CHƯƠNG 5 : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU HÌNH SIN BA PHA
2. CÁC LƯỢNG "DÂY PHA"TRONG MẠCH 3PHA
2.1. Cách nối mạch điện 3 pha
Mỗi pha của nguồn (hoặc tải) có đầu và cuối thường quen kí hiệu đầu pha nguồn A, B, C ; cuối X, Y, Z và đầu pha tải A', B', C' ; cuối X', Y', Z'. Muốn nối hình Y ta nối ba điểm cuối của pha với nhau tạo thành điểm trung tính.
Đối với nguồn: ba điểm cuối X, Y, Z nối với nhau thành điểm trung tính Đối với tải: ba điểm X', Y', Z' nối với nhau tạo thành điểm trung tính 0.
Hình 5.6: Đại lượng "Dây - Pha"trong mạch 3 pha
Ba dây nối ba điểm đầu của A, B, C của nguồn với ba điểm đầu các pha tải gọi là ba dây pha. Dây dẫn nối điểm trung tính của nguồn tới điểm trung tính của tải gọi là dây trung tính. Dây trung tính là dây nối hai điểm chung của máy
67
phát và phụ tải (OO'). Dây pha là dây nối giữa hai điểm của các đầu pha tương ứng giữa máy phát và phụ tải (AA', BB', CC'). Nguồn điện và tải ba pha đều có thể nối hình sao hoặc hình tam giác, tùy theo điều kiện cụ thể như điện áp quy định của thiết bị, điện áp của mạng điện và một số yêu cầu kỹ thuật khác. Dưới dây ta xét vài trường hợp thường gặp.
Cách nối nguồn điện: Các nguồn điện dùng trong sinh hoạt thường nối
hình sao có dây trung tính. Nối như vậy có ưu điểm là có thể cung cấp hai điện áp khác nhau (điện áp pha và điện áp dây).
Cách nối động cơ điện (tải) ba pha: Mỗi động cơ 3 pha gồm có ba dây quấn
pha. Khi thiết kế người ta đã quy định điện áp cho mỗi dây quấn. Lúc động cơ làm việc, yêu cầu phải đúng điện áp quy định.
Hình 5.7 Cách nối động cơ điện (tải) ba pha
Ví dụ động cơ 3 pha có điện áp quy định cho mỗi dây quấn là 220V (nghĩa là Up = 220V), do đó trên nhãn hiệu của động cơ ghi là /Y-220/380V.
Nếu nối động cơ vào làm việc ở mạng điện có điện áp dây 380V thì động cơ phải nối hình sao vì lúc đó điện áp đặt lên mỗi dây quấn pha của động cơ sẽ là
V
Up 220
3 380=
= , bằng đúng điện áp quy định.
Nếu động cơ làm việc 220/127V có điện áp dây là 220V thì động cơ phải được nối hình tam giác, lúc đó điện áp đặt lên mỗi dây quấn bằng điện áp dây 220V, đúng bằng điện áp quy định.
68 K Cmm ~ K Cmm ~ CLV K Cmm ~ CLV ~ CLV
Hình 5.8 Cách nối các tải một pha
2.2. Các định nghĩa
Điện áp pha: Điện áp giữa các dây pha (còn gọi là dây lửa) và dây trung
hòa (còn gọi là dây nguội) được gọi là điện áp pha. Áp trên mỗi cuộn dây (với nguồn); hay trên mỗi trở kháng (với tải); áp pha tải {UaO, UbO, UcO}
Dòng điện pha: Dòng điện đi qua phụ tải mỗi pha của đường dây ba pha
được gọi là dòng điện pha. Dòng qua các điện trở kháng pha {Iab, Ibc, Ica}
Điện áp dây: Điện áp giữa các dây pha (dây lửa) của hệ thống đường dây
ba pha được gọi là dòng điện dây. Áp giữa hai dây trên nguồn hay trên tải; áp dây tải {Uab, Ubc, Uca}
Dòng điện dây: Dòng đi qua đường dây của hệ thống ba pha được gọi là
dịng điện dây; kí hiệu {IA, IB, IC}