CHƯƠNG 2 KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
2.2. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm (UT)
2.2.10. Báo cáo kết quả kiểm tra
Người kiểm tra sẽ có một bản báo cáo kết quả kiểm tra siêu âm và được lưu giữ lại trong hồ sơ cho chất lượng sản phẩm. Bản báo cáo phải bao gồm những thông tin được yêu cầu trong tiêu chuẩn áp dụng. Thêm vào đó, kết quả ghi nhận của những vùng được sửa chữa sẽ được đánh dấu, ghi chép và kiểm tra lại.
Kiểm tra đáy của các loại mối nối a. Mối hàn nối chữ V với nệm EB
Hình106– Quét giọt đáy mối hàn có chêm EB
101
Hình107– Dùng đầu dị thẳng để quét mối hàn không ngấu tại đỉnh chêm EB
b. Mối hàn chữ V với nệm lót
c. Đáy của mối hàn chữ X
d. Tính tốn các khoảng cách liên quan đến đầu dị góc - 1/2 bước quét (Half Skip)
102
- Chiều dài đường đi của chùm tia siêu âm (Beam Path Length):
Hình 108 định nghĩa 1/2 bước quét (HSD), một bước quét (FSD), 1/2 chiều dài đường truyền của chùm tia siêu âm (HSBPL) và chiều dài đường truyền của chùm tia siêu âm (FSBPL) đối với đầu dị góc của góc khúc xạ.
Khoảng cách AB = 1/2 bước quét (HSD). Khoảng cách AC = một bước quét (FSD).
Khoảng cách AD = 1/2 chiều dài đường truyền của chùm tia siêu âm (HSBPL).
Khoảng cách AD + DC = Chiều dài tổng đường truyền của chùm tia siêu âm (FSBPL).
Hình 108 Những khoảng cách bước quét và chiều dài đường truyền của chùm tia siêu âm đối với một đầu dị góc
Các hệ thức dùng để tính HSD, FSD, HSBPL và FSBPL với một mẫu có bề dày t biết trước : HSD = t x tanθ FSD = 2t x tanθ HSBPL = t/cosθ FSBPL = 2t/cosθ