.5 Tỷ giá và dollar-index từ 1/2012 đến 5/2015

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc đồng nai up (Trang 45)

Tổng quan, giai đoạn 2012-2014 đánh dấu sự ổn định của thị trường ngoại hối và 2 lần điều chỉnh tỷ giá. Sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá đi vào ổn định và dao động xung quanh mức giá bình quân liên ngân hàng. Quãng thời gian ổn định của tỷ giá

khá dài và thu hẹp dần. Cụ thể, nền giá 20.803+/-1% được duy trì từ cuối năm 2011 đến cuối tháng 6/2013, kéo dài trong hơn 18 tháng. Nền giá 21.036+/-1% kéo dài 12 tháng từ tháng 7/2013 đến cuối tháng 6/2014; Nền giá 21.246+/-1% kéo dài 6 tháng từ cuối tháng 6/2014 đến đầu năm 2015.

Sự ổn định kéo dài của các nền giá thời gian đầu được hỗ trợ tích cực khơng chỉ bởi định hướng kiểm sốt “đơla hóa” và “vàng hóa” của NHNN, mà cịn được hỗ trợ tích cực bởi sự ổn định của giá trị đồng USD trên thế giới. Hình Dollar-Index cho thấy rõ ảnh hưởng đáng kể của sự gia tăng về giá trị của đồng USD kể từ nửa cuối năm 2014 khiến NHNN phải hai lần điều chỉnh tỷ giá: 21.458 ngày 7/1/2015 và 21.673 ngày 7/5/2015.

Năm 2015, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mơ trong đó trọng tâm là kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá tiếp tục là chính sách điều hành tiền tệ định hướng của NHNN. Thị trường ngoại hối, lạm phát kiểm sốt tốt là thành cơng của hệ thống chính sách tiền tệ đồng bộ trong suốt thời kì 2011 tới nay. Hiện tại, VND dù ổn định với USD nhưng trên thực tế gia tăng đáng kể so với các đồng tiền khác, lý do là giá trị của USD đang gia tăng. Dư địa điều chỉnh 2% trong 2015 đã dùng hết, khác so với các năm trước. Tình hình ngoại hối căng thẳng, biên độ mà ngân hàng nhà nước cam kết trong năm 2015 sẽ gặp nhiều thách thức.

Tuy nhiên, trước các áp lực này, ngân hàng nhà nước vẫn kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2015. Thứ nhất, việc phá giá mặc dù khuyến khích xuất khẩu nhưng gây áp lực cho sản xuất trong nước khi các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam phải nhập nguyên liệu với giá cao. Mặt khác, mặc dù phá giá khuyến khích đầu ra của các mặt hàng nơng lâm thủy sản nhưng lại làm phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị công cụ sản xuất bị đội giá, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh khơng cao vì hầu hết là chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế. Do đó việc phá giá khơng được cải thiện nhiều.

Năm 2015 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nói chung đã từng bước vượt qua khó khăn, thu nhập của người dân được cải thiện, lạm phát được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi, thị trường bất động sản phục hồi dần. Bên

cạnh đó, sự tăng lên của hoạt động mua bán ngoại tệ của Sacombank còn do những nguyên nhân khác như sự tăng giá của đồng USD, hoạt động kinh doanh vàng tiếp tục được kiểm sốt chặt chẽ, đầu tư nước ngồi tăng đón đầu TPP..v..v..

2.3.2. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro ngoại hối

2.3.2.1. Lạm phát

(Nguồn: www.mof.gov.vn)

Hình 2.6 Chỉ số CPI tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua, theo Hình 4 .1, tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao trong những năm từ 2007 đến 2011 trừ năm 2009. Như trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn như mức sống người dân ngày càng thấp, thất nghiệp cao, niềm tin vào đồng tiền Việt nam ngày càng thấp, thâm hụt các cân thương mại nặng nề, v.v...Cùng với đó, đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới vừa bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính mới bắt nguồn từ Mỹ. Với tình hình khó khăn chung của nhiều nước trên thế giới, các nhà đầu tư vào thị trường Việt nam rất cần vốn USD rút về nước để bù đắp cho các khoản lỗ của hoạt động đầu tư trong nước của chính các nhà đầu tư nước ngồi đó. Các nhà đầu tư nước ngoại này rút vốn thông qua việc bán các khoản đầu tư trên thị trường chứng khốn, hay bán trái phiếu chính phủ tại Việt nam và mua USD để chuyển về nước họ. Từ đó, cầu USD tăng đột biến từ người dân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỷ giá USD/VND tăng lên bất thường.

Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cao khiến người dân trong nước mua vàng nhằm tìm kênh trú ẩn an tồn để bảo toàn giá trị tài sản của họ. Nguồn cung vàng tại Việt nam chủ yếu từ nhập khẩu. Từ đó, giá vàng tăng cao cùng với tỷ giá USD/VND càng tăng cao hơn và gây bất lợi cho các trạng thái đoản ngoại hối của các NHTM cổ phần tại TP.HCM.

Trong năm 2010 và 2011 lạm phát tăng trở lại sau khi giảm xuống mức 6,34% năm 2009. Một đặc điểm đáng chú ý của hai năm này là các sàn vàng của các ngân hàng trong nước đồng loạt đóng cửa theo chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất tiết kiệm vàng bằng 0 làm cho nhu cầu về USD giảm đáng kể. Tuy nhiên, NHNN cho phép nhập khẩu vàng để kéo chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước về một mức hợp lý, việc làm này đã đẩy cầu USD tăng cao. Đồng thời trong thời kỳ lạm phát cao này, lãi suất cho vay VND cao và lãi suất cho vay USD thấp càng khiến cho các tổ chức vay USD và tạo ra cầu USD tăng ảo. Cũng như phân tích ở trên NHNN cũng chưa bình ổn được tỷ giá USD/VND và giá vàng trong nước, tạo cho chúng biến động phức tạp và gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của ngân hàng.

2.3.2.2. Thâm hụt cán cân thương mại

Đơn vị: Tỷ USD

(Nguồn: www.mof.gov.vn)

Hình 2.7 Cán cân thương mại Việt Nam

Từ năm 2011 trở về trước cán cân thương mại của nước ta liên tục thâm hụt, tạo áp lực lên tỷ giá. Trong đó nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình nhập siêu chưa được cải thiện đáng kể. Kết hợp với thâm hụt cán cân thương mại, cầu vàng cao khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm cho tỷ giá USD/VND ln có xu hướng tăng. Từ đó làm cho cung cầu về ngoại tệ và vàng thường xuyên ở trạng thái mất cân đối. Tuy nhiên đến năm 2012, đồng thời với lạm phát được kiểm soát, ngân hàng nhà nước kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng theo nghị định 25 số 25/2011/NĐ-CP, cán cân thương mại đã được cải thiện và năm 2013 và năm 2014 đã thặng dư nhẹ.

2.3.2.3. Tình trạng đơla hóa nền kinh tế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 2.8 Tỷ lệ đơla hóa tại Việt Nam

Trong những năm qua, tình hình đơla hóa tại Việt nam có xu hướng giảm rõ nét (theo hình 4.3). Cùng với niềm tin của người dân vào đồng tiền Việt nam ngày càng tăng, các chính sách và biện pháp hành chính của Chính phủ đang tỏ ra hiệu quả và góp phần làm hạn chế việc sử dụng USD trong thanh toán, niêm yết giá, giảm đáng kể các đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ (đặc biệt là USD). Tuy nhiên, việc người dân ưa thích USD và vàng của người dân vẫn tồn tại , tình trạng đơla hóa chưa thể chấp dứt. Từ đó, việc điều hành các chính sách vĩ mơ của NHNN gặp khơng ít khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối trong nước vẫn luôn là một ẩn số và rất khó tìm được sự đồng thuận lớn từ phía người dân cũng như các ngân hàng. Cho nên, các rủi ro đối với hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM vẫn còn tồn tại trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới.

2.3.2.4. Cơ chế điều hành tỷ giá

Trên thực tế, theo cơ chế điều hành tỷ giá trong những năm gần đây, NHNN đang sử dụng cơng cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, thường là mang tính

dài hạn. Vì thế đơi khi có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Với cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, thị trường ngoại hối đã xuất hiện hai tỷ giá, đó là tỷ giá chính thức được các NHTM niêm yết, mua bán và tỷ giá phi chính thức trên thị trường tự do; đồng thời sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ ln có thể xảy ra trong năm. Nhìn chung, NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá khá thành công trong giai đoạn 2009 tới nay, khi giữ cho tỷ giá hạ nhiệt dần nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của chính sách.

Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác. Tỷ giá trung tâm sẽ được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố chính: 1/ Diễn biến tỷ giá bình qn gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước; 2/ Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm USD, EUR, CNY, Bath, JPY, SGD, KRW, TWD); 3/ Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Việc thay đổi cách thức điều hành tỷ giá là bước đi tiếp theo trong lộ trình chống đơ la hóa, dần xóa bỏ quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sau các giải pháp như thu hẹp đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ bằng Thông tư 24/2015, ban hành Thông tư 15/2015 khuyến khích NHTM sử dụng công cụ phái sinh kỳ hạn trong giao dịch với khách hàng, giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 0% với cả tổ chức kinh tế và dân cư. Bên cạnh đó, khi hội nhập quốc tế việc điều hành tỷ giá cần thiết phải được thực hiện theo hướng linh hoạt hơn.

Việc chuyển sang neo giữ theo một giỏ tiền tệ giúp giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo tính linh hoạt của chính sách. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam là có quy mơ nhỏ nhưng độ mở lớn, không bị phụ thuộc lớn vào một đối tác lớn nào, vì vậy việc neo theo một giỏ tiền tệ giúp Việt Nam tránh được những cú sốc bất lợi từ thị trường hàng hóa và tiền tệ thế giới. Việc áp dụng tỷ giá mới sẽ giúp việc giảm giá VND trong thời gian tới diễn ra tuần tự, NHNN sẽ hạn chế được việc phải sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường.

Với tỷ giá trung tâm, tỷ giá giao dịch hàng ngày sẽ biến động phù hợp hơn với cung cầu thị trường, khó xảy ra trường hợp điều chỉnh mạnh. Dù tình trạng đầu cơ vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ ở quy mô thấp hơn, do việc dự báo của giới đầu cơ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi tỷ giá hối đoái biến động hàng ngày.

2.3.3. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro ngoại hối

2.3.3.1. Rủi ro trạng thái ngoại hối và biến động tỷ giá

Trước khi có thơng tư 07/2012/TT-NHNN, nhằm tăng lợi nhuận, các ngân hàng chấp nhận duy trì trạng thái đoản (âm) hay trường (dương) đến mức tối đa của trạng thái ngoại tệ mà NHNN cho phép, thậm chí các ngân hàng cịn duy trì trạng thái ngoại tệ trong ngày cao hơn mức quy định 30%, mức quy định về trạng thái ngoại tệ cuối ngày của NHNN. Việc đáp ứng quy định của NHNN theo cách thức đối phó càng tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam sau ngày thông tư 07 về tổng thể giúp các NHTM dễ dàng hơn trong q trình kiểm sốt hoạt động KDNH, giảm đáng kể rủi ro cho hoạt động này với trạng thái ngoại tệ trong mức +/-20%:

- Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ dương là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái dương.

- Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Tổng trạng thái ngoại tệ âm là tổng các trạng thái của các ngoại tệ có trạng thái âm.

Vào một số thời điểm , ngân hàng sẽ bị lỗ do đánh giá lại trạng thái ngoại hối dương hoặc âm.

2. Bảng 2.2 Trạng thái ngoại hối và lãi/lỗ

Trạng thái ngoại hối Biến động tỷ giá

Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm

Trạng thái ngoại hối dương NH có lãi NH lỗ

Trạng thái ngoại hối âm NH lỗ NH có lãi

Trạng thái ngoại hối cân bằng

Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH

Không ảnh hưởng tới thu nhập của NH Ngoài ra rủi ro xuất hiện bởi các quy định của NHNN, cụ thể như buộc các tổ chức tín dụng dừng huy động, cho vay vàng và phải tất toán các tài khoản này vào năm 2012 tạo ra các khoản lỗ lớn cho các NHTM.

2.3.3.2. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp thường xảy ra trong hoạt động KDNH tại ngân hàng là do yếu tố con người. Đội ngũ chuyên viên kinh doanh của Ngân hàng chưa dự đốn chính xác xu hướng biến động của tỷ giá trên thị trường dẫn đến rủi ro trong quá trình giao dịch. Bộ phận hạch tốn của phịng Thanh tốn đơi lúc phát sinh sai sót trong q trình kiểm sốt chứng từ, dẫn đến việc ngân hàng chuyển tiền thừa tiền, chuyển tiền hai lần, chuyển tiền trước hoặc sau ngày thực hiện thanh toán. Tuy nhiên, rủi ro này thường được khắc phục ngay ngày hôm sau hoặc trong ngày kế tiếp nên không gây ra thiệt hại nhiều cho ngân hàng.

Ví dụ: ngày 01/10/2015, Ngân hàng Sacombank thực hiện giao dịch Mua EUR và bán USD cho ngân hàng JP Morgan. Số lượng 1,000,000 EUR, tỷ giá giao dịch 1.3121, ngày giao dịch 01/10/2015, ngày thực hiện thanh toán 03/10/2015. Vào ngày 01/10/2015 bộ phận hạch toán và kiểm soát chứng từ đã ra lệnh thanh toán số tiền 1,312,100 USD cho ngân hàng JP Morgan, đúng ra số tiền này phải được thanh tốn vào ngày 03/10/2015. Vì vậy, ngân hàng Sacombank bị mất một khoản lãi suất 2 ngày của số tiền 1,312,100 USD.

Rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng còn xảy ra do cơ cấu tổ chức chưa hợp lý. Hiện nay, phòng Quản lý rủi ro chưa tham gia vào quy trình giao dịch KDNH tại phịng KDNH nên xảy ra rủi ro vi phạm hạn mức giao dịch của phòng KDNH.

2.3.3.3. Rủi ro từ hệ thống công nghệ hỗ trợ:

Công nghệ áp dụng tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Bắc Đồng Nai nói chung và trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nói riêng đều vẫn đang ở trình độ trung bình so với các ngân hàng trong khu vực. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật, đường truyền tốc độ hiện vẫn đang triển khai thực hiện chương trình hiện đại hố hệ thống thanh toán là nguyên nhân dẫn đến việc chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung, khơng giải quyết được bài tốn quản lý trực tuyến thống nhất luồng tiền ra và trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống.

* Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ, hệ thống ngân hàng lõi Core banking: - Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin, Core banking:

+ Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thơng tin khơng an tồn.

+ Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm/các chương trình hỗ trợ cài

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc đồng nai up (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w