.Khái niệm linh kiện triac

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật điện điện tử (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính Trình độ Trung cấp) (Trang 66 - 68)

TRIAC (viết tắt của TRIode for Alternating Current) là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dịng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.

Triac là Linh kiện bán dẫn 5 lớp, dẫn điện xoay chiều khi được kích mở. Triac gồm hai SCR nối với nhau (ghép song song), có thể điều khiển dịng điện theo cả 2 chiều. Nó được kích phát bằng các xung (dương hoặc âm) ở cổng. Triac được dùng để điều khiển dịng điện trung bình trong các thiết bị nung công nghiệp và hệ thống chiếu sáng.

66

3.Nguyên tắc hoạt động TRIAC:

Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC bao gồm hai đoạn đặc tính ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba (hệ trục Descartes), mỗi đoạn đều giống như đặc tính thuận của một thyristor.

TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). Tuy nhiên xung dịng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dịng điều khiển dương. Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dịng điện qua TRIAC thì sử dụng dịng điện âm là tốt hơn cả.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG V:

1. Nêu khái niệm, cấu tạo ký hiệu SCR?

2. Nêu nguyên tắc hoạt động của linh kiện SCR? 3. Nêu khái niệm, cấu tạo ký hiệu DIAC?

4. Trình bày nguyên tắc hoạt động của linh kiện DIAC? 5. Nêu khái niệm, cấu tạo ký hiệu TRIAC?

67 THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

1. AC: Alternating Current (điện xoay chiều) 2. DC:Direct current (điện một chiều)

3. Transistor: linh kiện bán dẫn

4. Mosfet,Scr,Triac,Diac: linh kiện bán dẫn từ trường

5. ATX: Advanced Technology eXtended (nguồn xung kích) 6. STB: Stanby (nguồn cấp trước)

7. IC: integrated circuit (vi xử lý)

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình linh kiện điện tử của Trương văn Tám 2. Tài liệu điện tử cơ bảncủa Nguyễn Phan Kiên.

3. Tài liệu kỹ thuật điện tử chọn lọc của Nguyễn Thành Trung

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật điện điện tử (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính Trình độ Trung cấp) (Trang 66 - 68)