Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 35 - 38)

II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC

1. Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quânđội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ vai trị nền tảng của đạo đức và vai trò quyết định của giáo dục trong phát triển nhân cách người cán bộ cách mạng, địi hỏi người cán bộ qn đội muốn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước hết cần phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, trong cơng tác giáo dục cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục và rèn luyện nâng cao ý thức và hành vi đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Người cán bộ quân đội vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng trong quân đội ta. Do vậy, việc coi trọng bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất đạo đức cách mạng trong nhân cách người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh ln giữ vai trị quyết định. Thơng qua q trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng nhằm củng cố và phát triển, làm giàu các chuẩn mực đạo đức mới, mà cốt lõi là tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; từng bước làm chuyển hóa thành nhu cầu, động cơ, niềm tin và hành vi thói quen đạo đức của mỗi cán bộ quân đội. Qua đó, góp phần làm cho cán bộ quân đội thực sự trở thành nhân tố quyết định sức mạnh của quân đội, là lực lượng nòng cốt để xây dựng nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị đất nước.

Hiện nay, đất nước ta cịn đang tồn tại nhiều khó khăn, nhiều tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt phá hoại nước ta bằng chiến lược "diễn biến hịa bình", bạo loạn lật đổ, hịng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị, thấm nhuần tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là điều kiện thuận lợi để hoàn thiện và phát triển nhân cách đạo đức cách mạng người cán bộ quân đội. Để nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội hiện nay, cần coi trọng hai phương diện cơ bản là: phương diện truyền đạt và phương diện nêu gương.

Trên phương diện truyền đạt, truyền thụ cho người cán bộ quân đội một cách hệ thống, cơ bản

các nội dung nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng; phải đảm bảo tốt cả về nội dung, hình thức, phương pháp, phương châm giáo dục cơ bản, hệ thống, sát thực, chuyên sâu. Trên cơ sở đó sẽ bổ sung những tri thức mới để họ chủ động lựa chọn, tiếp nhận các chuẩn mực, giá trị đạo đức mới một cách tự giác, qua đó mỗi cán bộ tự hồn thiện nhân cách đạo đức của mình.

Trên phương diện nêu gương, sử dụng linh hoạt nhiều nội dung, hình thức giáo dục đa dạng,

phong phú để bồi dưỡng những cơ sở lý luận, thực tiễn của phương pháp nêu gương cho người cán bộ quân đội; tăng cường học tập về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhân tố tác động mạnh mẽ đến phát triển đạo đức của con người mới trong xã hội chính là vấn đề lợi ích. Điều đó cũng chi phối đến hiệu quả của giáo dục nêu gương đối với người cán bộ quân đội. Trong lĩnh vực quân sự, mỗi cán bộ, chiến sĩ khơng thể đặt lợi ích vật chất của cá nhân là động lực trực tiếp như các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên, người cán bộ quân đội phải luôn là một tấm gương cao cả, luôn đặt lợi ích của Đảng, nhân dân, quân đội và đơn vị lên trên lợi ích riêng của cá nhân để cho cán bộ, chiến sĩ cấp dưới học tập, noi theo. Đây là cơ sở của mọi giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục, làm gương để cán bộ quân đội noi theo. Trong cuộc vận động xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện của quân đội ta những năm qua đã cho thấy, khi người cán bộ thực sự trở thành tấm gương đạo đức, có năng lực trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, thì đó chính là những biểu tượng đầy tính thuyết phục trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

Thứ hai, tích cực đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong quân đội ta, phần lớn cán bộ là đảng viên được phân công giữ các cương vị khác nhau trong hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị. Do vậy, q trình hồn thiện và phát triển nhân cách người cán bộ quân đội luôn gắn chặt chẽ với q trình hồn thiện và phát triển nhân cách người đảng viên. Tiến hành đổi mới giáo dục đạo đức cách mạng phải trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để giữ gìn và phát triển những giá trị đạo đức mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội và đơn vị trong tình hình mới.

Đổi mới về nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội, là một khâu có ý nghĩa rất

quan trọng, quyết định chất lượng quá trình giáo dục. Kết quả của công tác giáo dục bộ đội liên quan chặt với mỗi bước đổi mới giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết phải xây dựng được nội dung, kết cấu chương trình khoa học, lơgíc, có tính định hướng chính trị rõ ràng, sắc bén. Tăng cường giáo dục lý luận, nâng cao kiến thức cơ bản về những nguyên lý, chuẩn mực đạo đức, những luận giải dựa trên cơ sở khoa học, có tính thuyết phục cao. Hàm lượng khoa học trong mỗi nội dung, mỗi vấn đề giáo dục cơ bản phải chứa đựng những tinh hoa, giá trị đạo đức truyền thống phong phú của dân tộc, của Đảng và Bác Hồ về những chuẩn mực đạo đức "Bộ đội Cụ Hồ".

Tiến hành đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho đối tượng cán bộ quân đội trước hết phải nắm vững tư tưởng chỉ đạo chung của Tổng cục Chính trị, sự hướng dẫn về đổi mới giáo dục chính trị - tư tưởng, đồng thời bám sát sự phát triển về tư tưởng, lý luận nói chung và về xây dựng đạo đức nói riêng. Từ đó nâng cao nhận thức chính trị, củng cố quan điểm, lập trường tạo cơ sở niềm tin vững chắc ở người cán bộ quân đội, đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục đạo đức cách mạng của quân đội.

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho người cán bộ quân đội, trước hết tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Coi trọng bồi dưỡng tri thức khoa học xã hội và nhân văn và những kiến thức cơ bản khác làm cơ sở cho sự phát triển các phẩm chất chính trị - đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của người cán bộ quân đội. Đấu tranh có hiệu quả chống mọi cản trở việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng trong quân đội.

Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn, từ nghiên cứu lý luận cơ bản về đạo đức nói chung, đến đạo đức cách mạng và đạo đức quân nhân; nhằm nâng cao cả kiến thức, niềm tin, cả năng lực thực hành có khả năng thích ứng với từng nhiệm vụ cụ thể của người cán bộ. Nhưng tựu trung, nội dung giáo dục phải vừa có nền rộng, vừa có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, hướng vào một số phẩm chất đạo đức nổi bật đã được khái quát thành những chuẩn mực đạo đức tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời đại mới, của nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", như: "Trung với Đảng", "Trung với nước", "Hiếu với dân"; "Tình thương yêu con người", "Tình đồng chí, đồng đội"; "Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư"; "Tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung"...

Mỗi phẩm chất đạo đức có giá trị riêng, nhưng tất cả lại hợp thành một hệ thống chuẩn mực chung nhất tiêu biểu cho nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người rèn luyện phấn đấu. Với quân đội ta thì phẩm chất bao trùm có tính định hướng chính trị - đạo đức, là: "Trung với nước", "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Cả lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội đã cho thấy, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị đều khẳng định đây là nội dung then chốt được dùng để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên trong quân đội hiện nay.

Đổi mới về nội dung còn phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới về hình thức và phương pháp. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức cách mạng. Vận dụng những kinh nghiệm quý báu đó, cần quán triệt sâu sắc và tập trung bồi dưỡng cho người cán bộ nắm vững bản chất, hiệu quả thiết thực của 2 phương pháp tiêu biểu là phương pháp thuyết phục và phương pháp nêu gương.

Về phương pháp thuyết phục: Đây là một phương pháp quan trọng của giáo dục đạo đức cách

mạng, là nghệ thuật thức tỉnh trí tuệ, tình cảm bên trong mỗi con người, giúp cho họ có sự đấu tranh nội tâm giữa cái đúng và cái sai, giữa tiến bộ với bảo thủ, lạc hậu... Qua đó hình thành ý thức tự nguyện, tự giác trong tiếp nhận các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, chuyển nó thành tình cảm, động cơ, thành ý thức, ý chí, niềm tin để chỉ đạo hành động đúng với yêu cầu của đạo đức cách mạng. Phương pháp thuyết phục có vai trị định hướng sự lựa chọn giá trị đạo đức của cá nhân, thực chất đây là một quá trình chuyển chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội thành chuẩn mực, giá trị đạo đức cá nhân. Vì vậy, phương pháp thuyết phục cần phải được thâm nhập vào tất cả các phương pháp, hình thức của giáo dục đạo đức. Các luận cứ về chuẩn mực đạo đức phải được xây dựng và luận giải có tính thuyết phục, sâu sắc, tránh sự áp đặt khiên cưỡng, gò ép; cần xây dựng những biểu tượng có nhân cách đạo đức mới làm mẫu mực để mọi người noi theo. Đó là phương pháp tốt để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng, học tập và quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội.

Về phương pháp nêu gương: Trong giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng phương pháp nêu gương. Bởi vì, theo Người, một tấm gương sống cịn hơn một trăm bài diễn văn tuyên

truyền. Những tấm gương "Người tốt, việc tốt" là những biểu tượng đạo đức mới sinh động, phong phú, có sức cảm hóa, giáo dục lẫn nhau rất mạnh mẽ trở thành một phương pháp không thể thiếu được trong giáo dục đạo đức cách mạng. Người cán bộ quân đội vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục đạo đức cách mạng. Cho nên, một trong những biện pháp nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, là phải lấy tấm gương về tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh làm nội dung giáo dục cơ bản, thường xuyên; bồi dưỡng cho người cán bộ nắm vững và vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu gương, trong tổ chức giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị; thực hiện tốt phương châm "nói đi đơi với làm"; khắc phục tình trạng nói nhưng khơng làm, nói nhiều làm ít, hoặc nói một đằng, làm một nẻo, chỉ đem lại những hậu quả phản giáo dục về đạo đức.

Thứ ba, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng thơng qua hoạt động thực tiễn qn sự.

Q trình đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội không chỉ là những giải pháp về mặt lý luận, mà phải được kiểm nghiệm, đánh giá trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong cơng tác, trong hành động"1.

Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá trình độ nhận thức, giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ. Người đi giáo dục đạo đức cách mạng, trước hết phải là một người có đạo đức cách mạng. Vì vậy, quán triệt sâu sắc quan điểm thực tiễn trong quá trình giáo dục đạo đức cách mạng, là yếu tố rất quan trọng, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Việc tổ chức các hoạt động thực tiễn phải phát huy được tốt dân chủ, tính khoa học, sự nhất quán giữa nội dung lý luận và thực hành rèn luyện, thử thách, phù hợp với mỗi lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng cán bộ. Chỉ có trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với rèn luyện thực tiễn trong mơi trường qn sự tại đơn vị, thì các phương pháp giáo dục cơ bản là thuyết phục và nêu gương mới thực sự phát huy được hiệu quả trong giáo dục đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w