BÀI 4 : CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNGCƠ
1. CẤU TẠO CỦA ĐỘNGCƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
Cấu tạo gồm 2 bộ phận chủ yếu là Stator và rotor, ngồi ra cịn có vỏ máy và nắp máy.
46
1.1. Stator (phần tĩnh)
a/ Lõi thép:
Lõi thép có dạng hình trụ gồm nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau trên đó có phay các rãnh để đặt dây quấn. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy.
Hình 4.2. Lõi thép Stato của động cơ
b/ Dây quấn:
Dây quấn thường là dây đồng, bên ngồi có phủ 1 lớp sơn cách điện (dây điện từ), được đặt trong các rãnh của Stator.
Hình 4.3. Vị trí đặt dây quấn và sơ đồ dây quấn của động cơ
c/ Vỏ máy:
Vỏ máy làm bằng nhôm hoặc bằng gang, dùng để giữ chặt lõi thép và cố định máy trên bệ. Hai đầu vỏ máy có nắp và ổ đỡ trục. Vỏ và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy.
47
Hình 4.4. Cấu tạo chi tiết của động cơ
1.2. Rotor (phần quay)
a. Lõi thép:
Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật được dập rãnh ỡ mặt ngoài ghép lại, tạo thành các rãnh theo hướng trục, ở giữa có lỗ để lắp trục.
b. Dây quấn:
Có 2 kiểu:
- Rotor lồng sóc: hay cịn gọi là rotor ngắn mạch. Ở những động cơ công suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhơm vào các rãnh lõi thép rotor, tạo thành thanh nhơm, hai đầu đúc vịng ngắn mạch và cách quạt làm mát. Loại rotor lồng sóc ở những động cơ cơng suất lớn trên 100kW, trong các rãnh của lõi thép rotor đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng 2 vịng đồng tạo thành lồng sóc. Động cơ này gọi là động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc.
Hình 4.5. Cấu tạo rotor lồng sóc của động cơ
- Rotor dây quấn: trong rãnh lõi thép rotor đặt dây quấn 3 pha. Dây quấn rotor thường nối sao, 3 đầu ra nối với 3 đầu tiếp xúc bằng đồng cố định trên trục rotor và cách điện với trục. Nhờ 3 chổi than tỳ sát vào 3 vòng tiếp xúc
48
đồng thời nối với 3 biến trở bên ngoài để mở máy hay điều chỉnh tốc độ. Động cơ này gọi là động cơ không đồng bộ rotor dây quấn.
Hình 4.6. Rotor dây quấn