Dùng phấn bố trí vị trí đường ống, thiết bị trên bảng gỗ thực tậ p
BÀI 6 LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT
9. CÁC LOẠI NỐI ĐẤT
Sự lựa chọn đúng các khí cụ điện bảo vệ về thông số dòng điện, điện áp định mức, phụ thuộc vào sự bố trí nối đất của hệ thống, mạng điện lắp đặt. Hệ thống, mạng điện phân phối được phân loại theo tiêu chuẩn IEC 364/3 dựa vào cách bố trí hệ thống nối đất. Theo tiêu chuẩn này, hệ thống này, một hệ thống, mạng điện được định nghĩa bằng hai chữ cái, đó là hệ thống, mạng điện IT, TT, TN. Bên cạnh hai chữ cái, còn dùng thêm một hoặc hai chữ cái nữa để chỉ cách bố trí dây trung tính và dây bảo vệ, chẳng hạn hệ thống, mạng điện TN – C, TN – S, TN – CS.
- Chữ cái thứ nhất, hoặc là chữ T hoặc là chữ I, thể hiện tính chất của trung tính nguồn, chỉ mối quan hệ và nguồn điện nối đất.
+ T: nối đất trực tiếp ( trung tính nguồn trực tiếp nối đất)
+ I: tất cả các phần mang điện cách ly với đất hoặc một điểm được nối đất thông qua một trở kháng ( trung tính nguồn cách ly )
- Chữ cái thứ hai, hoặc chữ T hoặc chữ N, thể hiện hình thức bảo vệ, xác định mối quan hệ của các phần dẫn điện lộ ra ngoài của hệ thống, mạng điện lắp đặt và hệ thống nối đất.
+ T: nối đất trực tiếp ( bảo vệ nối đất – vỏ thiết bị điện bằng kim loại được nối đến hệ thống nối đất.
+ N: nối trực tiếp các phần dẫn điện lộ ra ngoài bằng một dây dẫn bảo vệ với một điểm đã được nối đất của nguồn điện, thường là điểm trung tính ( bảo vệ nối dây trung tính – vỏ thiết bị điện bằng kim loại được nối đến dây trung tính)
Trong hệ thống, mạng điện TN còn dùng thêm một hoặc hai chữ để định nghĩa cách bố trí dây trung tính và dây bảo vệ.
81 + C: dây trung tính N và dây bảo vệ PE chung nhau thành một dây là dây PE.
+ S: dây trung tính N và dây bảo vệ PE được tách với hai chức năng riêng là dây N và dây PE.
+ CS: dây trung tính và dây bảo vệ chỉ kết hợp trong một vài phần của hệ thống.
10. Hệ thống TT
Trong hệ thống TT, tất cả các phần dẫn điện lộ ra ngoài ( vỏ kim loại của thiết bị điện ) trong hệ thống thống lắp đặt được nối với một cọc nối đất, cọc này không nối kết về điện với đất tại nguồn cung cấp điện. (hình vẽ )
11. Hệ thống IT
Đôi khi rất khó nối đất có hiệu quả, bởi vì tổng trở mạch vòng có thể không đủ nhỏ theo yêu cầu. Giới hạn dòng điện sự cố trong hệ thống IT đạt được bằng cách bỏ nối đất từ nguồn ( trung tính cách ly ), hay bằng cách nối điện trở vào giữa đường dây trung tính và hệ thống nối (hình vẽ )
82 12. Hệ thống TN
Trong hệ thống TN, mạch vòng sự cố bao gồm toàn bộ các phần dẫn điện, do đó có thể tránh trị số cao của điện trở nối đất. Điểm giữa hình sao (điểm trung tính) ở nguồn điện được nối đất trực tiếp, các phần dẫn điện lộ ra ngoài của hệ thống có thể được nối với một dây bảo vệ riêng (TN –S) hay kết nối day bảo vệ với dây trung tính (hệ thống TN – C hay TN –CS). Hình vẽ.
83 III. Nối đất chống sét
1. Khái niệm : Sét (hay còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây. Chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn.
Trong quá trình tích lũy các điện tích trái dấu, một điện trường có cường độ luôn được gia tăng hình thành xung quanh đám mây. Khi điện thế ở một điểm bất kỳ của đám mây đạt giá trị tới hạn vượt quá ngưỡng cách điện của không khí (với áp lực khí quyển bình thường khoảng 3.106 V/m), ở đó xảy ra sự đánh xuyên hay còn gọi là sét tiên đạo.
2. Ý nghĩa : Nối đất chống sét là nối điện thiết bị chống sét (kim thu lôi, dây thu sét, lưới thu sét, thiết bị chống sét ...) với hệ thống nối đất nhằm tản dòng điện sét vào đất giữ cho điện áp tại mọi điểm (trong khu vực được bảo vệ) không quá lớn, đảm bảo an toàn cho công trình, thiết bị và con người khi có sét đánh.
3. Các đặc điểm cơ bản của sét :