lại triển khai đồng loạt ở các xã (Như ở Thái Bình đồng loạt triển khai 287 xã trong tỉnh đều xây dựng quy hoạch chung), có đơn vị tư vấn thiết kế một lúc đảm nhiệm lập quy hoạch cho khoảng trên 10 xã, nên việc nghiên cứu khảo sát tính tốn chưa kỹ, cịn rập khn máy móc, thiếu tính sáng tạo. Chủ đầu tư là cán bộ xã thiếu kiến thức về xây dựng, nên nhiều nơi cịn phó mặc cho đơn vị tư vấn thiết kế, thiếu chính kiến của địa phương mình. Chất lượng quy hoạch nơng thơn cịn nhiều hạn chế yếu kém biểu hiện quy hoạch nông thôn mới của xã thiếu ăn nhập và phù hợp với quy hoạch chung của huyện và vùng, hệ thống giao thông, thủy lợi cấp thốt nước, mơi trường giữa các xã thiếu thống nhất, mạnh xã nào xã đó làm, chưa được bàn bạc thống nhất chung trong huyện, quy hoạch cịn gị bó cứng nhắc xã nào cũng có trạm cấp điện, cấp nước, khu xử lý rác thải, chợ nông thôn, nghĩa trang v.v... mà thiếu sự liên kết giữa các xã, nên khi xây dựng xong tính khả thi kém, hiệu quả thấp, chợ xây xong dân không đến họp, trạm cấp nước xây xong dân khơng dùng... Hiện nay tình hình chung ở các xã nổi lên một số khó khăn vướng mắc là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước v..v.. đã tồn tại khá lâu năm nên quy hoạch lại là rất khó khăn, nếu khơng được chỉ đạo chặt chẽ sẽ có nhiều tốn kém, lãng phí, hiệu quả thấp. Một số nơi khi quy hoạch chưa bám sát tiêu chuẩn của 19 tiêu chí do Trung ương quy định nên cịn lãng phí tốn kém, thường vượt so với tiêu chuẩn định mức và tổng mức đầu tư. Công tác thẩm định quy hoạch chưa được chỉ đạo chặt chẽ, thời gian kéo dài. Việc dân chủ công khai quy hoạch ở một số địa phương chỉ đạo chưa chặt chẽ, chưa tuân thủ các bước trong việc công khai lấy ý kiến dân chủ trong Đảng, chính quyền và nhân dân, chưa cơng bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản vẽ quy hoạch chung chưa được thông báo tại các nơi công cộng, thông báo đến các thôn làng, tổ dân cư để nhân dân biết và tham gia ý kiến. Đặc biệt là ở những nơi nhân dân bị thu hồi đất, phải đền bù giải phóng mặt bằng, di chuyển chỗ ở đến nơi tái định cư, việc dồn điền đổi thửa v.v... nên đã xuất hiện những thắc mắc khiếu kiện, có nơi gay gắt gây mất ổn định ở địa phương.

Vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới: Vốn đầu tư là một thách thức lớn đối với quá trình xây dựng nơng thơn mới. Trong những năm qua nhiều nơi đã huy

động được vốn đầu tư từ nhiều phía, nhưng cũng không đáng kể so với tổng mức đầu tư. Ví dụ như ở Thái Bình theo tính tốn đầu tư cho xây dựng nơng thơn mới ở mỗi xã khoảng trung bình là trên dưới 200 tỷ. Trong ba năm qua Trung ương, tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí cho mỗi xã được khoảng 1,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn thu ngân sách của xã nói chung có khó khăn, nguồn thu chính chỉ trơng chờ vào bán đất để có tiền xây dựng, tiền bán đất của xã cũng chẳng đáp ứng được (cũng chỉ được vài tỷ đồng). Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các xã. Đến bao giờ mới hồn thành xây dựng nơng thơn mới, nếu khơng có biện pháp chỉ đạo quyết liệt và cơ chế đầu tư thì quả là khó khăn. Việc huy động sự đóng góp của nhân dân trong những năm qua là quá nhiều, nếu tiếp tục huy động với mức cao hơn chắc chắn có nhiều khó khăn. Về trình độ quản lý của cán bộ ở cơ sở có nhiều hạn chế, không am hiểu về chuyên môn xây dựng, nắm nguyên tắc quản lý và pháp luật chưa tốt, một số nơi chưa đủ thủ tục xây dựng vẫn làm, nhiều hạng mục xây dựng dở dang phải dừng lại do thiếu vốn, chất lượng cơng trình thấp, dẫn đến nợ nần khá nhiều, nếu khơng chấn chỉnh tốt sẽ dẫn đến trì trệ hoặc mất ổn định.

Về cơng tác quản lý: Khi xây dựng nơng thơn mới có hai vấn đề đặt ra là dồn điền đổi thửa để quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo đầu ra cho sản phẩm hàng hóa và đổi mới mơ hình quản lý của hợp tác xã nơng nghiệp cho phù hợp với điều kiện mới. Việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung là một chủ trương đúng đắn, cần dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng mẫu lớn để tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư cho sản xuất và lao động nặng nhọc cho nông dân. Tuy nhiên thời gian qua chỉ đạo chưa chặt chẽ, có những vùng sản xuất khơng tiêu thụ được sản phẩm, bị tư thương ép giá, một số nơi phải bỏ đi (rõ nhất là rau màu ở Thái Bình, một số cây ăn quả ở một số tỉnh, lúa ở Đồng bằng sơng Cửu Long.v.v...) cũng khơng có ai chịu trách nhiệm về đầu ra sản phẩm của nông dân, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Do vậy vấn đề đặt ra là vừa phải quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ lớn, nhưng phải tổ chức lại sản xuất để người nông dân yên tâm sản xuất.

Về công tác tổ chức và cán bộ đối với cơ sở xã: Trong những năm gần đây các địa phương đã tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, song mới chỉ tập trung đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, cơng tác xây dựng đảng, cơng tác quản lý hành chính và chưa chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là về xây dựng cơ bản, kiến thức pháp luật. Qua việc xây dựng nông thôn mới cho thấy xuất hiện hai khuynh hướng: một loại tích cực hăng hái nhưng lại nơn nóng muốn làm ngay, làm lấy được, khơng tn thủ quy trình hướng dẫn nên chất lượng hiệu quả thấp, loại khác lại thiếu mạnh dạn, ngại va chạm, thiếu chủ động sáng tạo, trông chờ và ỷ lại vào cấp trên nên tiến độ chậm, trong khi đó thì trình độ quản lý của cán bộ yếu lại được giao quản lý nguồn vốn khá lớn rất dễ dẫn đến sai phạm. Rút kinh nghiệm những bài học ở Thái Bình nên trong xây dựng nông thôn mới phải đặc biệt quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã đáp ứng với u cầu đặt ra. Nếu khơng thì qua xây dựng nơng thơn mới tình hình sẽ khơng ổn định sẽ mất nhiều cán bộ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nôp THẦY (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w