Cách tân nhạc điệu, nhịp thơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ CHO THƠ VIỆT NAM (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2 : ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ ĐỐI VỚI THƠ VIỆT NAM

2.5. Cách tân nhạc điệu, nhịp thơ

Ngôn ngữ Việt Nam ta với sáu thanh điệu đã được nhà thơ Tản Đà vận dụng rất linh hoạt trong những bài thơ của ơng và ơng như đệm vào đó những nhạc điệu trong chính những câu thơ của mình. Trong thơ của ơng có âm bổng, âm trầm, âm nhẹ và có cả âm nặng… giống như đang mơ phỏng lên những hình dáng, những âm thanh và từ đó đã gợi lên những khung bật cảm xúc rất khác nhau, tạo ra những trạng thái khác nhau trong ngôn ngữ thơ của Tản Đà. Đặc biệt là đối với nền thi ca dân tộc, tiếng Việt ta đã tạo ra những giá trị nghệ thuật rất riêng. Tản Đà đã thừa kế và vận dụng khả năng gợi hình, gợi thanh của ngơn ngữ trong thơ ca để tạo nên những bài thơ thấm nhuần nhạc tính của ngơn ngữ thơ ca dân tộc. Bên cạnh đó, ơng cũng đã sáng tạo những từ ngữ mà khi tách riêng có thể chúng ta nghĩ rằng sẽ vô nghĩa nhưng khi kết hợp sử dụng trong thơ lại tạo cho câu chữ thơ ca thêm gợi tả:

“Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch, Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng.”

(Xem cô chài đánh cá – Tản Đà) Trong câu thơ lại có “bồng bỗng tếch” gợi lên cho ta cảm giác trống

rỗng và dường như không kéo được con cá nào trong mẻ lưới. “Bồng bỗng” sẽ chẳng có nghĩa gì khi đứng một mình nhưng qua câu chữ của Tản Đà, ta nhận thấy nỗi âu lo, buồn bã đối với cuộc sống, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ.

Và cũng trong bài thơ Tống biệt, ngôn ngữ cùng cách phối vần đã tạo nên ngữ điệu cho giọng thơ thêm hấp dẫn. Nhà thơ đã dùng ngơn ngữ để tạo nên hình tượng và nhạc điệu:

34

Trời đất từ nay xa cách mãi Cửa động,

Đầu non, Đường lối cũ,

Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi…”

Từ “vút” với âm sắc mạnh dường như đang thể hiện sự xa cách, li biệt và trong lịng đầy chóng vánh. Bay lên vút cho thấy một khoảng cách cao xa và rất nhanh chóng. Cũng như là cách mà nhà thơ đã ngắt nhịp thành ba câu thơ ngắn với mỗi câu chỉ hai từ, chính vì sự phối hợp từ những âm điệu đến tiết tấu để diễn tả từng bước chân ngập ngừng đầy quyến luyến không muốn rời xa trong một buổi chia xa ấy. Hay ở từ “trăng chơi” đã thể hiện sự vô định và chơi vơi, lơ lửng giữa khơng trung và khơng xác định được đích đến, khơng biết đi đâu về đâu.

Ông là một thi sĩ lãng mạn với tâm hồn đa cảm, Tản Đà đã đặt hồn mình vào những câu thơ. Cách sử dụng ngơn từ của ơng rất tự nhiên mà chính xác viết lên những câu thơ mang đậm chất riêng của mình. Tài năng sáng tạo của ông đã để câu từ được tự nhiên, sống động trôi theo cảm xúc, không o ép vào những ràng buộc khắt khe về hình thức trong những câu thơ. Ngơn từ trong thơ Tản Đà được tự do vẫy vùng trong thế giới thơ mang đậm chất riêng của ông.

Tiểu kết chương 2

Đầu thế kỉ XX, Tản Đà thổi vào thơ ca Việt Nam một làn gió mới lạ. Xuân Diệu cho rằng Tản Đà là người mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại, bởi ơng có một lối đi riêng biệt thể hiện qua phong cách thơ đầy độc đáo với những nét ngơng, mộng, đa tình,…hay đặc ở sắc ở ngôn ngữ, thể thơ, tiếp thu truyền thống thơ ca dân tộc và cách tân cho thơ, bứt phá khỏi những gị bó, trang

35

nghiêm của thời đại trước. Tản Đà là một nhà thơ giữa hai thế kỉ, điểm đắc sắc trong chính con người ơng đó là dám có cá tính, dám có cái tơi, và mang theo tính chất của thời đại (giao thời). Mang trong mình những cái mới và phát triển những cái cũ. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam nhận xét: “Tản Đà là người

của hai thế kỉ, đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc Tân kỳ …”.

Mặc dù sau khi ông mất đi, giới nghiên cứu mới nhìn nhận đúng về đóng góp của Tản Đà. Nhưng khơng thể khơng nói nhờ những đóng góp đó Tản Đà đã đưa thơ ca Việt Nam phá bỏ những rào chắn của văn học trung đại, mở đường cho văn học hiện đại phát triển.

Tóm lại, Tản Đà là tác giả văn học tiêu biểu của một thời kỳ văn học mang tính chất giao thời, các sáng tác của Tản Đà đa phần đều bộc lộ tính chất giao thoa này. Cho dù, trong giai đoạn đó, các tác phẩm của ơng khơng được các nhà Nho xem trọng, bị cho rằng lệch chuẩn, không đúng quy củ của văn học. Tuy nhiên,khi văn học đã có cái nhìn cởi mở hơn, thì đóng góp của Tản Đà đã tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đến dịng thơ hiện đại, thơ ơng trở thành định hướng con đường sáng tác cho những nhà thơ mới sau này. Minh chứng cho điều đó, Tản Đà ở nhiều sáng tác của mình đã đạt tới những thành tựu vượt khỏi sự thử thách của thời gian, trở thành giá trị nghệ thuật lâu dài, bất diệt trong lòng người yêu thơ.

36

KẾT LUẬN

Tản Đà có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học cận – hiện đại, một cách khách quan về những đóng góp trong thơ của Tản Đà, ta thấy được những màu sắc thơ có phần khác lạ so với thời trung đại. Đâu đó trong thơ của ơng vẫn cị pha lẫn những nét truyền thống, những văn hóa xưa cũ mà đó giờ có thể nói khó có nhà thơ nào làm được như thế. Ông đi từ kinh nghiệm viết văn cũ, cách tân thể loại, phong cách, nhằm làm cho văn học đi vào quần chúng, có sức mạnh lay động, thức tỉnh. Tản Đà đưa tình cảm của con người cá nhân trong đời sống bình thường của xã hội, đưa những nỗi buồn vui, lo âu, hy vọng, khát khao yêu đương vào văn học. Ông cũng đi từ kinh nghiệm viết văn cũ, cách tân thể loại, phong cách, làm cho văn chương nhuần nhị, duyên dáng, hợp với công chúng thành thị.

Tản Đà là nhà thơ dân tộc. Vinh dự đó đến với ơng bằng con đường phát huy vốn sống dân tộc, trau dồi ngôn ngữ văn học và phát triển thơ ca dân tộc.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Mậu, Tản Đà về tác gia và tác phẩm, 200, Nxb Giáo dục. 2. Trần Huệ Phong, Lê Thanh, Thi sĩ Tản Đà nghiên cứu & phê bình, Tản Đà thư cục 1939.

3. Nguyễn Hương Ngọc,– Tản Đà trong tiến trình Văn học Việt Nam nữa đầu

thế kỉ XX, 2020, Luận án Tiến sĩ Văn học.

4. Ôn tập tác giả Tản Đà (1989-1932).

5. Phan Cự Đệ – Trần Đình Hưu, Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Giáo dục Việt Nam.

6. Hoài Thanh, 2008, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn hóa Sài Gịn.

Tham khảo Internet:

7.Thơ Tản Đà:

https://www.thivien.net/?fbclid=IwAR1PuxoZ9M64iYy7ASvkpQXue8TW36 A95IHVFTyJ9vOmQWu32eDKjXUn4Ns

8. Tản Đà - Người mở đầu thơ Việt Nam hiện đại

http://thcs.daytot.vn/thuat-ngu/Lop-8/Tan-Da-319.html. 9. Tản Đà - Thi Sĩ Của Hai Thế Kỷ

https://reginapacistuxuong.wixsite.com/saigon/forum/tho-tan-da/tan-da-thi-si- cua-hai-the-ky?fbclid=IwAR0-

kl9m5j_dcsBiE3GDG_Yd2e9hQnxKk89fKcuX1VFzp6NIQCUd_-vpuq4. 10. Văn học nghệ thuật – Tản Đà thi Sĩ Của Hai Thế Kỷ

38

https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id =13628&fbclid=IwAR0K5v7CDXqKj2u1vG0teleyaoVRkwbgwB38aSBEU WL_ueH4ujvVa1eUwpk.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA TẢN ĐÀ CHO THƠ VIỆT NAM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)