Ngôn ngữ trong thơ của Tản Đà

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ CHO THƠ VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2 : ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ ĐỐI VỚI THƠ VIỆT NAM

2.4. Ngôn ngữ trong thơ của Tản Đà

Ngôn ngữ trong thơ mà Tản Đà đã sử dụng là một thứ tiếng Việt rất tinh tế và giàu tính biểu cảm. Ơng rất hạn chế sử dụng các điển cố, điển tích hoặc

29

từ Hán Việt. Cũng đôi khi, do ý đồ nghệ thuật mà ông vẫn sử dụng một vài cụm từ Hán Việt hoặc điển cố, điển tích nhưng ơng tự mình giải nghĩa, chú thích, thậm chí là bàn luận. Có nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng Tản Đà ưa dùng từ như: “mà”, “ai” và “ta”. Không những thế, ơng cịn dùng nhiều từ như:

“mình” và “tớ”. Đây đều là những từ mà ta rất thường bắt gặp trong những

câu ca dao, dân ca hoặc trong những câu thơ tự trào của các nhà Nho. Ngôn ngữ thơ của Tản Đà rất gần gũi và giản dị, thậm chí có những lúc khá thơ ráp. Nhiều khi, Tản Đà cũng sử dụng những từ ngữ dân dã và có phần hơi thơng tục.

Chính vì ngơn ngữ gần gũi, bình dị kết hợp với thể thơ dân tộc lục bát đã góp phần cho những câu thơ của Tản Đà dân gian hoá đến nỗi đã trở thành “ca

dao dân ca” của con người Việt Nam hiện đại. Tản Đà trước sau vẫn là một

nhà thơ của bình dân với ngơn ngữ thơ rất đổi gần gũi với đời sống. Thơ của ông chúng ta đọc lên thấy rõ âm hưởng dân gian có trong từng câu, từng chữ và cả những vần nhịp. Đó chính là chất rất riêng của ông và ông đã vận dụng chất riêng đó trong những câu thơ của mình và cũng là điều làm nên phong cách thơ của Tản Đà. Có lẽ cũng chính vì điều đó mà cho dù bản thân Tản Đà về sau rất ủng hộ Thơ mới, nhưng thơ của ơng thì rất khó để có thể mới theo hướng hiện đại hố.

Để nói đến thơ Tản Đà, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam – Trương Tửu đã đưa ra nhận xét: “Tôi gặp những cuộc ca vũ nhịp nhàng của âm điệu, tơi gặp những mãnh lực thần kì của chữ, những hội bay linh diệu của thần tượng. Tôi tưởng đang lạc vào thế giới của từ ngữ và hòa nhạc”. Đúng là như vậy,

ngôn từ trong thơ Tản Đà là sự chắt lọc tinh tế vừa bình dị, vừa da diết và cũng là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các từ ngữ, khẩu ngữ và nhịp điệu trong thơ.

30

2.4.1. Cách sử dụng khẩu ngữ trong thơ

Thơ Tản Đà không chỉ nằm ngồi bề mặt mà trong đó là một tinh hoa với màu sắc, âm thanh của từng con chữ. Thơ của Tản Đà không câu nệ, không theo khuôn khổ mà các con chữ được ơng sử dụng rất tự do và phóng khống, lời thơ trôi chảy rất tự nhiên. Nếu ngôn ngữ chỉ thường thấy trong sinh hoạt thì ở trong thơ ông ngôn ngữ đã dùng các từ cảm thán đã xuất hiện rất tự nhiên mà trước đó có rất ít nhà thơ nào sử dụng.

Như trong những câu thơ trong bài Muốn làm thằng Cuội, Tản Đà đã mở đầu bài thơ ấy bằng câu “Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi” bằng một cách nhẹ nhàng nhưng lại như đã đánh vào nỗi lòng người, như gọi chị Hằng và cũng như để cảm thán, để bộc lộ nỗi buồn của chính lịng của Tản Đà. Còn trong bài thơ Cảm thu, tiễn thu từ “hỡi ai” được cảm thán lên trên một tâm sự lòng người một cách thật sâu sắc:

“ Sắc đâu nhuộm úa quan hà Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương.

Nào người cố lý tha hương, Cảm thu ai có tư lường hỡi ai!”

Và trong bài thơ Tâm sự nàng Mỵ Ê, Tản Đà đã dùng những từ “ơi”, “hời” được Tản Đà viết vào những trang thơ mang nặng nỗi lòng, cũng là

những tiếng kêu than, những tiếng khóc thương...vừa gần gũi, nhẹ nhàng và chua xót:

“Ơi mây! Ơi nước! Ơi trời! Đũa ngọc, mâm vàng, giọt lụy rơi

31

Lệ thiếp đầy vơi Bể bể dâu dâu khóc nỗi đời Trời ơi! Nước hỡi! mây hời! Nước chảy mây bay trời ở lại Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi.”

Bên cạnh các từ gợi hình, gợi thanh nhà thơ cịn sử dụng cách xưng hơ rất đặc biệt. Có những câu thơ Tản Đà xưng “tớ” gần gũi như kể về chính cuộc đời của tác giả như trong bài thơ “Sự nghèo”:

“Người ta hơn tớ cái phong lưu Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo”.

2.4.2. Biện pháp tu từ dân gian

Chất dân gian cịn thể hiện ở việc ơng dùng những biện pháp tu ừ dân gian, tiêu biểu là phép so sánh và ẩn dụ. Trước hết là biện pháp so sánh được ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện. Biểu đạt được cảm nghĩ trừu tượng thơng qua những hình ảnh cụ thể do ngơn ngữ tạo thành, hình ảnh so sánh hết sức sinh động, ngơn ngữ mềm mại và bóng bảy.

“Gió thu thổi lạnh ao bèo Tiếc công cha mẹ như diều đứt dây”

(Phong dao – Tản Đà) Hay những hình ảnh so sánh hết sức mạnh mẽ tạo nên sức mạnh trong từng câu chữ, nhưng một giây sau có thể biến chuyển nhịp nhàng, hình ảnh mềm mại, tạo sức gợi:

32

“Khi văn hùng mạnh như mây chuyển! Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”

(Hầu Giời – Tản Đà) Bên cạnh đó ẩn dụ cũng được tác giả sử dụng vơ cùng tinh tế, nhờ đó mà sự vật dưới lớp bọc ngơn ngữ của Tản Đà cịn mang những lớp nghĩa sâu xa. Biện pháp tu từ này được thể hiện rõ nét thơng qua bài thơ sau:

“Bờ ao trên bụi có con cuốc ở dưới lại có con chẫu chuộc.

Hai con cùng ở cùng hay kêu Một con kêu thảm con kêu nhuốc

Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa Cuốc kêu đau lòng thương xuân qua

Cùng một bờ ao, một bụi rậm Phong cảnh khơng khác, tình khác xa!”

(Con cuốc cùng con chẫu chuộc - Tản Đà)

Bài thơ Con cuốc cùng con chẫu chuộc đã dùng hình ảnh hai con vật để nói đến những hạng người khác nhau trong tình cảnh đất nước bị xâm lược, người thì một lịng với đất nước với dân tộc đó là “con cuốc” và một kẻ thì gặp thời đắc ý mà coi nhẹ quốc gia thơng qua hình ảnh “con chẫu chuộc”.

Như vậy có thể nói mặt ngơn ngữ của Tản Đà đa dạng và đầy màu sắc, ở dưới dạng biện pháp tu từ, ngôn ngữ trong thơ Tản Đà lại được trau chuốt kĩ lưỡng nhưng cũng bình dị phụ hợp với người dân.

33

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ CHO THƠ VIỆT NAM (Trang 31 - 36)