AN TOÀN ĐIỆN

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Thực tập Kỹ thuật điện – điện tử - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 34 - 35)

1. Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện gây ra:

1.1. Điện giật:

Hình 4.13 Động cơ một pha dùng tụ

a) Tụ điện khởi động. b) Tụ điện thường trực. c) Đồ thị vectơ

Hình 4.14 Động cơ KĐ 1 pha có vịng ngắn mạch ở cực từ a) Cấu tạo. b) Đồ thị vectơ. c) Đặc tính mơmen

35 | P a g e

Do tiếp xúc với phần tử dẫn điện có điện áp: tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.  Về tiếp xúc trực tiếp: Phân biệt các tình huống sau:

- Sự tiếp xúc với phần tử đang có điện áp làm việc.

- Sự tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện song vẫn cịn tích điện tích.

- Sự tiếp xúc với các phần tử đã bị cắt ra khỏi nguồn điện làm việc, song phần tử này vẫn còn chịu một điện áp cảm ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện do các trang thiết bị điện khác đặt gần.

 Về tiếp xúc gián tiếp: có các tình huống sau:

- Sự tiếp xúc với các phần tử như rào chắn, vỏ hay các thanh thép giữ các thiết bị, hoặc tiếp xúc trực tiếp với trang thiết bị điện mà chúng đã có điện áp do chạm vỏ.

- Sự tiếp xúc với các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng tĩnh điện hay điện từ. Hiện nay, số phần trăm tai nạn do tiếp xúc gián tiếp giảm nhiều so với tai nạn do tiếp xúc trực tiếp ở các nước công nghiệp.

1.2. Đốt cháy điện:

Có thể sinh ra do ngắn mạch nguy hiểm, ví dụ như thay cầu chì trong khi lưới điện có sự cố chưa được giải quyết hoặc ngắt dao cách ly khi đang có tải… Tai nạn đốt cháy điện là do chạm đất kéo theo phát sinh hồ quang mạnh. Đốt cháy điện thường sinh ra nhiệt lượng rất cao và là kết quả của phát sinh hồ quang điện.

Sự đốt cháy điện là do dòng điện rất lớn chạy qua cơ thể người.

1.3. Hỏa hoạn và nổ:

Hỏa hoạn có thể ở ngay cạnh trang thiết bị điện có các vật liệu dễ cháy với số lượng đủ để có thể gây nguy hiểm. Dịng điện đi qua dây dẫn quá giới hạn hoặc do hồ quang điện sinh ra cũng có thể gây nên hỏa hoạn. Nếu ở gần các đường dây điện có dịng điện q lớn có các hợp chất nổ thì sẽ sinh ra sự nổ do nhiệt độ của dây dẫn vượt qúa giới hạn.

Đại đa số các trường hợp gây tai nạn là do điện giật. Số tai nạn do hỏa hoạn và nổ ở trang thiết bị điện là rất ít.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Thực tập Kỹ thuật điện – điện tử - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 34 - 35)