ĐỀN BẠCH MÃ

Một phần của tài liệu Bài thuyết minh: Phố Cổ Hà Nội (Trang 46 - 60)

- Nhà xây từ 189 0 1930 :

ĐỀN BẠCH MÃ

Chúng ta đang đứng trước ngôi đền Bạch Mã, một trong Thăng long tứ trấn của kinh thành. Thưa quý khách, xưa kia nơi đền Bạch Mã tọa lạc thuộc địa dư phường Hà Khẩu, tổng Đơng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hồi Đức của Thăng Long. Đền là nơi thờ một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Thần đền Bạch Mã thuộc một trong (tứ thần tứ trấn ấy là: bắc Trấn Võ, nam Cao Sơn, tây Linh Lang, đông Bạch Mã). Sự giao thoa văn hóa Hán - Việt trong thời kỳ Bắc thuộc đã để lại những dấu ấn phong phú. Từ thực tế lịch sử đó, trong

thư tịch cổ vẫn còn một vài ghi chép chưa thật nhất quán về thần Bạch Mã. Khi đọc tấm văn bia nói về việc trùng tu đền, dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Chính Hịa 8 (1687) và sách thờ cúng ở đền, thì đền thờ Mã Phục Ba đời Hán, tức Mã Viện từng giữ chức Phục Ba tướng quân. Nhưng theo các sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh thì đền thờ thần Long Đỗ (hay Long Độ) của đất Đại La, tức Thăng Long, nay là Hà Nội. Như chúng ta đã biết xưa kia khi Cao Biền người nhà Đường sang cai trị nước ta, có cho bồi đắp thành Đại La. Một hơm Biền đang vơ vẩn dạo chơi ngồi thành cửa Đơng, thấy có đám mây 5 màu rực rỡ bốc lên từ mặt đất, rồi tụ lại ở không trung. Giữa đám mây mông lung mờ ảo, Biền thấy hiện ra một người cưỡi rồng vàng, đầu đội mũ hoa đỏ, mình mặc áo tía xiêm thêu, đi giầy đỏ. Rồi mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, tiếng nhạc vang lừng, hồi lâu mới tan đi. Đêm hơm đó, Biền mộng thấy người gặp lúc ban chiều. Người ấy bảo Biền rằng: “Ta là Long Độ vương khí qn, thấy ơng mở rộng kinh thành thì đến xem chơi, chớ có ngờ”. Biền tỉnh dậy sai bọn thủ hạ dựng đền tô tượng, rồi ngầm dùng một tấm sắt đồng làm bùa trấn yểm. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên quật đổ cây to, làm cho tất cả đồ yểm bằng sắt đồng đều biến thành cát bụi. Biền than thở: “Ta sẽ phải về đất Bắc thơi”. Quả nhiên sau đó, Biền phải trở về Trung Quốc.

Đến đời Lý Thái Tổ (1010), khi vua dời đô về đây, muốn mở rộng phủ thành, nhưng đắp thành nhiều lần không được. Vua cho người đi hỏi dân chúng, mới biết ở đất này có hiển linh từ trước, vua bèn sai biện lễ cầu đảo. Đêm ấy vua nằm mộng gặp thần tới chúc mừng và dặn nhà vua rằng cứ theo dấu vó ngựa mà đắp, tất sẽ thành cơng. Bấy giờ vua thấy có con ngựa trắng phi thẳng vào đền rồi biến mất. Hơm sau, nhà vua thấy có dấu chân ngựa in trên mặt đất thành đường vịng trịn, bèn sai người cứ theo đó mà xây thành đắp lũy, xây tới đâu được chắc tới đấy. Nhà vua sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm “Thăng Long Thành hồng Đại vương”. Vì thế gọi đây là đền Bạch Mã (đền ngựa trắng). Câu

chuyện cho thấy thần Long Đỗ tượng trưng cho vượng khí của nước Nam, lấn át tà khí phương Bắc, đặc biệt Cao Biền vốn là một pháp sư cao tay mà cũng phải bái phục đầu hàng. Đồng thời thần Long Đỗ lại còn là thần Ngựa trắng, giúp cho vua Lý xây dựng được thành Thăng Long.

Thực ra Ngựa trắng – Bạch Mã – vốn giữ một vị trí quan trọng trong tư duy người thời cổ. Ngựa được coi là ánh sáng. Hơn thế nữa ngựa màu trắng (bạch mã) càng có tính thiêng và tính biểu tượng cao. Ngựa trắng xán lạn, là hình ảnh của cái đẹp tồn bích, biểu trưng của sự uy nghi, oai vệ. Ngựa trắng Bạch Mã đã chỉ ra cho vua Lý khắc phục các trở ngại khi xây tịa thành Thăng Long có thể hiểu là thần đã đem ánh sáng hào quang của chính nghĩa, của đại nghĩa dân tộc mà rọi soi vào những mưu mô và thủ đoạn hắc ám của những kẻ phá hoại, vạch trần diện mạo của chúng, do đó mà cơng việc xây kinh đơ mới thành công. Thần Bạch Mã – Ngựa Trắng khác nào vầng thái dương đem lại sinh khí cho đất nước, cho kinh đơ mới. Từ đó nhân dân coi Long Đỗ - Bạch Mã là thần trấn giữa phía Đơng. Thời Bắc thuộc, Cao Biền được coi là một trong những nhân vật rất có máu mặt: quan cai trị có tài cũng là Cao Biền mà đạo sĩ có nhiều phép thuật lạ cũng là Cao Biền. Triều đình nhà Đường trên bước đường sụp đổ, muốn tạo dựng cho Cao Biền một lý lịch khác thường để có thể vực dậy một chính quyền đơ hộ cũng đang có nguy cơ tan rã. Cho nên trong sử, Cao Biền bỗng có thêm nhiều thứ mà thực sự Cao Biền chưa hề có bao giờ.

Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhân dân ta cũng có cách đấu tranh thơng minh theo kiểu riêng của nhân dân ta, lúc bấy giờ. Việc Bạch Mã thần coi thường mọi phép thuật của Cao Biền, lại còn làm cho mọi thứ trù yểm của Cao Biền phút chốc biến thành cát bụi, có khác nào một lời nhắc nhở âm thầm mà mạnh mẽ rằng: hãy vững tin, chúng ta nhất định thắng vì thần linh sơng núi luôn ở bên cạnh chúng ta!

Suốt từ đời Lý Thái Tông sang tới đời Trần, Thăng Long phát triển trở thành nơi đô hội, song cũng không biết bao phen hỏa hoạn loạn tặc, nhưng khơng biết vì lẽ gì đó riêng đền thờ thần Bạch Mã vẫn nguyên vẹn. Vì thế, triều đình gia phong cho thần được hưởng lộc: Các kỳ nghinh xuân đều cử hành tại đây.

Và các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào các sách Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Trấn Vũ quán lục, Bạch Mã thần từ khảo chính và truyện Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương phân tích và chỉ ra rằng, do nhân việc trùng tu đền Bạch Mã vào năm Đinh Mão (1687), bấy giờ bức tường đằng Đông bị đổ nát, các thương nhân Bắc quốc như Chiêm Trọng Liên đứng ra quyên góp tiền bạc để tu bổ lại đền

Trịnh Tuấn Am trong Bạch Mã thần từ khảo chính từng phân tích, nhân dịp trùng tu đền, các thương nhân Bắc Quốc đã vơ tình hay hữu ý đưa tên hiệu của Mã Viện, một nhân vật lịch sử của Trung Quốc vào sách thờ ở đây, từ chữ “Bạch Mã” họ đã chữa ra Mã Viện, điều này khơng khó. Tác giả kết luận: “Cái cảm ngư lỗ truyền ngoa chi ngộ” tức cảm thấy đây là một sự lầm lẫn, chữ “ngư” đánh thành chữ “lỗ”, nhất thiết phải đính chính, để khỏi truyền mãi cái sai về sau. Cho nên cần phải hiểu đó là nơi thờ thần đất Hà Nội.

Theo một cách lý giải khác như đã trình bày ở đầu bài viết, Bạch Mã chính là nơi hội tụ tính linh thiêng thời gian trong q trình hình thành và phát triển của đất Thăng Long xưa, và cũng là nơi ít nhiều để lại dấu ấn của những kiều dân Trung Hoa trong thời kỳ di dân phát nghiệp xuống phía Nam từ thế kỷ 17. Đó chính là sự tất nhiên của một nền văn hóa mà khơng ai có thể phủ nhận. Vấn đề ở đây là: Cốt lõi văn hóa Việt của con người Việt được thể hiện một cách dung dị và mang tính thuyết phục cao, qua kiến trúc, văn bia, thần tích, tục lệ, lễ hội của đền Bạch Mã, đồng thời dung nạp những tinh hoa văn hóa bên ngồi một cách có chọn lọc.

Bạch Mã - Huyền thoại và hiện thực đan xen nhau, tạo ra một bức tranh lịch sử sinh động, rất đáng để cho mỗi chúng ta, những người con của Hà Nội nay, suy ngẫm và cống hiến cho ngày mai của Hà Nội.

Kính mời quý khách vào tham quan đền, để hiểu rõ hơn về sự linh thiêng và ý nghĩa một trong những tứ trấn đất Thăng Long xưa.

Với lịch sử hàng ngàn năm kiến trúc đền Bạch Mã đã trải qua nhiều thay đổi. Thời Lê đền được mô tả là một tòa kiến trúc “ dựng cột xương rồng, bắc xà vây cá. Miếu mạo càng thêm vẻ nguy nga. Cột rường càng tăng bề hoàn mỹ. Tứ thời phô vẻ thanh kỳ, đặt bày tráng lệ; lớp lớp cửa mở tương thơng, bút thần khơn vẽ” ( bài kí về đền thần Bạch Mã tiến sỹ Nhữ Tiến Dụng soạn năm 1687. Sang thời Nguyễn niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 20( 1839), văn chỉ- nơi thờ các bậc tiền hiền có cơng được dời từ bên trái về phía sau. Kiến trúc của ngơi đền ngày nay cơ bản được định hình từ đó. Đền được tu bổ lớn vào năm 2000 trên cơ sở giữ nguyên kiến trúc cổ. Hiện tại ngơi đền có qui mơ kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi mơn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một khơng gian khép kín. Từ ngồi vào là nghi mơn mơ phỏng lối kiến trúc tam quan chùa Phật với 3 gian 2 chái, phía trước mở 3 cửa ra vào. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị". Bộ khung của đền Bạch Mã cơ bản dựa trên kết cấu vì kèo, dạng vì rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ và cũng tiêu biểu cho lối kiến trúc của người Việt. Đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với

các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe như rồng, phượng, hoa lá, búp sen...Nhìn chung đền mang kiến trúc khống đạt, kiến trúc hịa lẫn trong phố phường, bố cục tạo hình khơng nặng nề.

Ngay phía ngồi bên trái tịa phương đình có miếu thờ Tề Vương Phi- thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, bên phải phương đình thờ Bể Núi, sát cạnh là bàn thờ liệt sỹ phường hàng Buồm. Hiện trong đền vẫn còn tấm biển gỗ đề thơ của Thái sư Trần Quang Khải rằng:

Tích văn hách trạc Đại vương linh, Kim nhật phương tri quỉ mị kinh. Hỏa bắc tam khu thiêu bất tận,

Phong lôi nhất trận phiến nan khuynh. Chỉ huy vọng lượng tam thiên chúng, Hô hấp tiễu trừ bách vạn binh.

Nguyện trượng dư uy thanh Bắc khấu, Đơn linh vũ trụ lạc thăng bình.

Tạm dịch:

Hiển hách từng nghe tiếng Đại vương, Nay hay quỉ quái thảy kinh nhường. Lửa đốt bao phen không thể cháy,

Phong ba một trận chẳng hề long. Ra tay trừ diệt loài hung quỉ, Thét lớn một lời dẹp vạn binh. Nguyện cậy dư uy trừ giặc bắc, Khiến cho thiên hạ sống thanh bình.

Hiện đền cịn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng,...Trên các gia đá cung cấp những thông tin sử liệu hết sức quý giá như ghi về việc trùng tu đền, các thần thờ...Ngay từ đầu vào chúng ta đã thấy những khung gỗ bên trong chụp lại hán tự trên bia. Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu q để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt.

Đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng. Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ. Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của đền, thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Đền Bạch Mã hiện có 17 bức hồng phi nội dung chủ yếu ca ngợi sự linh thiêng, uy nghiêm của thần Long Đỗ. Đa số các bức hoàng phi đều do đệ tử tiến cúng và không rõ năm chế tác. Bức hồnh phi chỉ ẽo vị trí ngơi đền trong tâm thức tín ngưỡng Thăng Long “ Đơng Trấn Chính Từ”

được làm năm 1935 thời vua Bảo Đại được trang trí đẹp nhất, được treo trang trọng trong gian thượng điện Thờ Thần Bạch Mã. Đáng chú ý trong số hồnh phi ở đền có 2 bức do các quan lại cao cấp Trung Quốc cung tiến. Bức “ Duy Lập Trụ Tôn” do Đốc Biện quân vụ, đề đốc Quảng Tây Phùng Tử Tài kính đề năm 1869. Bức “ Vĩnh hoài ân trạch” do Trấn uy tướng quân Tráng Dũng Ba và Vi Lỗ Trần Đắc Q kính dâng. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ . Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, cịn có tượng Phật và một đơi hạc, đơi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm. Tất cả những dấu tích cịn lưu lại thể hiện tư tưởng tam giáo đồng tôn của nhân dân ta.

Du khách hỏi: Tại sao đôi phỗng này bụng rất to, mà trông giống nữ giới như thê? HDV trả lời: Theo người quản đền ở đây nói thì đơi phỗng này do người Chiêm tặng, thế nên họ tạc phỗng có cái bụng như thế. Mà phỗng trong quan niệm dân gian chỉ có thằng phỗng, ơng phỗng chứ khơng có bà phỗng. Hình dáng như vậy là do ảnh hưởng của văn hóa Chiêm thành.

Lễ hội đền hằng năm vào tháng hai âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xu. Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Điểm tiếp theo trong tour tham quan ngày hôm nay là Chợ Đông Xuân, chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm khu chợ nổi tiếng xứ Bắc kì này. Quý khách chú ý đi theo sự chỉ dẫn của tơi vì các con phố trong khu này rất đông xe cộ qua lại. Tôi sẽ cung cấp cho quý khách một số thông tin về những con phố mà chúng ta đi qua.

Phố Hàng Đường

Hàng Đường là một phố nằm trên con đê cũ chạy qua đất thôn Đông Hoa Nội Tự và Vĩnh Thái, tổng Hậu Túc. Quãng giữa phố giáp với phố Hàng Cá là dịng sơng

Tơ Lịch cũ, có chiếc cầu xây bắc ngang qua, gọi là Cầu Đông Hàng Đường. Đến khi sơng bị lấp, cầu cũng khơng cịn, nhưng tên cũ Cầu Đông vẫn tồn tại. Tương truyền cạnh Cầu Đơng có một pho tượng đá ngồi lộ thiên, miệng tủm tỉm cười, nên có tên là Tiểu Phật, nay khơng cịn. Một ngơi chợ họp ở cạnh cầu gọi là chợ Cầu Đơng. Chợ đó, vào khoảng năm 1900, do mở mang đường phố ở khu vực này, đi đến chỗ bãi đất trống trước cổng đền Huyền Thiên bên Hàng Khoai và gọi là chợ Đồng Xuân.

Hàng Đường là một phố cũ của kinh thành Thăng Long, từ thời Hậu Lê qua thời Nguyễn, phố này vẫn chuyên bán các sản phẩm đường mật và làm kẹo bánh. Trong những năm của hai thập niên đầu thế kỷ XX, Hàng Đường khơng có mấy thay đổi, một đường phố buôn bán của người Việt nam sinh hoạt lúc bấy giờ vẫn giữ tập quán cũ, vả chăng đường bánh kẹo sản xuất theo lối thủ công cổ truyền nên khách hàng chủ yếu là người trong nước, yêu cầu về kỹ thuật sản xuất và bn bán cũng khiêm tốn ít thúc đẩy việc đổi mới.

Những năm sau 1930 trở đi, việc buôn bán theo đà phát triển chung của nền kinh tế trong nước, Hàng Đường cũng có sự chuyển biến. Nhiều cửa hàng bán đường mở

Một phần của tài liệu Bài thuyết minh: Phố Cổ Hà Nội (Trang 46 - 60)