0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Bài thi nhận thức lịch sử

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 25 -31 )

Việc phân chia hai loại bài thi - nhận biết lịch sử và nhận thức lịch sử - chỉ là tương đối, bởi vì trong bài thi nhận biết lịch sử, học sinh đã thể hiện việc hiểu rõ, khá sâu sắc sự kiện, đồng thời khi làm bài thi về nhận thức lịch sử, phải dựa tr ên cơ sở biết chính xác một số sự kiện cơ bản.

Trước hết cần hiểu rằng, bài thi nhận thức lịch sử địi hỏi học sinh phải cĩ: -Năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra.

- Trình độ tư duy cao (theo trình độ, yêu cầu học tập), khả năng lập luận, lý giải vấn đề.

Loại bài thi này thường cĩ nội dung khĩ h ơn (theo trình độ, yêu cầu của việc thi) các loại đề thi về nhận thức lịch sử, nên thí sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống.

Bài thi nhận thức lịch sử theo một chủ đề nhất định (vấn đề được đặt dưới dạng câu hỏi mà học sinh cần giải đáp). Cĩ mấy loại bài thi thường gặp như sau:

1. Đề thi xác định, phân tích tích chất của sự kiện lịch sử (tiến bộ hay phản động; ý nghĩa, tác dụng, ảnh h ưởng, thể hiện bản chất của giai cấp nào).

Ví dụ đề thi: “Trình bày nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga

Xơ viết, được thực hiện sau khi nội chiến kết thúc”.

Để làm bài thi này, thí sinh cần nắm vững các vấn đề c ơ bản sau đây :

- Trong bối cảnh lịch sử nào, Đảng Cộng sản Nga quyết định chuyển chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới ? (Nội chiến và sự can thiệp của các nước đế quốc vào nước Nga xơ viết đã kết thúc. Tình hình kinh tế, xã hội của đất nước gặp rất nhiều khĩ khăn, và hậu quả chiến tranh, sự phá hoại của kẻ thù trong và ngồi nước; chính sách cộng sản thời chiến khơng cịn phù hợp. Học sinh cĩ thể nêu một số điểm về chính sách cộng sản thời chiến : hoàn cảnh ra đời, nội dung, tác dụng và vì sao bây giờ khơng cịn phù hợp).

- Những nội dung chủ yếu của NEP (cĩ thể đối chiếu với chính sách cộng sản thời chiến):

+ Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế l ương thực. + Tự do mua bán ở thị trường.

+ Cho phép tư nhân đư ợc thuê hoặc được xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 cơng nhân) do nh à nước kiểm sốt.

+ Cho tư bản nước ngồi đầu tư để thu nhận nguồn vốn, kỹ thuật cho sản xuất.

+ Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: cơng nghiệp, ngân hàng. - Phân tích, nêu các điểm sau :

+ Thực chất của NEP ? (Lênin chỉ rõ : “Thực chất của chính sách kinh tế mới là sự liên minh của giai cấp vơ sản với nơng dân, là sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vơ sản với quảng đại quần chúng nơng dân”.

+ Tác dụng của chính sách NEP đối với nước Nga (sau đĩ là Liên Xơ) như thế nào ? (gĩp phần khơi phục nền kinh tế quốc dân – bắt đầu từ nơng nghiệp. Đây là

khâu quan trọng để làm cho lực lượng sản xuất phát triển, phục vụ cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu cĩ thể phân tích thêm tác dụng của chính sách thuế l ương thực : nơng dân phấn khởi sản xuất, nâng cao nâng suất lao động, l àm cho nơng nghiệp phục hồi nhanh chĩng; gĩp phần phát triển sản xuất cơng nghiệp, nhất l à cơng nghiệp nặng; củng cố khối liên minh cơng nơng....)

NEP là đặc trưng cho tồn bộ thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa t ư bản lên chủ nghĩa

xã hội.

- Những bài học của NEP đối với cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Những bài học kinh nghiệm này được thể hiện trong việc

đổi mới đất nước như thế nào ? (phần này cĩ mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Khi làm bài thi về NEP, học sinh liên hệ với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam. Khi làm bài thi về lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cả n ước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong nghiệp đổi mới,học sinh lại liên hệ với thời kỳ NEP).

Để làm loại bài thi này, thí sinh cần:

- Ghi những kiến thức cơ bản (sự kiện, nhân vật, nhân danh, địa danh...) cĩ liên quan để dùng vào bài làm.

- Phân tích các sự kiện lịch sử để làm rõ chủ đề được đặt ra. - Liên hệ các kiến thức quá khứ với hiện tại.

2. Đề thi về xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử địi hỏihọc sinh nhận thức tính hệ thống, tác động qua lại giữa các sự kiện của một quá trình lịch sử.

Ví như, đề thi:“Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện chủ yếu từ khi Nguyễn Ái Quốc về nước (1941) trực tiếp lãnhđạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách

mạng tháng Tám thành cơng và giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện n ày”.

Học sinh thoạt đầu cảm thấy d ường như đề thi này giống với loại đề thi hệ thống hĩa kiến thức cơ bản đã trình bày trên. Suy nghĩ kỹ, học sinh nhận thấy hai loại đề thi cĩ điểm giống nhau về xác định kiến thức, song loại đề sau khơng chỉ đ ịi hỏi phải ghi nhớ các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian mà quan trọng hơn là phải lý giải mối quan hệ giữa các sự kiện đ ược lựa chọn.

Ở đề thi này, trong thời gian từ tháng 2-1941 đến tháng 8-1945, chúng ta phải nêu các sự kiện quan trọng cĩ mối quan hệ nhân quả với nhau:

+ Tháng 2-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về n ước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đơng D ương lần thứ 8 (ngày 10 đến 19-5) tại Pác Bĩ. Tầm quan trọng đặc biệt của Hội nghị này là gì ? Nĩ cĩ tác động quyết định như thế nào trong việc vận động tồn đảng, tồn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

+ Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập (19-5-1941) theo chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhằm mục đích gì ? cĩ tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị lực lượng cho cách mạng thành cơng ?.

+ Việc xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là việcthành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phĩng quân (22-12-1944) cĩ liên quan gì đến việc thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn ?.

+ Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) và cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa.

(Ở đây chỉ gợi một số sự kiện c ơ bản, diễn ra theo tiến trình lịch sử và cĩ quan hệ nhân quả với nhau. Học sinh cĩ thể tìm thêm ở một số tư liệu khác, cĩ tính tiêu biểu, quan trọng, chứ khơng liệt k ê; điều quan trọng là lý giải cho được mối quan hệ giữa các sự kiện này).

Loại đề thi này cĩ thể bao quát một phạm vi rộng h ơn: các sự kiện chủ yếu diễn ra, cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau khơng chỉ trong một n ước mà cả trong một khu vực hoặc trên thế giới. Ví như : “Trình bày các sự kiện xảy ra trên thế giới cĩ liên quan đến việc Đảng Cộng sản Đơng D ương nhận biết thời cơ và quyết tâm thực hiện trong

Cách mạng tháng Tám 1945”. (Nêu những sự kiện về chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt, quân phiệt Nhật bại trận, đầu hàng, những thỏa thuận của Đồng minh đối với Đơng Dương và sự nhận thức thời cơ, quyết tâm thực hiện khi cĩ thời c ơ, để đưa cách mạng tháng Tám 1945 đến thành cơng).

3. Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử, địi hỏi học sinh phải hiểu rõ q trình phát triển liên tục, thống nhất, tính phong phú, đa dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Khi làm loại đề thi này, học sinh nắm vững các vấn đề cĩ tính quy luật trong sự phát triển lịch sử là sự tiếp nối logic giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Sự kiện xảy ra trước tác động đến sự ra đời và phát triển của sự kiện tiếp sau, chúng cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau. Cứ thế lịch sử phát triển trên cơ sở kế thừa, hợp quy luật, song khơng phải là sự lập lại nguyên si, máy mĩc, mà cĩ sự phát triển sáng tạo đi l ên. Đây là sự lặp lại trên cơ sở khơng lặp lại.

Về cơ bản loại đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện trong quá trình lịch sử cũng giống như loại đề thi về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, song nĩ tập trung hơn vào một sự kiện chính; nĩ nâng cao h ơn về mặt khái quát - lý luận.

Ví như, đề thi: “Qua trình bày những sự kiện chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930-1931, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 và cuộc vận động giải phĩng dân tộc năm 1939-1945, nêu rõ các cuộc đấu tranh này dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945”.

Yêu cầu của đề thi khơng địi hỏi học sinh phải trình bày diễn biến cụ thể của mỗi phong trào cách mạng; điều chủ yếu ở đây là từ trong mỗi phong trào cách mạng, những sự kiện này trở thành bài học, kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh sau và gĩp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

Đề thi này cĩ thể diễn đạt dưới hai hình thức cơ bản sau: - Viết tự luận.

- Lập bảng hệ thống kiến thức (như trình bày ở trên)

- Bối cảnh lịch sử diễn ra ở mỗi phong trào cách mạng:

+ Phong trào cách mạng 1930-1931 nổ ra trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tácđộng nặng nề đến nền kinh tế Đơng D ương (dẫn một vài sự kiện cụ thể, khi làm bài tự luận).

+ Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 diễn ra khi chủ nghĩa phát xít ra đời,

cầm quyền ở Đức, Nhật Bản, Italia; các thế lực phát xít cũng phát triển ở một số n ước, liên kết với nhau thành một khối. Nguy cơ chiến tranh đe dọa. Trong tình hình ấy, Quốc tế Cộng sản, tại Đại hội lần 7 (tháng 7-1935) đã cĩ những chủ trương đúng (những chủ trương gì, nhấn mạnh việc xây dựng Mặt trận thống nhất chống đế quốc).

+ Cuộc vận động giải phĩng dân tộc 1939-1945 diễn ra trong điều kiện Chiến

tranh thế giới thứ hai.

- Những chủ trương, đường lối của Đảng trong mỗi phong trào cách mạng :

+ Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng Cộng sản Việt Nam mới

thành lập đã đảm nhận việc tổ chức và lãnh đạo những cuộc đấu tranh của cơng nhân, nơng dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

+ Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, Đảng nhận định kẻ thù cụ thể

trước mắt của nhân dân Đơng D ương khơng phải là thực dân Pháp nĩi chung mà bọn phản động Pháp và tay sai và thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đơng D ương (đến tháng 3-1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đơng D ương).

+ Trong cuộc vận động giải phĩng dân tộc 1939-1945, Hội nghị Trung ương

Đảng lần thứ 8 chủ tr ương chuyển hướng về chỉ đạo chiến l ược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phĩng dân tộc, tăng c ường Mặt trận dân tộc thống nhất, chuẩn bị lực lượng tiến tới cách mạng th ắng lợi.

- Kết quả đấu tranh:

+ Trong phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào đấu tranh của cơng

nhân, nơng dân nổ ra ở nhiều địa phương trong nước; phong trào phát triển cao nhất ở Xơ viết Nghệ Tĩnh với việc thành lập chính quyền Xơ viết (nêu những thành tựu).

+ Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, đấu tranh địi tự do dân chủ (nêu

một vài sự kiện chủ yếu, như triệu tập Đơng Dương đại hội (8-1936), đĩn Gađa, mit tinh (cuộc mít tinh 1-5-1938), báo chí hoạt động cơng khai...)

+ Trong cuộc vận động giải phĩng dân tộc 1939-1945, Mặt trận Việt Minh

và các Hội Cứu quốc được thành lập, phát triển tạo nên lực lượng chính trị của quần chúng; xây dựng lực lượng vũ trang (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phĩng quân), cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

- Những bài học kinh nghiệm:

+ Nếu đề thi là lập bảng hệ thống kiến thức thì chỉ cần nêu một số điểm cụ thể, như sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên định về đường lối chiến lược, linh hoạt trong chỉ đạo cụ thể, phù hợp với điều kiện, bối cảnh lịch sử. Qua nội dung các cột (mục) trong bảng hệ thống kiến thức cần l àm cho người đọc nhận thấy những điều này cĩ tính khái quát.

+ Nếu đề thi là bài tự luận thì những vấn đề tổng kết nêu trên cần được trình bày cụ thể, rõ ràng, song khơng lặp lại sự kiện đã nêu. Bài viết cĩ tính chất khái quát và nhấn mạnh, trong ba phong trào cách mạng từ năm 1930-1945, sự lãnh đạo của Đảng được giữ vững, việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và phát huy sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân đ ược phát triển sáng tạo; tính nguyên tắc thực hiện mục tiêu cách mạng kết hợp với sự linh hoạt trong chỉ đạo cách mạng từng thời kỳ cụ thể. Tất cả những yếu tố ấy được kế thừa, phát huy, đ ưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

4. Đề thi về tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại

hay một xã hội nĩi chung địi hỏi học sinh phải nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng để đốn định sự phát triển t ương lai của một sự kiện lịch sử tr ên cơ sở hiểu rõ quá khứ và hiện tại.

Ví như, đề thi: “Sau khi từ Thụy Sĩ về Pê-tơ-rơ-grát, Lê-nin vạch rõ nhiệm vụ

chủ yếu của cách mạng Nga lúc này là chuyển từ cách mạng dân chủ t ư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng phương pháp hịa bình. Căn cứ vào đâu Lê-nin đề ra chủ trương và phương pháp như v ậy, và cĩ thể thực hiện được khơng ?”.

Đọc đề, học sinh cần làm rõ hiện trạng cách mạng Nga lúc bấy giờ (sau Cách mạng tháng Hai 1917) như thế nào và khả năng phát triển ra sao ? Từ đĩ phân tích chủ trương của Lê-nin là đúng và cĩ thể thực hiện được.

Để là được đề này, học sinh nắm các ý cơ bản sau:

- Sau Cách mạng tháng Hai 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi trên phạm vi cả nước.

- Chính quyền thuộc về giai cấp tư sản, tiếp tục cuộc chiến tranh đến “thắng lợi hồn tồn và triệt để đối với kẻ thù”; về vấn đề ruộng đất chỉ chủ tr ương chuộc lại một phần ruộng đất của địa chủ, khơng quan tâm giải quyết những địi hỏi cấp bách của quần chúng về hịa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì.

- Phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sơi nổi.

- Trong tình hình như vậy, cách mạng sẽ tiến l ên như thế nào ? Trong báo cáo “Nhiệm vụ của giai cấp vơ sản trong cuộc cách mạng hiện nay”, sau n ày thường gọi là “Luận cương tháng Tư”, V.I. Lênin đã đề ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đĩ là yêu cầu khách quan về khả năng phát triển của cách mạng Nga lúc bấy giờ. Điều này cĩ thể thực hiện được, vì đơng đảo quần chúng cĩ tinh thần cách mạng, tập hợp d ưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng (Bơn- sê-vich Nga). Nhưng trong tình hình trước mắt cĩ thể tiến hành phương pháp đấu tranh hịa bình theo khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xơ viết”.

5. Đề thi về tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và rút ra bài học kinh nghiệm lịch

sử đối với ngày nay. Đề thi này thường gặp với nhiều dạng khác nhau.

- Một đề thi độc lập, ngắn, nh ư “Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười

Nga” như thế nào ? (Thí sinh mở đầu một đơi câu về Cách mạng tháng M ười Nga đã

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 25 -31 )

×