Biện pháp phòng hộ cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn điện lạnh (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 2 : AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH SỬA CHỮA HỆTHỐNG LẠNH

2. AN TỒN MƠI CHẤT LẠNH

2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân

Là những vật dụng dành cho công nhân nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm.

Được phân theo các nhóm chính:

Trang bị bảo vệ mắt: kính bảo hộ trong suốt, kinh màu, kính hàn, ...

Trang bị BVcơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phịng độc, mặt nạ có phin lọc, ...

Trang bị bảo vệ thính giác: nút tai chống ồn, chụp tai chống ồn, ...

Trang bị bảo vệ đầu: các loại mũ mềm/cứng, mũ vải/nhựa/sắt, mũ cho cơng nhân hầm lị, mũ chống mưa/nắng, mũ chống cháy, chống va chạm mạnh,...

Trang bị bảo vệ tay: găng tay các loại.

Trang bị bảo vệ chân: dày, dép, ủng các loại.

Trang bị bảo vệ thân: áo quần bảo hộ loại thường/chống nóng/chống cháy, ...

2.2.1. Biện pháp phòng hộ cho người trong buồng lạnh

a. Thơng thường khơng được làm việc một mình trong buồng lạnh. Tuy nhiên nếu phải làm việc một mình trong buồng lạnh thì tối thiểu phải kiểm tra sự an tồn cho người đó mỗi giờ một lần.

b. Trong trường hợp đèn chiếu sáng bị hỏng, cần có một nguồn sáng độc lập (hoặc phải đánh dấu bằng sơn phát quang) để chỉ dẫn đường ra cửa thoát hiểm.

71

c. Sau một thời gian ngừng công việc, người phụ trách phải kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng khơng cịn ai sót lại trong bng lạnh và phải khóa các buồng lạnh sau khi đã kiểm tra.

d. Có thể rời buồng lạnh bất cứ lúc nào nhưng phải chắc chắn rằng, những người trong buồng lạnh có thể báo cho những người bên ngồi hoặc có thể tự ra ngồi được. Khi đó, có thể lựa chọn một trong các cách sau đây:

1. Các cửa ra vào có thể mở được cả từ bên trong và bên ngồi.

2. Bố trí 1 đèn báo tín hiệu cố định hoặc nhấp nháy, hoặc còi, hoặc chuồng được điều khiển từ bên trong. Để dễ nhận biết có thể dùng cơng tắc phát sáng hoặc xích treo gần sàn.

3. Bố trí 1 cái rìu gần cửa ra vào ở mỗi buồng.

4. Trường hợp cửa được đóng mờ bằng điện hoặc khí nén, phải bố trí một cơ cấu mở cửa bằng tay.

5. Có một cửa dự phịng an tồn cách nhiệt khơng khóa chỉ có thể mở đuợc từ bên trong, hoặc có một tấm cửa phụ có thể tháo được từ bên trong bố trí trên cửa đủ để người có thể chui qua một cách dễ dàng.

e. Tất cả các cửa thoát khấn cấp phải ở trạng thái hoạt động tốt, phải được kiểm tra định kỳ và phảitiếp cận dễ dàng bất kỳ lúc nào.

2.2.2. Biện pháp phịng hộ cho cơng nhân ở kho lạnh

a. Nữ cơng nhân đang có thai và đang có con nhỏ dưới 1 tuổi, không được làm việc trong kho lạnh (nhiệt độ thấp hơn 20°C) và kho lạnh đông (nhiệt độ thấp hơn -18°C).

b. Công nhân làm việc ở kho lạnh nhất thiết phải mặc áo ấm.Những người làm việt suốt ca trong kho lạnh phải mặc quần áo khơng thấm khí (vải tráng nhựa).

c. Cơng nhân làm việc ởkho lạnh có nhiệt độ âm và lạnh đơng nên cứ sau 1 giờ làm việc lại được nghỉ 10 phút ở phịng có nhiệt độ bình thường.Cấm làm việc 2 giờ liên tục rồi mới nghỉ.

d. Công nhân làm việc có tiếp xúc với sản phẩm lạnh đồng phải mang găng tay ấm. Cấm tiếp xúc với sản phẩm bằng tay trần.

e. Tuyệt đối khơng được ăn các sản phẩm cịn đang ở trạng thái lạnh đông (rau, quà, bánh, hải sản...), tránh buốt răng và viêm họng.

72

f. Biện pháp tránh người bị nhốt trong kho lạnh

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn điện lạnh (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)