0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Bài thi bằng câu hỏi tự luận

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 31 -40 )

Tạm phân loại theo lý thuyết hai loại bài thi kể trên - bài thi nhận biết lịch sử và bài thi nhận thức lịch sử. Trên thực tế cĩ loại bài thi tổng hợp cả hai loại bài thi nêu trên, thường gọi là bài thi bằng câu hỏi tự luận.

Loại bài thi này khơng chỉ địi hỏi học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà cịn địi hỏi thí sinh thể hiện trình độ lập luận, trình bày, diễn đạt (bằng viết và bằng nĩi).

Cĩ nhiều dạng bài thi theo câu hỏi tự luận:

Thứ nhất, Câu hỏi thơng th ường cĩ thể trả lời tự do, như đề thi:“Từ năm 1940

đến tháng 3-1945, Nhật và Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị gì để lừa bịp

nhân dân ta ? Cĩ gì giống và khác nhau trong mục đích của chúng ?”.

Đề thi này địi hỏi học sinh phải nêu rõ những thủ đoạn về chính trị của Nhật, Pháp (gần như một loại trình bày các sự kiện cơ bản, được lựa chọn theo chủ đề), rồi phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau của chúng (thể hiện trìnhđộ nhận thức lịch sử).

Cĩ thể nêu lên mấy ý chính sau: - Thủ đoạn chính trị của Nhật:

+ Tập hợp những phần tử bất mãn với Pháp, thân Nhật, lập ra các đảng phái thân Nhật, ráo riết chuẩn bị nặn ra một chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. + Tung ra các luận điệu lừa bịp về cái gọi l à “khu vực thịnh vượng chung Đại Đơng Á”, xuất bản sách học tiếng Nhật... nhằm gạt dần ảnh h ưởng của Pháp trong nhân dân Đơng Dương.

+ Những thủ đoạn trên vừa để che đậy những h ành vi cướp bĩc thâm độc và âm mưu xâm lược nước ta, vừa tạo ra chỗ dựa khi nhảy l ên độc chiếm Đơng Dương.

- Thủ đoạn chính trị của Pháp:

+ Thi hành chính sách hai mặt: Một mặt đàn áp, khủng bố, bắt bớ các chiến sĩ cách mạng..., mặt khác đưa ra nhiều thủ đoạn lừa bịp làm cho nhân dân ta lầm tưởng

chúng là bạn, chứ khơng phải là thù (một số người Việt Nam cĩ bằng cấp cao đ ược làm chức chủ sự, mở thêm một số trường Cao đẳng, lập Đơng D ương học xá, nêu các khẩu hiệu “cách mạng quốc gia”, “Pháp - Việt phục hưng”...).

+ Những thủ đoạn của Pháp vừa nhằm củng cố địa vị thống trị của chúng ở Đơng Dương, vừa đối phĩ với hai thế lực đang uy hiếp và sẵn sàng đánh đố chúng (phát xít Nhật và cách mạng Đơng Dương).

- Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau trong mục đích của thực dân

Pháp và phát xít Nhật khi thực dân Pháp thực hiện các thủ đoạn chính trị.

+ Giống nhau: Các thủ đoạn của cả Pháp và Nhật đều nhằm che đậy hành vi

cướp bĩc, áp bức của chúng đối với nhân dân ta, lừa bịp dân ta - tưởng chúng là bạn chứ khơng phải là thù.

+ Khác nhau: Thủ đoạn chính trị của Pháp nhằm củng cố ách thống trị đã cĩ của chúng ở Đơng D ương. Cịn thủ đoạn chính trị của Nhật lại nhằm tạo ra chỗ dựa (đặt cơ sở) cho việc cai trị (độc chiếm) Đơng D ương.

Dẫn thêm một đề thi về lịch sử thế giới thuộc loại câu hỏi thơng th ường cĩ thể trả lời tự do: “Mục đích và những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Nêu một dẫn chứng về vai trị của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao l ưu, hợp tác giữa các thành viên”.

Đề thi địi hỏi học sinh phải cĩ những kiến thức thơng th ường (phổ thơng, được trình bày trong sách giáo khoa), đồng thời phải cĩ thêm một số kiến thức khác đ ược thu nhận khơng chỉ trong sách giáo khoa m à qua các phương tiện thơng tin đại chúng phổ cập (báo chí, truyền hình, phát thanh) để trình bày và phân tích sự kiện theo chủ đề.

Học sinh cầnnắm vững các ý khi làm bài: Mục đích của Liên hợp quốc:

+ Duy trì hịa bình và an ninh thế giới.

+ Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các n ước trên cơ sở tơn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.

- Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc:

+ Quyền bìnhđẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; + Tơn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các n ước; + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình.

+ Nguyên tắc nhất trí giữa 5 c ường quốc Liên Xơ (Nga), Mỹ , Anh, Pháp, Trung Quốc- Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa)

+ Liên hợp quốc khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của bất cừ nước nào. (học sinh cĩ thể phân tích những mặt tích cực nh ư hạn chế của 5 nguyên tắc trên và nêu rõ trong điều kiệu nào 5 nguyên tắc trên được xác lập).

- Dẫn chứng về vai trị của Liên hợp quốc:

Ở đây chủ yếu nĩi về vai trị của Liên hợp quốc trong đời sống chính trị quốc tế, nêu một vài dẫn chứng cụ thể về vai trị này. Tuy nhiên, trước khi dẫn chứng một sự kiện cũng cần nĩi qua về vai trị của Liên hợp quốc là:

+ Giữ gìn hịa bình, an ninh quốc tế.

+ Gĩp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực.

+ Phát triển các mối quan hệ giao l ưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hĩa giữa các nước thành viên.

Về dẫn chứng, cĩ nhiều sự kiện nĩi về vai trị của Liên hợp quốc trong đời sống quốc tế, như viên trợ giải quyết nạn đĩi ở châu Phi; giải quyết vấn đề Đơng Timo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 - đầu 90 của thế kỷ XX... Cĩ thể liên hệ một ít về sự giúp đỡ của các tổ chức Liên hợp quốc (như UNESCO - Tổ chức văn hĩa-khoa học- giáo dục Liên hợp quốc, UNICEF- Quỹ nhi đồng quốc tế, ƯHO - Tổ chức y tế thế giới...). Những kiến thức này khơng cĩ trong sách giáo khoa, song học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi phải nắm, qua các nguồn thơng tin khác nhau.

Thứ hai, đề thi cĩ câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đãđược xác định, hoặc

bình luận, chứng minh câu nĩi nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những

quan điểm, bằng các sự kiện.

Loại đề thi này tương đối khĩ vì khơng chỉ phải hiểu đúng câu nĩi của nhân vật, một nhận định, đánh giá, mà cịn phải sử dụng những sự kiện cụ thể, chính xác để chứng minh.

Ví như, đề thi:“Dựa vào câu nĩi của Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào cơng nhân và phong trào yêu nư ớc đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đơng Dương vào đầu năm 1930 (Toàn tập, tập 10) để trình bày về sự kết hợp của ba yếu tố trên trong quá trình thành lập Đảng”.

Trước hết, học sinh phải hiểu rõđề thi, đây khơng phải là bài bình luận về câu nĩi của Hồ Chí Minh, hoặc dùng một số sự kiện để chứng minh rằng câu nĩi trên là đúng, mà phải trình bày một số sự kiện lịch sử - quá trình thành lập Đảng Cộng sản Đơng Dương - Dựa vào câu nĩi trên như một định hướng, một cơ sở lý luận và thực tiễn. Đồng thời, vấn đề đặt ra trong đề thi khơng phải chủ yếu trình bày về ba yếu tố thành lập Đảng, mà tập trung nêu rõ sự kết hợp của phong tr ào yêu nước, phong trào

cơng nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Dĩ nhiên sự hiểu biết

về nội dung của ba nhân tố này cũng như quá trình thành lập Đảng Cộng sản Đơng Dương (Việt Nam) là cần thiết đề giải quyết vấn đề trọng tâm của đề thi – sự kết hợp của ba nhân tố trong quá trình thành lập Đảng.

Về mặt lý luận, học sinh cũng cần hiểu rằng, quy luật phổ biến của việc thành lập Đảng Cộng sản ở các n ước phương Tây là sự kết hợp của phong trào cơng nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi vì, hầu hết các nước phương Tây đều là những nước tư bản chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng quan trọng, trực tiếp của giai cấp cơng nhân v à nhân dân lao động ở các nước này là xĩa bỏ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.. Cịn ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa và phụ thuộc khác, nhân dân phải đấu tranh xĩa bỏ chế độ thực dân, phong kiến tay sai, theo con đ ường cách mạng vơ sản, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân rồi chuyển dần sang chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc, các tầng lớp nhân dân y êu nước đã cùng

nhau đấu tranh chống chế độ thực dân, d ưới sự lãnhđạo của giai cấp cơng nhân, đ ược chỉ đạo bởi chủ nghĩa Mác - Lênin.

Khi nhận thức về điều này, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, cũng nh ư các nước thuộc địa và phụ thuộc khá khácở phương Đơng. Vì vậy, sự kết hợp ba yêu tố - phong trào yêu nước, phong trào cơng nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin là phù hợp với thực tế lịch sử khách quan, nên đưa đến thắng lợi (cĩ thể hiểu biết thêm rằng, sự nhận thức hiện thực lịch sử khách quan ở Việt Nam và các nước thuộc địa và phụ thuộc khác khơng chỉ thể hiện ở Việt Nam và các nước thuộc và phụ thuộc khác khơng chỉ thể hiện ở việc thành lập Đảng mà cịn ở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong cách mạng giải phĩng dân tộc và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ví như, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đ ược tiến hành theo cách mạng vơ sản, học tập kinh nghiệm Cách mạng tháng M ười Nga 1917, song Cách mạng tháng Tám 1945 khơng l àm như cách mạng tháng Mười Nga, mà mục tiêu cụ thể, trước mắt là hồn thành cách mạng giải phĩng dân tộc - lật độ chế độ thống trị của thực dân và tay sai, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ nhân dân để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Cũng do nhận thức đúng tình hình thực tế của xã hội thuộc địa, truyền thống đoàn kết, yêu nước của các tầng lớp nhân dân nà Đảng ta đã chủ trương và thực hiện cĩ kết quả chiến l ược đoàn kết dân tộc theo tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh).

Sau khi nhận thức về mặt lý luận, lịch sử vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản, học sinh lần lượttìm hiểu:

+ Phong trào yêu nư ớc chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. + Phong trào đ ấu tranh của cơng nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 1919-1929.

+ Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc cĩ cơng lao to lớn.

Về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cĩ thể n êu các giai đoạn : - Năm 1911-1920: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đườngcứu nước và xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

- Năm 1920-1929: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về t ư tưởng, tổ chức, cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị thành lập Đảng (3 đến 7-2-1930) được xem như Đại hội thành lập Đảng và các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thơng qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Những đơn vị kiến thức nêu trên là cơ sở để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề thi, chứ khơng phải dàn ý để làm bài; bởi vì, chủ đề ở đây là sự kết hợp của ba nhân tố - phong trào yêu nước, phong trào cơng nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình thành lập Đảng.

Vì khơng phải là vạch ra một đề cương “mẫu” nên ở đây chúng tơi chỉ gợi ý một số cách thức cấu tạo bàiđể học sinh trao đổi và tìmđáp án tốt nhất.

Cách thứ nhất: Trình bày về phong trào yêu nước, phong trào cơng nhân và qua trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, sau đĩ kết luận ba nhân tố ấy đ ược kết hợp để ra đời Đảng Cộng sản. (Cách này cĩ thể quá sa vào việc trình bày ba nhân tố mà nhẹ về việc kết hợp ba nhân tố trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam).

Cách thứ hai: Trình bày các giai đoạn trong quá trình thành lập Đảng. Ở mỗi giai đoạn, trình bày phong trào yêu nước, phong trào cơng nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. (Cách trình bày như vậy cĩ thể rõ ràng hơn cách trình bày thứ nhất, vìđã kết hợp nêu các nhân tố qua các giai đoạn của quá trình thành lập Đảng, song cĩ thể sa vào việc nêu quá nhiều chi tiết nội dung của mỗi giai đoạn và như vậysẽ hơi xa đề).

Cách thứ ba: Mở đầu, trình bày về quy luật chung của việc thành lập một Đảng Cộng sản, và đặc điểm của quá trình nàyở Việt Nam và các nước thuộc địa, phụ thuộc khác (trình bày ngắn gọn, khơng quá nữa trang giấy thi).

Tiếp đĩ, ở từng giai đoạn của quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhân tố này đã diễn ra như thế nào trong sự kết hợp với nhau ngày càng chặt chẽ, đi đến việc thành lập Đảng. (Cách này bám sát chủ đề hơn, song tránh tình trạng lý luận chung chung, hoặc trình bày sự kiện rời rạc, khơng n êu được sự kết hợp của ba nhân tố trong quá trình thành lập Đảng).

Như vậy, loại đề thi này tương đối khĩ, vì khơng phải giải thích, bình luận một lời nĩi, một nhận định mà dựa vào đĩ để trình bày một vấn đề đặt ra. Cũng cĩ trường hợp đề thi địi hỏi phải dùng sự kiện lịch sử để bác bỏ một ý kiến sai trái. Ví nh ư,

“Bằng những sự kiện lịch sử để chứng minh quan điểm cho rằng: Cách mạng tháng

Tám 1945 ở Việt Nam là sự ăn may là hồn tồn sai”.

Vềloại bài thi bằng câu hỏi tự luận, thường gặp trong các kỳ thi bộ mơn Lịch

sử, đặc biệt thi học sinh giỏi quốc gia, chúng tơi l ưuý một số điểm:

a/ Trước hết, cần nắm vững các kiến thức c ơ bản: Kiến thức cơ bản khơng chỉ

là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên lý, quy luật, những kết luận khái quát, phương pháp, k ỹ năng. Vì vậy, lựa chọn những kiến thức n ào là điều phải suy nghĩ. Nguồn tiếp cận kiến thức là sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, các tài liệu tham khảo trong sách báo và cuộc sống.

b/ Cần hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm một cách tường

tận, cĩ khả năng ứng phĩ đ ược các loại câu hỏi, bài tập; nếu khơng làm chủ được kiến thức thì hạn chế nhiều khả năng đĩ.

c/ Hiểu câu hỏi và cách giải quyết câu hỏi theo các bước sau:

- Hiểu kỹ đề bài, đây là cơng việc đầu tiên, nhất thiết phải làm, phải dành thời

gian thích đáng (10-15 phút) để đọc và hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề là những vấn đề gì ? Phải đọc kỹ đề, gạch ở tờ giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng.

Từ đĩ tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm. Trên tờ giấy nháp được ghi cả

những hiểu biết của mình cĩ liên quan đến những vấn đề đãđược xác định, song ch ưa cần diễn đạt một cách cụ thể. Trong những kiến thức ghi ra trong giấy nháp, cần lựa

chọn và sắp xếp những ý quan trọng nhất cần đ ược giải quyết, từ đĩ tìm ra sợi chỉ

chính xuyên qua tồn bộ bài làm của mình, nghĩa là những ý chủ đạo sẽ được trình

bày kỹ ở phần chính của bài. Vì vậy, cần sắp xếp các ý chính theo trình tự thời gian và tầm quan trọng để lý giải vấn đề đ ược đặt ra.

d/ Thảo ra một dàn bài gồm các phần chủ yếu (đối với bất cứ bài học, bài làm nào).

- Phần mở đầu. - Phần thân bài.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 31 -40 )

×