3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
3.2.2. Nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho
Hàng tồn kho của Công ty trong giai đoạn vừa qua đã tăng lên làm giảm số vòng quay hàng tồn kho nói riêng và ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tại Cơng ty nói chung. Do đó, trong thời gian tới, Cơng ty cần áp dụng các giải pháp để nâng cao hơn nữa việc tiêu thụ hàng hóa, nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho. Cụ thể:
Chính sách bán hàng hấp dẫn: Trong bối cảnh nhu cầu về vật tư xây dựng
trên thị trường ở mức thấp, sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng cao thì Cơng ty cần có chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. Công ty cần xây dựng chính sách bán hàng dựa trên các nhóm đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng sát nhất các yêu cầu đặc thù của từng khách hàng, đem lại các giá trị gia tăng phù hợp cho khách hàng:
Đối với nhóm các đại lý cấp dưới, doanh nghiệp thương mại, phân phối lại hàng của Cơng ty thì cần có chính sách hoa hồng cạnh tranh, có các mức thưởng dựa trên khối lượng tiêu thụ, thanh toán tiền hoa hồng nhanh, hỗ trợ hoạt động quảng cáo cho các dòng vật tư xây dựng mới;
Đối với nhóm các chủ đầu tư xây dựng cơng trình thì Cơng ty cần tập trung chào giá cạnh tranh, hỗ trợ hoặc chịu toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ kho của Cơng ty đến cơng trình, hỗ trợ việc thanh tốn trả chậm, trả sau hoặc thanh toán tiền theo tiến độ xây dựng;
Đối với các khách hàng vãng lai, cá nhân, nhỏ lẻ thì Cơng ty cần có các mức giá ưu đãi, không quá chênh lệch so với giá bán buôn để thu hút khách hàng, hoặc cho phép mua hàng tích lũy khối lượng để được hưởng chiết khấu, giảm giá, thường xun thơng báo, cập nhập giá của các dịng sản phẩm để khách hàng vãng lai nắm rõ.
Mở rộng thị trường kinh doanh: Để nâng cao khối lượng hàng hóa tiêu thụ thì
khách hàng hơn. Trong bối cảnh hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ở mức yếu thì Cơng ty cần mở rộng hoạt động phân phối hàng, tiếp thị hàng hóa đến các chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng tại các tỉnh, thành lân cận. Cơng ty cũng có thể hợp tác với các doanh nghiệp địa phương khác để kinh doanh lại các mặt hàng mà Cơng ty có giá nhập tốt, giúp nâng cao tốc độ luân chuyển của hàng hóa.
3.2.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho
Để quản lý chặt chẽ hàng tồn kho thì Cơng ty cần áp dụng các giải pháp sau:
Lập kế hoạch nhập hàng sát với diễn biến thị trường: Để tránh tình trạng vốn
lưu động bị ứ đọng quá nhiều trong hàng hóa tồn kho hoặc dự trữ thiếu hụt hàng hóa, sản phẩm khiến Cơng ty khơng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Cơng ty cần lên kế hoạch nhập hàng hóa sát với thực tế. Cơng ty cần tính tốn khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong các kỳ kinh doanh: dựa trên các đơn hàng hiện có, dựa trên việc đánh giá phát triển của hoạt động xây dựng tại địa phương và dựa trên các động thái của các doanh nghiệp cùng ngành. Do đặc thù ngành xây dựng có tính mùa vụ với dịp cao điểm tiêu thụ hàng hóa là vào cuối năm và các tháng mùa hè, dịp thấp điểm là thời gian sau Tết và các tháng mùa đơng. Vì vậy, Cơng ty cũng cần tính tốn yếu tố mùa vụ vào trong việc lập kế hoạch nhập hàng. Do mỗi lần nhập hàng, Công ty thường nhập nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư khác nhạu nên Cơng ty cần phải khảo sát kỹ nhu cầu về từng chủng loại hàng hóa để tính tốn khối lượng cần nhập của từng chủng loại.
Quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho hiện tại: Với đặc thù hàng hóa tồn kho
của Cơng ty gồm nhiều chủng loại, mẫu mã vật tư xây dựng khác nhau nên Cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ việc nhập, xuất cũng như việc bảo quản hàng hóa. Cụ thể, Cơng ty cần lập quy định nghiêm ngặt về việc nhập hàng và xuất hàng khỏi kho, thường xuyên kiểm kê hàng hóa để tránh việc hàng hóa bị thất thốt. Cơng ty cũng cần kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm ngăn ngừa việc suy giảm chất lượng hàng, làm giảm giá trị hàng hóa. Cơng
ty cần nắm chắc sự biến động của các loại hàng hóa dự trữ trong kho để đánh giá tốc độ tiêu thụ của từng loại sản phẩm, từ đó có kế hoạch nhập hàng phù hợp.
3.2.4. Quản lý chặt chẽ nợ phải thu
Trong giai đoạn vừa qua, nợ phải thu của Công ty đã tăng lên qua các năm, do vậy Cơng ty cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu:
Đối với nợ phải thu khách hàng:
Công ty cần quản lý chặt chẽ việc thanh toán trả chậm, trả sau bằng việc khảo sát kỹ năng lực tài chính, kinh doanh, quan hệ kinh tế của từng khách hàng trước khi cho phép bán hàng trả chậm, trả sau. Công ty cũng cần đưa ra mức giới hạn giá trị hợp đồng cho phép thanh tốn trả chậm, trả sau với từng nhóm khách hàng nhằm hạn chế quy mô nợ phải thu;
Công ty cần có các ràng buộc kinh tế mạnh với các khách hàng như: quy định chặt chẽ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và giá trị thanh toán cũng như quy định mức phạt chậm thanh toán, hủy hợp đồng ở mức cao để ràng buộc khách hàng trong việc thực hiện các cam kết kinh doanh;
Cơng ty cần rà sốt thường xun các khoản nợ phải thu khách hàng, theo dõi chặt chẽ tiến độ thanh toán của từng khách hàng để có biện pháp đốc thúc thanh tốn kịp thời. Cơng ty cũng cần quy chuẩn hóa các biện pháp thu hồi nợ (phương pháp, hình thức, bộ phận thực hiện…) để có hành động kịp thời khi phát sinh nợ phải thu;
Đối với các khoản nợ có dấu hiệu khơng thu hồi được, nợ khó địi, nợ mất thì Cơng ty cần chuẩn bị nguồn tài chính dự phịng, trích lập quỹ để xử lý nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi để thu hồi khi có điều kiện.
Đối với khoản trả trước người bán:
Cơng ty cần tích cực đàm phán với các nhà cung cấp để giảm số tiền phải đặt cọc, ký quỹ, trả trước khi nhập hàng, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp Cơng ty có quan hệ kinh doanh thường xuyên;
Công ty cần theo dõi sát sao tiến độ thực hiện hợp đồng giữa Công ty với các nhà cung cấp để đảm bảo các nhà cung cấp cung ứng hàng hóa đầy đủ theo
đúng tiến độ mà Công ty đề ra hoặc theo tiến độ chuyển giao tiền hàng, hạn chế tình trạng các nhà cung cấp chiếm dụng tiền hàng;
Công ty cần đàm phán để được hưởng lãi từ các khoản tiền đặt cọc, ký quỹ tại các nhà cung cấp với mức lãi suất ngang bằng mức lãi suất tiền gửi nhằm bảo toàn đồng vốn.
3.2.5. Dự trữ tiền phù hợp với tình hình kinh doanh
Trong giai đoạn vừa qua, tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty đã giảm xuống qua các năm, ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn. Vì thế, Cơng ty cần áp dụng một số biện pháp như sau:
Trước mỗi kỳ kinh doanh, Công ty cần xác định lượng tiền cần thiết phục vụ các hoạt động kinh doanh sắp tới để chủ động chuẩn bị nguồn tiền. Nếu nguồn tiền thiếu hụt thì Cơng ty cần gia tăng việc thu hồi nợ, hạn chế bán hàng trả chậm, trả sau, đẩy mạnh việc bán sản phẩm, hàng hóa, hạn chế chi tiền và lên kế hoạch vay nợ để bổ sung vốn lưu động. Nếu nguồn tiền dư thừa thì Cơng ty cần có phương án sử dụng, đầu tư hợp lý nhằm nâng cao sức sinh lời của đồng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh tốn;
Trong q trình hoạt động kinh doanh, Công ty cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vào các nghiệp vụ, hoạt động để đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao; hạn chế tình trạng lạm chi gây thâm hụt ngân sách;
Công ty cần sử dụng, kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý hàng tồn kho và nợ phải thu để đảm bảo duy trì dịng tiền đều về quỹ, giúp hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra ổn định.
Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp ln tìm kiếm các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại với đặc điểm là vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn kinh doanh.
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Vật Liệu Và Xây Dựng Vĩnh Khánh, em đã hiểu về tình hình thực tế về hoạt động sử dụng vốn lưu động của Cơng ty và đã hồn thành được vấn đề nghiên cứu: “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Vật Liệu Và Xây Dựng Vĩnh Khánh”. Trong bài luận văn
này, em đã trình bài khái qt các vấn đề chính liên quan đến vốn lưu động và hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp, đồng thời em phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Vật Liệu Và Xây Dựng Vĩnh Khánh giai đoạn 2015 – 2017. Dựa trên những tồn tại của Công ty trong vấn đế sử dụng kém hiệu quả vốn lưu động, em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty nhằm giúp Công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do thời gian thực tập có hạn, chắc chắn bài luận văn tốt nghiệp này vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vậy em mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cơ để bài viết của em thêm hồn thiện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S.Đặng Ngọc Tú, ban lãnh đạo Công ty và các cán bộ, nhân viên trong Công ty đã chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Thái Bá Cẩn, giáo trình Thẩm định Báo cáo Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
2. TS.Phạm Thanh Bình, giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội;
3. GS.TS Vũ Văn Hóa, PGS.TS Lê Văn Hưng và TS.Vũ Quốc Dũng, giáo trình Lý thuyết Tiền tệ và Tài chính, Đại học Kinh doanh và Cơng nghệ Hà Nội; 4. Báo cáo tài chính của Cơng ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Vật Liệu
Và Xây Dựng Vĩnh Khánh giai đoạn 2015 – 2017;
5. Các tài liệu có liên quan của Cơng ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Vật Liệu Và Xây Dựng Vĩnh Khánh giai đoạn 2015 – 2017.