CHƯƠNG 2 KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
2.2. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm (UT)
2.2.9 Đánh giá các bất liên tục theo những yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy
và quy phạm
Sau khi những công việc kiểm tra theo quy trình đã được hồn thành và đã xác định được loại khuyết tật, kích thước và vị trí của chúng, vấn đề tiếp theo là xử lý khuyết tật này như thế nào. Những khuyết tật nguy hiểm nhất gây ra sự suy giảm về độ bền khà những khuyết tật dạng phẳng như nứt, không ngấu và những khuyết tật dạng khối thì ít nguy hiểm hơn. Vấn đề kích thước cũng là một điều đáng lưu ý. Kích thước theo chiều dày (chiều cao của khuyết tật) quan trong hơn chiều dài của nó, và khuyết tật nằm trên bề mặt nguy hiểm hơn khuyết tật nằm bên dưới bề mặt của vật kiểm. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng dạng cơng trình và tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng mà khuyết tật phát hiện được đánh giá hay loại bỏ. Dưới đây tiêu chuẩn ASME section VIII được đưa ra như một ví dụ:
Tiêu chuẩn đánh giá mối hàn theo ASME section VIII
- Khuyết tật có biên độ xung phản hồi dưới 20% DAC thì được chấp nhận. - Đối với những khuyết tật có biên độ xung phản hồi trên 20% DAC, nếu là khuyết tật dạng nứt, không ngấu, không thấu thì loại bỏ và được ghi vào báo cáo.
100
- Nếu không phải là các dạng khuyết tật trên thì với những khuyết tật có biên độ xung phản hồi dưới 50% DAC là được chấp nhận và không cần ghi vào báo cáo. - Những khuyết tật có biên độ xung phản hồi trên 50% DAC và dưới 100% DAC thì được chấp nhận và được ghi vào báo cáo.
- Những khuyết tật có biên độ xung phản hồi trên 100% DAC đồng thời + Chiều dài nhỏ hơn chiều dài giới hạn thì được chấp nhận và ghi vào báo cáo + Chiều dài lớn hơn chiều dài giới hạn thì phải loại bỏ và ghi vào báo cáo. - Chiều dài giới hạn:
Bề dày vậtkiểm (T ) Chiều dài giớihạn
T ≤ 3/4 in. (18,75mm) 1/4 in. (6,25 mm) 3/4in. (18,75mm) < T ≤ 2¼ in. (56,25mm) 1/3 T
T > 2ẳ in. (56,25mm) ắ in. (18,75mm)