Nhận xét chung về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc quản lý bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường trung học phổ thông đồng bành, huyện chi lăng, lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 69)

dƣỡng năng lực chủ nhiệm lớp ở trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành

Qua nghiên cứu thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và việc quản lý bồi dưỡng năng lực CNL cho giáo viên ở trường THPT Đồng Bành chúng tôi nhận thấy:

2.5.1. Những ưu điểm, thuận lợi

Đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ GVCN lớp nói riêng đa phần là có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, gương mẫu trước học sinh và đồng nghiệp. Một số thầy cơ có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, u nghề, có tâm với sự nghiệp GD, được học sinh, phu huynh và đồng nghiệp tin yêu quí mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh noi theo, đồng nghiệp mến phục. Họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp GD của nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, nên Ban lãnh đạo nhà trường đã rất chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong các kế hoạch của nhà trường Ban lãnh đạo đã chú trọng đến việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quản lý theo chu trình quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra về công tác chủ nhiệm. Nội dung công tác được chi tiết, được xây dựng thành qui trình và được lượng hóa cụ thể về đánh giá, kết quả, thi đua được cơng khai, dân chủ có tác dụng thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt, được hoàn thiện.

Các GVCN lớp đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần. Khi nhận lớp, GVCN lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hồn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đưa vào sổ chủ nhiệm.

Các GVCN lớp biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong lớp và học sinh toàn trường, phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp

thơng báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho cha mẹ, gia đình học sinh và nhận những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình.

2.5.2. Những mặt cịn hạn chế, tờn tại cần giải quyết

Về cơng tác kế hoạch hóa xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng khơng

thể thiếu của quản lý nói chung. Ban lãnh đạo nhà trường đã nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác GVCN lớp, và đã rất chú trọng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên. Song, kết quả khảo sát cho thấy nhà trường chưa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động cho học sinh khơng cụ thể. Cơng tác kế hoạch hóa cịn bất cập.

Về bồi dưỡng đội ngũ GVCN kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của một số

không nhỏ GVCN lớp chưa nhiều (đặc biệt là các giáo viên trẻ). Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kiến thức, năng lực làm cơng tác chủ nhiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm làm cơng tác chủ nhiệm lớp mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp nên trong công tác thực tế ở trường nhiều thầy cơ cịn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong cơng việc.

Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN lớp.

Phân tích điểm hạn chế của việc quản lí cơng tác chủ nhiệm lớp, việc lãnh đạo nhà trường chưa chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp hay tổ chức các hội thi dành cho GVCN lớp, chưa khuyến khích động viên và có chế độ đãi ngộ đối với GVCN lớp để tạo động lực cho GVCN lớp làm tốt hơn cơng việc của mình, bởi vậy cơng tác CNL chưa đạt được kết quả mong muốn;

Mặt khác, việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được GVCN lớp, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm lớp còn yếu kém.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Do xu thế chung của xã hội (học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục tồn diện. Mơi trường xã hội ngày càng phức tạp ảnh hưởng rất nhiều môi trường giáo dục của nhà trường. Phụ huynh học sinh thuộc rất nhiều tầng lớp khác nhau, một số khơng ít phụ huynh cịn che đậy, lấp liếm những sai lầm khuyết điểm của con em mình, nhìn nhận đánh giá về thầy cô giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thơng, thường khơng muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và GVCN lớp để có các hình thức giáo dục kịp thời, vì khơng muốn con mình bị xử lý kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con.

Nhà trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên còn quá trẻ, hầu hết vừa mới ra trường, một tỷ lệ không nhỏ đang trong giai đoạn hợp đồng thử việc. Nhiều giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm cịn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nên sự trải nghiệm, kinh nghiệm và phương pháp cơng tác chủ nhiệm cịn nhiều hạn chế.

Một số ít giáo viên không muốn làm công tác GVCN lớp một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh chưa ngoan và ngại va chạm với phụ huynh học sinh. Công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã được nhà trường quan tâm chú ý, song cũng chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc, đơi chỗ cịn hình thức, chưa đi vào thực chất. Nhiều nội dung về công tác chủ nhiệm lớp khó, địi hỏi ở người GVCN phải có kiến thức, có kĩ năng, năng lực cơng tác và sự kiên trì, tình yêu thương, tận tụy, tâm huyết với nghề mới có thể giải quyết được công việc. Tuy nhiên, sự chỉ đạo, bồi dưỡng về năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ của các trường phổ thông của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục cũng chưa sát sao, chưa cụ thể, đôi lúc cũng rất lúng túng, không rõ ràng.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đồng Bành có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích mà nhà trường đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển, thì một thực tế rõ ràng là trong công tác chủ nhiệm và bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVCN sao cho đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay đang còn nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập, tồn tại trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Song không thể khơng đề cập đến vai trị lãnh đạo của nhà trường trong công tác chủ nhiệm lớp, ở đây là quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

Từ thực trạng trên, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm nâng cao năng lực chủ nhiệm của đội ngũ GVCN lớp và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng cơng tác GVCN lớp ở trường THPT Đồng Bành.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường trung học phổ thông đồng bành, huyện chi lăng, lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)