Những giải huy đông nguồn lực trong q trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nôp THẦY (Trang 27 - 29)

Việt Nam

4.4. 1. Về phát triển nông nghiệp

4.4. 1. 1. Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch chuyên ngành

Căn cứ vào các quy hoạch chuyên ngành đã được UBND Thành phố phê duyệt, các huyện, thị xã cụ thể hóa kế hoạch thực hiện, bố trí nguồn lực triển khai, trong đó tập trung thực hiện Quy hoạch về phát triển nông nghiệp, Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm, Quy hạch phát triển làng nghề. Đồng thời triển khai thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch theo quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng của Thành phố tăng cường phối hợp với các địa phương kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định.

4.4. 1.2. Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách

Trọng tâm là khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng

cơng nghệ cao; khuyến khích phát triển làng nghề và hỗ trợ kiên cố hố đường giao thơng thơn, xóm đạt chuẩn nơng thơn mới; khuyến khích đầu tư xây dựng và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

4.4. 1.3. Tổ chức triển khai thực hiệu hiệu quả các chương trình, đề án

Tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp đã được UBND Thành phố phê duyệt, trọng tâm là sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả giá trị cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh, chăn ni trang trại, ni bị sữa... Tổ chức thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện, tổ chức sơ kết hàng năm nhằm đánh giá hiệu quả từng chương trình, đề án, dự án để rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện.

4.4. 1.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn

Quan tâm và đầu tư hơn nữa cơng tác đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để nâng cao khả năng chẩn đoán và phịng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật ni, kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm, kiểm sốt chất lượng các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

Tiến hành rà soát, đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động HTX nơng nghiệp; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thương mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp... theo Luật HTX.

4.4. 1.5. Tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác sản xuất và chế biến nông sản với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm hàng

nông sản và làng nghề; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và sản phẩm làng nghề của Thủ đô.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ đầu mối nông, lâm sản ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và vùng phụ cận đô thị. Hỗ trợ, nâng cấp các chợ nông thôn, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Đầu tư xây dựng các cơng trình đê điều, thủy lợi, phòng chống lụt, bão, hạ tầng của vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các cơ sở giống thủy sản chất lượng cao, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN nôp THẦY (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w