Kết hợp xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chống tư tưởng đạo đức tư sản, ảnh hưởng tư tưởng tiểu tư sản và chủ nghĩa cá nhân.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 42 - 44)

II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC

3. Kết hợp xây dựng đạo đức cách mạng với đấu tranh chống tư tưởng đạo đức tư sản, ảnh hưởng tư tưởng tiểu tư sản và chủ nghĩa cá nhân.

ảnh hưởng tư tưởng tiểu tư sản và chủ nghĩa cá nhân.

Trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng quân đội hiện nay, việc xác định rõ nội dung cơ bản trong đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội có ý nghĩa to lớn tạo tiền đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho toàn thể cán bộ quân đội.

Nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội trong tình hình mới có quan hệ chặt chẽ với q trình truyền thụ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đạo đức, về bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống con người xã hội chủ nghĩa. Qua đó, người cán bộ quân đội nhận thức, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức "Bộ đội Cụ Hồ" thành tình cảm cách mạng, động cơ, nhu cầu bên trong một cách bền vững; được biểu hiện bằng hành động, hành vi tốt đẹp trong hoạt động xã hội và thực hiện các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện trong thời kỳ mới.

Để đạt được chất lượng giáo dục đạo đức, cần phải bám sát những nội dung, u cầu có tính định hướng trong xây dựng và phát triển toàn diện các phẩm chất của con người Việt Nam thời hiện đại, được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khái qt thành 5 đức tính nổi bật là: "Tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc trên cơ sở thống nhất lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tập thể, đồn kết "mình vì mọi người, mọi người vì mình"; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, giữ nghiêm đạo đức truyền thống và pháp luật Nhà nước; lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo và hiệu quả; suốt đời học tập nhằm không ngừng rèn luyện và nâng cao trí, đức, thẩm mỹ và thể lực"1.

Quán triệt sâu sắc và vận dụng có hiệu quả những yêu cầu, nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như: Lịng trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, với nhân dân; phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng; nêu cao chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa; nêu cao ý thức tự chủ, tự lực, tự cường, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ln giữ vai trò định hướng phát triển giá trị đạo đức, làm cơ sở để xác lập các chuẩn mực đạo đức cụ thể trong cán bộ quân đội.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó chúng coi tư tưởng, đạo đức, lối sống là một mũi tấn công trọng điểm. Kẻ địch liên tục sử dụng các thủ đoạn hiểm độc hòng xuyên tạc, phủ định những nguyên lý cơ bản của đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng chúng có thực hiện được mục đích đó hay khơng, phần chủ yếu cịn phụ thuộc vào chúng ta. Vì vậy, cần tăng cường cơng tác giáo dục đạo đức cách mạng, và phát triển nhân cách đạo đức người cán bộ quân đội, để làm tăng sức "đề kháng" trước sự xâm nhập của tư tưởng đạo đức phi xã hội chủ nghĩa. Để kết hợp tốt giữa xây và chống trong giáo dục đạo đức cách mạng, cần nắm vững mấy vấn đề chủ yếu sau:

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng những nguyên lý, nguyên tắc đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, thường xuyên quán triệt sâu sắc các tiêu chuẩn đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đó là những quan điểm định hướng mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc, tạo hành lang cho sự phát triển các phẩm chất đạo đức người cán bộ trong môi trường quân sự cũng như trong môi trường xã hội. Cần tăng cường bồi dưỡng niềm tin, tình cảm cách mạng, nghị lực vượt mọi khó khăn, thử thách và ý chí quyết tâm để vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

Xây dựng, phát triển các phẩm chất đạo đức người cán bộ quân đội phải hướng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong điều kiện mới gắn với chức trách, nhiệm vụ của mỗi người. Quá trình phát triển phẩm chất đạo đức người cán bộ quân đội hiện nay luôn gắn liền với sự phát triển những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ đổi mới. Song cũng cần phải nhận rõ và kiên quyết loại bỏ những yếu tố lỗi thời trong tư tưởng, thói quen hành vi đạo đức cũ, cùng với những thứ đạo đức phản nhân văn, trái với luân thường đạo lý của con người Việt Nam chân chính và xa lạ với những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng người cán bộ quân đội, cần đặt nó trong tổng thể các hoạt động nhằm xây dựng các tổ chức vững mạnh. Bởi vì, người cán bộ quân đội dù ở cương vị nào, bao giờ cũng gắn bó với một tổ chức cụ thể, được giao thực hiện những nhiệm vụ, chức trách cụ thể nhất định. Do đó, tập trung xây dựng các tổ chức luôn vững mạnh như tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức khoa học, tổ chức quần chúng... cũng chính là góp phần tạo nên môi trường quân sự lành mạnh để người cán bộ tu dưỡng, rèn luyện và tự hồn thiện mình. Cho nên, đối với tổ chức đảng các cấp, phải có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả thiết thực trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên về phẩm chất đạo đức, lối sống; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chặt chẽ đảng viên, kể cả ở nơi cư trú. Đối với hệ thống chỉ huy các cấp, người cán bộ chủ trì phải luôn nêu cao trách nhiệm trong công tác tổ chức duy trì chặt chẽ thực hiện các quy định chung trong đơn vị; phát huy được tính chủ động, năng động, sáng tạo trong thực hiện chức trách của cán bộ thuộc quyền; quan tâm xây dựng mơi trường văn hóa đạo đức của đơn vị luôn trong sạch, lành mạnh.

Trong lãnh đạo các tổ chức quần chúng, người chỉ huy phải tạo mọi điều kiện để các tổ chức đó hoạt động theo đúng chức năng, phát huy dân chủ, tham gia đóng góp ý kiến góp phần nâng cao chất lượng vào quá trình phát triển nhân cách người cán bộ ở từng đơn vị. Thực tiễn đã cho thấy, nếu người chỉ huy phát huy tốt nội dung ba dân chủ lớn thì những ý kiến đóng góp của quần chúng sẽ rất sát thực, đúng yêu cầu của lãnh đạo và chỉ huy, chỉ rõ được cụ thể những mặt mạnh, mặt hạn chế của người cán bộ và các tổ chức trong đơn vị, từ đó giúp cho lãnh đạo, chỉ huy có biện pháp đúng trong quản lý, xây dựng đơn vị.

Đối với người cán bộ quân đội, để nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thì trong mỗi suy nghĩ và hoạt động thường ngày phải thực hiện lời nói đi đơi với việc làm, rèn luyện tác phong thực sự, thực tế: "óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm"1. Sự

gương mẫu của người cán bộ về mọi mặt, ln q trọng và thương u đồng chí, đồng đội, tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưới và đồng nghiệp hồn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó mỗi cán bộ tự soi lại mình, để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Sau mỗi nội dung, mỗi giai đoạn cần tiến hành nghiên cứu, bổ sung những phương thức tuyên truyền, học tập đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm đạt được hiệu quả thiết thực. Đồng thời, tích cực chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, trong hành vi đạo đức của cán bộ; ngăn chặn có hiệu quả các tư tưởng cơ hội, thực dụng và hành vi tiêu cực đang tìm cách xâm nhập vào mơi trường đơn vị, qn đội; kết hợp giữa tự giác thực hiện với sức mạnh của dư luận tập thể quân nhân.

Những phẩm chất đạo đức của người cán bộ quân đội được củng cố và phát triển là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", nâng cao đạo đức cách mạng gắn liền với đấu tranh quét

sạch chủ nghĩa cá nhân. Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái nền kinh tế thị trường, trong xã hội ta còn tồn tại đan xen nhiều tư tưởng đạo đức, lối sống tư sản, tiểu tư sản và các tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân. Trong xã hội, chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng đã và đang làm đảo lộn các chuẩn mực, giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Về bản chất, chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng hoàn toàn đối lập với nền đạo đức mới mà chúng ta đang xây dựng. Vì thế, quá trình xây dựng và hiện thực hoá lý tưởng đạo đức xã hội chủ nghĩa trong quân đội hiện nay phải gắn với cuộc đấu tranh để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức, lối sống phi xã hội chủ nghĩa. Cần kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện của đạo đức tư sản, lối sống thực dụng trong đơn vị.

Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức khôi phục, cổ động, khuếch trương các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũ, đạo đức tư sản phản động lỗi thời, lạc hậu; ráo riết truyền bá lối sống và văn hóa phương Tây hịng mưu toan làm đảo lộn thang giá trị đạo đức mới trong xã hội ta. Chính vì vậy, biện chứng của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, đạo đức và lối sống là phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đạo đức cách mạng với kiên quyết đấu tranh xố bỏ triệt để những tư tưởng, thói quen đạo đức cũ cản trở sự phát triển nhân cách, đạo đức của con người mới. Vì vậy trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng; sử dụng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt với quyết tâm cao nhất kiên trì, bền bỉ, đấu tranh khơng khoan nhượng ngăn chặn sự tác động tiêu cực của đạo đức, lối sống tư sản, tiểu tư sản, tàn dư phong kiến như: các tệ nạn mê tín dị đoan, lối sống vị kỷ, vụ lợi, chủ nghĩa thực dựng, cá nhân chủ nghĩa... vào quân đội ta.

Đồng thời, các cấp ủy đảng, chỉ huy đơn vị phải tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát, quản lý để nắm chắc tình hình tư tưởng và hoạt động của đội ngũ cán bộ; chủ động ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực, lạc hậu trái với đạo đức, lối sống tập thể quân nhân, đảng viên, cán bộ. Điều căn bản là phải tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn gốc, nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực, từ đó xác định đúng phương hướng và các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa thực dụng, cần phải cảnh giác cao với những biến tướng của nó, được che đậy rất tinh vi, mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, trước hết phải được tổ chức tốt trong cán bộ, đảng viên ở mỗi đơn vị; phải kết hợp chặt chẽ và đồng bộ các biện pháp như: quản lý bằng điều lệnh, điều lệ, kỷ luật, quy định trong quân đội, pháp luật Nhà nước, kết hợp với giáo dục, điều chỉnh hành vi đạo đức bằng các chuẩn mực đạo đức, bằng dư luận trong tập thể quân nhân; tăng cường mở rộng dân chủ, phát huy hiệu quả sức mạnh các tổ chức; nâng cao khả năng "tự đề kháng", "tự miễn dịch" bằng nhiều hình thức và biện pháp phù hợp trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào quân đội.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w