BÀI 4 : CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNGCƠ
3. PHÂN LOẠI DÂYQUẤN
Có rất nhiều cơ sở để phân loại dây quấn động cơ như dựa trên công nghệ thiết kế cuộn dây, dạng nhóm cuộn dây, số cạnh tác dụng trong mỗi rảnh hoặc cách đấu dâygiữa các nhóm cuộn.
Gọi là dây quấn 1 lớp hoặc 2 lớp khi mỗi rảnh trên stator đều chứa 1 cạnh dây hoặc mỗi rảnh đều cùng chứa 2 cạnh dây như nhau. Trong cách phân loại tổng qt này, khơng tùy thuộc dạng nhóm cuộn đồng tâm hay đồng khuôn.
Đối với dạng dây quấn của động cơ 3 pha
* Dây quấn đồng tâm
+ Dây quấn đồng tâm 3 mặt phẳng + Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng + Dây quấn đồng tâm xếp lớp
* Dây quấn đồng khuôn
+ Dây quấn đồng khuôn 1 lớp + Dây quấn đồng khuôn 2 lớp + Dây quấn đồng khn mắt xích
61 + Dây quấn sin đồng tâm chiếm 90% + Dây quấn đồng khuôn 2 lớp
Mỗi dạng của dây quấn của động cơ 3 pha và động cơ 1 pha đều có đặc điểm riêng và có ưu nhược điểm của nó. Vìvậy khi vẽ trình bày 1 dạng dây quấn nào cũng phải thể hiện các đặc trưng của dạng dây quấn đó.
* Dây quấn đồng tâm 3 phẳng
Đây là dạng dây quấn được hình thành bởi các cuộn đồng tâm, dạng dây quấn 1 lớp ln ln đấu cực thật, nên có số nhóm cuộn bằng số từ cực của động cơ. Khi trình bày dạng dây quấn này, phải vẽ thể hiện các đầu cuộn dây của mỗi pha, nằm trên 3 lớp phân cách khác nhau.
* Dây quấn đồng tâm 2 mặt phẳng
Được hình thành bởi các nhóm cuộn dây đồng tâm,dạng dây quấn 1 lớp và ln ln đấu cực giả, nên có số nhóm cuộn chỉ bằng 1/2 số từ cực của động cơ. Chỉ áp dụng khi động cơ có 2p>=4.
Khi trình bày dạng dây quấn này, nên vẽ các đầu cuộn dây của các pha nằm trên 2 lớp phân cách. Vì vậy vẽ các nhóm cuộn dây của mỗi pha có kích thước khác nhau ( thực tế thì các nhóm cuộn của các pha đều có kích thước bằng nhau)