CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu tuân thủ theo các quy định trong quy chế hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học ban hành kèm theo quyết định số 5129/2002/QĐ-BYT ngày 19/12/2002 của bộ trưởng bộ Y tế. Những khía cạnh đạo đức chính liên quan đến quyền lợi của đối tượng nghiên cứu như sau:
+ Lợi ích, nguy cơ đối với đối tượng nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, các nạn nhân có đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn chọn nạn nhân sẽ được đưa vào nghiên cứu. Các nạn nhân đều được chẩn đốn và theo dõi theo quy trình thống nhất. Các xét nghiệm được thực hiện theo đúng chế độ và quy trình chun mơn.
+ Bảo mật thơng tin:
Tồn bộ các thơng tin cá nhân của nạn nhân được thu thập từ quá trình nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu này, khơng được sử dụng cho mục đích nào khác. Các thông tin cá nhân của nạn nhân sẽ được đảm bảo bí mật, khơng cơng bố tên của nạn nhân trên các bản công bố kết quả nghiên cứu (tạp chí khoa học, bài báo cáo hội nghị khoa học...).
- Nghiên cứu này không vi phạm y đức, bởi vì:
+ Nghiên cứu này chỉ đơn thuần là quan sát và mơ tả, khơng có can thiệp hay điều trị. Kỹ thuật đo dẫn truyền thần kinh, ghi điện cơ kim không xâm hại
đến nạn nhân, không gây biến chứng, không ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh lí chính cũng như sau này.
+ Nghiên cứu có sự đồng ý của nạn nhân: nạn nhân hoặc họ hàng của họ hoặc người đại diện hợp pháp sẽ được nghe giải thích về nghiên cứu này. Họ sẽ được thơng báo về mục đích, phương pháp, các nguy cơ có thể xảy ra và lợi ích của nghiên cứu.
+ Nạn nhân vẫn được điều trị, tư vấn, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu.
+ Tất cả thơng tin của nạn nhân trong nghiên cứu này sẽ được giữ bí mật. + Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện chất lượng về chuyên môn, nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng cho người bệnh.
+ Đề tài đã được thông qua Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Khoa học hình sự.