Chức năng, phạm vi tham mưu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc đồng nai up (Trang 37)

Theo thông tin về các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng có chức năng tham mưu của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Bắc Đồng Nai, bộ phận kinh doanh ngoại hối được tổ chức theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi tham mưu và tiêu chí tham mưu như sau.

Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện kinh doanh vàng – ngoại tệ. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng – ngoại tệ toàn hệ thống. Kinh doanh và cung cấp dịch vụ trên thị truờng hàng hóa phái sinh theo quy định của NHNN. Xây dựng và phát triển

các sản phẩm ngoại hối và sản phẩm phái sinh có liên quan đến ngoại hối và sàn hàng hóa. Kiểm sốt các giao dịch ngoại hối phát sinh. Quản lý các hoạt động liên kết kinh doanh ngoại hối.

Phạm vi tham mưu: Tham mưu phát triển hệ khách hàng các giao dịch vàng – ngoại tệ. Tham mưu/Tư vấn về tỷ giá chốt giao dịch. Tham mưu phát triển hệ khách hàng các sản phẩm phái sinh và sàn hàng hóa. Cung cấp thơng tin tỷ giá giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tin tức KDNH,… Tham mưu nội dung giải trình việc tuân thủ các quy định kinh doanh ngoại hối. Tham mưu các nội dung về ký quỹ giao dịch, điều chỉnh các giao dịch kinh doanh vàng – ngoại tệ. Tham mưu phát triển các chương trình, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có nghiệp vụ liên quan. Tham mưu phát triển mạng lưới bàn thu đổi ngoại tệ của Ngân hàng. Các nội dung khác liên quan chức năng nhiệm vụ của phịng.

Tiêu chí tham mưu: Ðúng quy định pháp luật, phù hợp với chính sách và quy định của Ngân hàng; rủi ro phát sinh; hiệu quả CT-SP-DV đem lại cho Ngân hàng.

2.2.2. Quy trình xác định tỷ giá hối đối

Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền sẽ quyết định tỷ giá mua bán ngoại hối hằng ngày tại ngân hàng Sacombank. Tỷ giá được xác định như sau:

- Tỷ giá mua, bán USD so với VND: Sacombank dựa trên cơ sở cung cầu ngoại hối trên thị trường trong nước để xây dựng tỷ giá mua bán hằng ngày. Tỷ giá này được niêm yết tại ngân hàng và nằm trong biên độ NHNN cho phép.

- Tỷ giá mua, bán của các ngoại tệ khác so với VND: Sacombank dựa trên tỷ giá quốc tế của các ngoại tệ so với USD, căn cứ vào tỷ giá USD so với VND và căn cứ vào cung cầu thị trường trong nước đối với các ngoại tệ này. Tỷ giá này được tính tốn dự phòng một khoảng chênh lệch với tỷ giá quốc tế. Tỷ giá mua được tính thấp hơn tỷ giá quốc tế và tỷ giá bán được tính cao hơn tỷ giá quốc tế, ít nhất bằng phí xuất ngoại tệ mặt ra nước ngồi của ngoại tệ đó.

2.3. Phân tích thực trạng về quản trị rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Bắc Đồng Nai

2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Bắc Đồng Nai

1. Bảng 2.1 Lợi nhuận mua bán ngoại tệ của Sacombank

Năm Lãi thuần

(triệu đồng)

Lãi thuần tăng/giảm so với năm trước Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2007 100.815 2008 510.041 409.226 405,92 2009 314.108 -195.993 -38,42 2010 -169.750 -483.858 -154,04 2011 123.470 293.220 172,74 2012 -1.104.279 -1.227.749 -994,85 2013 436.986 1.541.265 139,57 2014 11.895 -425.091 -97,27

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank 2008-2014) Trong năm 2007, 2008 NHNN điều hành tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối và giá vàng biến động khơng nhiều. Điển hình như trong năm 2008, NHNN thay đổi biên độ tỷ giá USD/VND ba lần vào các ngày 10/3/2008 (tăng từ +-0,75% lên +-1%), ngày 27/06/2008 (tăng từ +-1% lên +- 2%), ngày 7/11/2008 (tăng từ +-2% lên +-3%) và tỷ giá tăng bình quân từ 16.079 lên 16.620 (Hình 2.3). Với việc điều hành và kiểm soát các giao dịch ngoại hối trên thị trường, NHNN đã có cơ chế tỷ giá USD/VND và điều tiết thị trường vàng hợp lý, đã không tạo ra những rủi ro đáng kể cho các giao dịch KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM. Do đó lợi nhuận đến từ mảng KDNH của Sacombank tăng mạnh trong năm 2008 (bảng 4.1).

Năm 2009 là năm có nhiều biến động cả về ngoại tệ và vàng. Tỷ giá tăng nhiều, bình quân USD/VND tăng từ 16.620 lên 18.160, chênh lệch của giá

USD/VND giữa thị trường chính thức và thị trường từ do cao thậm chí có lúc lên trên 10%, giá vàng biến động mạnh cả trong và ngoài nước, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ (chủ yếu về ngoại tệ là USD), niềm tin đồng tiền VND giảm mạnh, cán cân thanh tốn cịn thâm hụt nặng,… Đứng trước tình hình nền kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến xấu, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như quyết định mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-3% lên +/-5% nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức, kiểm sốt chặt chẽ hoạt động KDNH của các TCTD nhằm bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch, tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các NHTM, thống nhất tăng lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ. Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do. Thêm vào đó, NHNN quyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% từ mức 17.034 ngày 25/11/2009 lên 17.961 áp dụng cho ngày 26/11/2009; thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức ±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. NHNN cũng cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống. Tuy nhiên cùng với rủi ro tỷ giá và với cơn sốt vàng trên thị trường trong thời gian này, lợi nhuận của Sacombank giảm mất 38,42% (bảng 4.1). Trong năm 2010, nền kinh tế trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn như: lạm phát cao ở mức 2 con số, nhập siêu chưa giảm đáng kể, cầu USD tăng mạnh, cung USD còn yếu, chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa thị trường chính thức và thị trường tự do vẫn còn cao, nhu cầu mua vàng tăng mạnh, … Đứng trước tình hình như vậy, để bình ổn TTNH, NHNN đã thực thi rất nhiều chính sách, biện pháp như điều chỉnh tỷ giá bình qn liên ngân hàng, kiểm sốt mạnh TTNH cuối năm 2009, tăng nguồn cung USD trên thị trường qua các biện pháp hành chính như kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vay

ngoại tệ. Thêm vào đó, việc chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại các NHTM gần như 0% cộng với một lượng vàng khá lớn tại các NHTM đã khiến cho giá vàng trong nước đã giảm (thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới) và khiến cho hoạt động đầu tư vào vàng suy giảm. Với các biện pháp kịp thời này của NHNN đã góp phần giảm sức ép đối với cầu USD, tăng nguồn cung vàng miếng, giảm chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa hai thị trường, kéo giá vàng trong nước và thế giới về sát nhau. Các biện pháp này vẫn chưa thể giải quyết tình trạng tích trữ vàng mà chỉ làm nhu cầu vàng bớt nóng, trong năm 2010, do giá vàng thế giới tăng mạnh kéo giá vàng trong nước tăng theo (hình 4.4 và 4.5), thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Sacombank giảm mạnh chủ yếu do khâu kinh doanh vàng và việc đánh giá lại cuối năm các khoản mục vàng bị lỗ.

(Nguồn: Tác giả tự thu thập)

(Nguồn: Tác giả tự thu thập)

Hình 2.2 Giá vàng SJC qua các năm

Tỷ giá kể từ năm 2011 tới nay là một trong những đối tượng trọng tâm trong định hướng chính sách ti ề n t ệ của NHNN (gồm kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá...) nhằm xây dựng sự ổn định vĩ mơ tồn diện.

(Nguồn: BSC Research)

Hình 2.3 Mô tả diễn biến tỷ giá và dollar-index từ 1/2011 đến 12/2011.

Tiêu điểm của năm 2011 là cú sốc điều hành tỷ giá: NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên tới 9,3%, mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam tính đến thời điểm đó. Song song với đó, NHNN đồng thời áp dụng các biện pháp, chính sách bổ trợ như:

(1) Siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%;

(2) Áp trần lãi suất huy động USD của NHTM từ 6% về 2%; và

(3) Thực hiện kết hối và xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường tự do.

Sau đợt phá giá 9,3% giá trị đồng VND đã đưa tỷ giá xuống mức kỳ vọng của thị trường. Mặt khác, biên độ tỷ giá được siết chặt đã thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá ngân hàng và tỷ giá tự do. Ngoài ra, các biện pháp như nới rộng chênh lệch lãi suất USD-VND, sát sao kiểm tra và xử lý các vi phạm ngoại hối đồng hỗ trợ giúp giảm thiểu hoạt động đầu cơ tỷ giá. Các biện pháp mạnh mẽ trên phải mất tới 3 tháng để đưa tỷ giá dần vào ổn định. Niềm tin của thị trường vào VND phục hồi; quan hệ vay-nợ ngoại tệ dần chuyển sang quan hệ mua-bán đã giúp cho trạng thái ngoại hối của các NHTM cải thiện. Trong bối cảnh đó, NHNN đã tích lũy được một lượng lớn ngoại tệ, tạo cơ sở để xây dựng dự trữ ngoại hối quốc gia trong các năm tiếp theo. Sự ổn định của thị trường ngoại hối đã hậu thuẫn cho vĩ mô: Các số liệu kinh tế vào cuối 2011 đã cải thiện với kết quả tích cực: nhập siêu giảm rất mạnh, chỉ 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn con số 18% dự báo, cán cân thanh toán 2011 thặng dư 2,5 tỷ USD so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD năm 2010, dự trữ ngoại hối cải thiện đáng kể từ 3,5 tuần nhập khẩu đầu năm 2011 lên 7,5 tuần nhập khẩu vào cuối quý 3/2011. Qua đó, nhờ sự thống nhất và quyết liệt của NHNN trong điều hành chính sách tỷ giá từ đầu năm, Sacombank đã phục hồi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vinh dự được tạp chí Global Finance lựa chọn là “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2011”. Đây là năm thứ ba liên tiếp Sacombank nhận danh hiệu này, minh chứng cho chiến lược hoạt động ngoại hối và những thành tựu nổi bật trong hoạt động ngoại hối.

(Nguồn: BSC Research)

Hình 2.4 Tỷ giá và dollar-index từ 1/2012 đến 12/2012

Sự ổn định của tỷ giá càng được củng cố trong năm 2012 khi tỷ giá chỉ biến động 1% so với mức biến động 3% xác định hồi đầu năm của NHNN, đặc biệt khác xa so với lo ngại của giới phân tích với phá giá dự đốn từ 8 – 10%. Dù trong năm có xuất hiện một số đợt sóng nhưng thị trường nhanh chóng lùi về mốc ban đầu.

Năm 2012 là năm đánh dấu thành công bước đầu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà tiêu biểu là Nghị định 95 và Nghị định 24. Cụ thể, nghị định 95 cho phép NHNN được phép thu toàn bộ vàng buôn lậu khiến hoạt động buôn lậu vàng suy giảm đáng kể, hạn chế tác động nhiễu từ tỷ giá tự do tới tỷ giá ngân hàng. Nghị định 24 đưa hoạt động kinh doanh vàng vào khuôn khổ khi tạo lập khuôn khổ mới do NHNN sắp đặt, tổ chức, sắp xếp chặt chẽ thị trường vàng. Nhờ đó, tính minh bạch trên thị trường vàng được gia tăng và thất thu thuế cho ngân sách được giảm thiểu. Hoạt động mua bán đầu cơ vàng được ổn định giúp giảm tổng cầu vàng, từ đó lại đem lại những tác động tích cực ngược lại đối với thị trường ngoại hối.

Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC kể từ tháng 5/2012, ngừng cho vay vàng miếng từ tháng 4/2011 và ngừng huy động vàng miếng kể từ tháng 11/2012, tỷ giá USD/VND tăng thêm 9,3% từ mức 18.932 lên mức 20.693, đáp ứng

đủ các nhu cầu mua USD của doanh nghiệp có nhu cầu hợp pháp, tỷ giá USD/VND dần đi vào ổn định, đầu cơ vàng miếng khơng cịn xuất hiện như trước, niềm tin của người dân vào VND tăng lên, v.v.. trong năm 2011 và 2012. Các chính sách trên của NHNN mang nặng tính hành chính đồng thời ngày càng xa các quy tắc của thị trường. Vì thị trường ngoại hối bị kiểm soát khiến cơ hội kinh doanh đã giảm đi đáng kể. Hơn nữa, Sacombank đã huy động vàng trong dân những năm trước đó và chuyển hóa thành tiền đồng cho vay, đến khi giá vàng chênh lệch cao, cộng thêm quy định của NHNN buộc các ngân hàng phải tất toán các tài khoản huy động, cho vay bằng vàng làm cho các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng phải chịu giảm lợi nhuận cho hoạt động KDNH, năm 2012 Sacombank lỗ 1.104 tỷ đồng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối (bảng 4.1).

(Nguồn: BSC Research)

Hình 2.5 Tỷ giá và dollar-index từ 1/2012 đến 5/2015

Tổng quan, giai đoạn 2012-2014 đánh dấu sự ổn định của thị trường ngoại hối và 2 lần điều chỉnh tỷ giá. Sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá đi vào ổn định và dao động xung quanh mức giá bình quân liên ngân hàng. Quãng thời gian ổn định của tỷ giá

khá dài và thu hẹp dần. Cụ thể, nền giá 20.803+/-1% được duy trì từ cuối năm 2011 đến cuối tháng 6/2013, kéo dài trong hơn 18 tháng. Nền giá 21.036+/-1% kéo dài 12 tháng từ tháng 7/2013 đến cuối tháng 6/2014; Nền giá 21.246+/-1% kéo dài 6 tháng từ cuối tháng 6/2014 đến đầu năm 2015.

Sự ổn định kéo dài của các nền giá thời gian đầu được hỗ trợ tích cực khơng chỉ bởi định hướng kiểm sốt “đơla hóa” và “vàng hóa” của NHNN, mà cịn được hỗ trợ tích cực bởi sự ổn định của giá trị đồng USD trên thế giới. Hình Dollar-Index cho thấy rõ ảnh hưởng đáng kể của sự gia tăng về giá trị của đồng USD kể từ nửa cuối năm 2014 khiến NHNN phải hai lần điều chỉnh tỷ giá: 21.458 ngày 7/1/2015 và 21.673 ngày 7/5/2015.

Năm 2015, chủ trương ổn định kinh tế vĩ mơ trong đó trọng tâm là kiểm sốt lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá tiếp tục là chính sách điều hành tiền tệ định hướng của NHNN. Thị trường ngoại hối, lạm phát kiểm sốt tốt là thành cơng của hệ thống chính sách tiền tệ đồng bộ trong suốt thời kì 2011 tới nay. Hiện tại, VND dù ổn định với USD nhưng trên thực tế gia tăng đáng kể so với các đồng tiền khác, lý do là giá trị của USD đang gia tăng. Dư địa điều chỉnh 2% trong 2015 đã dùng hết, khác so với các năm trước. Tình hình ngoại hối căng thẳng, biên độ mà ngân hàng nhà nước cam kết trong năm 2015 sẽ gặp nhiều thách thức.

Tuy nhiên, trước các áp lực này, ngân hàng nhà nước vẫn kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2015. Thứ nhất, việc phá giá mặc dù khuyến khích xuất khẩu nhưng gây áp lực cho sản xuất trong nước khi các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam phải nhập nguyên liệu với giá cao. Mặt khác, mặc dù phá giá khuyến khích đầu ra của các mặt hàng nơng lâm thủy sản nhưng lại làm phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị công cụ sản xuất bị đội giá, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh khơng cao vì hầu hết

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngoại hối tại ngân hàng agribank chi nhánh bắc đồng nai up (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w