Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, thiết kế bảng câu hỏi thơng qua các kết quả thu được của quá trình nghiên cứu sơ bộ được trình bày trong Phụ lục 1, thực hiện chọn mẫu, thiết lập quy trình nghiên cứu gồm các bước khảo sát, thu thập, xử lý dữ liệu và lựa chọn phương pháp phân tích dữ liệu.
3.3.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và chi phí nên mẫu của nghiên cứu này thực hiện chọn theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất.
Đối tượng khảo sát: Những đối tượng đang làm việc tại các ngân hàng
TMCP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kích thước mẫu:
Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tức là một biến đo lường cần tối đa 5 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với 24 biến quan sát thì kích thước mẫu dự tính là 24*5 = 120 trở lên.
Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger (2006) thực hiện cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể. Do đo, kích thước mẫu mà tác giả lựa chọn là 350 mẫu.
Khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 25/10/2017 đến 21/11/2017.
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo các đặc tính sau:
Hình thưc câu hỏi: Câu hỏi đong.
Đối tượng điều tra: Những nhân viên chính thức đang làm việc tại ngân hàng
trên địa bàn TP.HCM (theo thiết kế mẫu).
Bảng câu hỏi phác thảo được tham vấn một số chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Sau khi điều chỉnh xong, bảng câu hỏi sẽ được dùng để khảo sát trong nghiên cứu định lượng.
Bảng câu hỏi gồm 3 phần:
Phần gạn lọc: Dùng để kiểm tra xem người được khảo sát co đang công tác
trong các ngân hàng hay không, nếu “Co công tác trong ngành ngân hàng” sẽ tiến hành các bước tiếp tiếp theo, nếu người được phỏng vấn trả lời “Không công tác trong ngành ngân hàng”, phỏng vấn sẽ dừng lại ở đo.
Phần chính: Thu thập đánh giá thuộc tính, cảm nhận của các đối tượng về các
yếu tố trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng đối với ý định nghỉ việc tại ngân hàng, thông qua mức độ cam kết tình cảm của họ.
Phần thơng tin cá nhân: Thu thập thơng tin cá nhân của đáp viên về giới tính,
độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân để co thể tiến hành các phép kiểm định bổ trợ khác cho nghiên cứu chính thức.
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả sẽ tiến hành khảo sát thông qua những người quen, đồng nghiệp, bạn bè đang làm việc tại các ngân hàng tại TP.HCM. Thông qua đây tác giả nhờ họ gửi phiếu khảo sát tới những đồng nghiệp, người thân, bạn bè đang công tác trong ngành ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập sau giai đoạn khảo sát được tiến hành chọn lọc và loại bỏ các bản khơng đạt u cầu. Tồn bộ dữ liệu thu được sẽ được mã hoa, nhập liệu và xử lý, phân tích bằng cơng cụ SPSS 23.0 và AMOS 20.0.
Tác giả sử dụng phân tích mơ tả trong phần mềm SPSS 23.0 để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu (các thông tin của đối tượng được khảo sát) gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập hàng tháng.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đa trình bày cách thưc thực hiện các nghiên cưu định tính, định lượng, quy trình nghiên cưu, thiết kế thang đo và các phương pháp xử lý số liệu thu thập được. Sau khi thực hiện thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm, các thang đo được điều chỉnh lại về từ ngữ để phù hợp với ngữ cảnh thị trường lao động Việt Nam.
Như vậy, mơ hình nghiên cưu chính thưc được xây dựng với 3 thang đo và 24 biến quan sát thể hiện ở: trải nghiệm thương hiệu nhà tuyển dụng (gồm 13 biến quan sát, được đo lường cho 3 thành phần của trải nghiệm đó là cảm giác, nhận thưc, cảm xúc), sự cam kết tình cảm đối với thương hiệu nhà tuyển dụng và ý định nghỉ việc của nhân viên đối với tổ chưc hiện tại.
Đối tượng nghiên cưu là những người đang làm việc tại một trong các ngân hàng TMCP tại Thành phố Hồ Chí Minh với mẫu nghiên cưu là 350.
Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0 và AMOS 20.0 thông qua các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, SEM. Các kết quả phân tích được trình bày ở chương tiếp theo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương 3, nghiên cưu đa trình bày các phương pháp dùng để kiểm định thang đo và đưa ra mơ hình nghiên cưu. Chương 4 sẽ trình bày các kiểm định thông qua 3 bước như sau: (1) Đánh giá sơ bộ thang đo, (2) Kiểm định thang đo bằng CFA, (3) Kiểm định mơ hình nghiên cưu SEM. Nghiên cưu sử dụng phần mềm SPSS 23.0 và Amos 20.0 để thực hiện các kiểm định.