SẮP XẾP CÁC ĐỐI TƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Adobe Ilustrator (Ngành/Nghề: Thiết kế đồ họa) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 46)

Để sắp xếp thứ tự trên dưới của các đối tượng, ta chọn đối tượng cần thay đổi, sau đó chọn

Object > Arrange:

1. BRING TO FRONT (CRTL+SHIT+]):

Đưa đối tượng lên trên cùng.

Hình 1.17. Đưa đối tượng lên trên cùng.

2. BRING FORWARD (CTRL+]):

Đưa đối tượng lên trên 1 vị trí.

- New layer : tạo layer mới

- New Sublayer : tạo layer con

- Duplicate : tạo bản sao layer

- Delete : xóa layer

- Options for “layer” : mở hộp thoại layer Options

- Make Clipping Mask : tạo bản che

- Locate Object : hiển thị vị trí của đối tượng trong danh sách Layer

- Merge Selected : hộp những layer đang chọn.

- Flattern Artwork : hộp tất cả cả các layer trong bản vẽ thành 1 layer duy nhất.

- Collect in new layer : hộp tất cả nội dung của layer đang chọn thành một

layer mới.

- Release to layers : tách rời những nội dung của layer thành những layer con

- Release to layer (Build): tác rời các nội dung nhưng layer trên cùng thì chứa tất cả các đối tượng và lần lượt giảm dần đối với những layer kế tiếp.

- Reverse order : thay đổi thứ tự trên dưới những layer đang chọn.

- Hide order : ẩn các layer khác chỉ hiển thị layer đang chọn.

- Outline others/Preview : hiển thị các layer còn lại dạng Preview hoặc Outline

- Lock others : khóa tất cả các layer khác trừ layer đang chọn.

Hình 1.18. Đưa đối tượng lên trên 1 vị trí.

3. SEND BACKWARD (CRTL+[) :

Đưa đối tượng xuống dưới 1 vị trí.

Hình 1.19. Đưa đối tượng xuống dưới 1 vị trí.

4. SEND TO BACK (CRTL+SHIFT +]):

Đưa đối tượng xuống dưới cùng.

Hình 1.20. Đưa đối tượng xuống dưới cùng. III. KẾT HỢP CÁC ĐỐI TƯỢNG (PAFINDER)

- Chọn Window > Pathfinder (Shift – F9).

Hình 1.53

1. SHAPE MODES

Kết nối các đối tượng chồng lấp lên nhau thành một đối tượng.

Đối tượng kết xuất sẽ có thuộc tính fill và stroke của đối tượng trên cùng.

b. Subtract From Shape Ares.

Lấy đối tượng nằm dưới cùng trừ đi các đối tượng nằm bên trên.

c. Intersect Shape Area.

Lấy phần giao của các đối tượng được chọn.

d. Exclude Shape Area:

Giữ lại phần không trùng lấp của các đối tượng. Nếu số các đối tượng trùng lấp lá một số chẳn thì phần trùng lấp sẽ trở thành trong suốt.

Nếu số các đối tượng trùng lấp là một số lẻ thì phần trùng lấp sẽ được tô màu.

2. PATHFINDERS

a. Divide.

b. Trim

Loại bỏ những phần bị che khuất của các đối tượng. Sau khi thực hiện lệnh Trim các đường viền (stroke) sẽ bị mất.

c. Merge

Cũng dùng để loại bỏ những phần bị che khuất của các đối tượng (giống như Trim), tuy nhiên sau đó các phần trùng lấp có màu giống nhau sẽ được kết nối (unite) lại với nhau.

d. Crop

Thực hiện Divide chia các đối tượng của bản vẽ thành các thành phần được tơ màu bên trong sau đó loại bỏ những phần của bản vẽ nằm bên ngoài phạm vi của đối tượng trên vùng. Tất cả các stroke cũng sẽ bị mất trong quá trình thực hiện lệnh Crop.

e. Outline

Tạo ra các đoạn thẳng / cong tại các vùng giao nhau của các đối tượng. Ta có thể tách nhóm (Object > Ungroup) hoặc dùng cơng cụ để thao tác với các đoạn một cách độc lập.

f. Minus back

BÀI 4 : CÁC MẪU MÀU VÀ CÁC CHẾ ĐỘ MÀU I. CÁC CHẾ ĐỘ MÀU VÀ MƠ HÌNH MÀU I. CÁC CHẾ ĐỘ MÀU VÀ MƠ HÌNH MÀU

1. MƠ HÌNH MÀU HSB

Mơ hình HSB mơ tả ba đặc điểm cơ bản:

- Hue (màu sắc) : là màu được phản chiếu từ một đối tượng hay được truyền qua một đối tượng. Hue được xác định bở tên của màu, chẳng hạn như màu đỏ, màu cam hay màu xanh lục.

- Saturation (độ bão hòa): Là cường độ hay sự tinh khiết của màu, độ bão hịa tiêu biểu cho lượng màu xám được tính theo tỷ lệ 0% (màu xám) đến 100% (hoàn tồn bão hịa).

- Brightness (độ sáng) : là độ sáng hay tối tương đối của màu.

2. MƠ HÌNH MÀU RGB

Mơ hình màu RGB bao gồm: ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác nhau. Trong đó các chữ R, G, B là chữ viết tắt của các màu Red, Green, Blue. Đây là ba màu gốc trong các mơ hình ánh sáng bổ sung.

3. MƠ HÌNH MÀU CMYK

CMYK (hay đơi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mơ hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mơ hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:

- C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả - M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm - Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng

- K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue).

II. CÁC LOẠI MÀU ĐỐM VÀ MÀU XỬ LÝ

Có thể chỉ định các loại màu thuộc loại màu đốm hay màu xử lý, tương ứng với hai loại mực màu chính được sử dụng trong quy trình in thương mại. Trong palette Swatches có thể nhận biết loại màu của một màu bằng cách sử dụng biểu tượng kế bên tên của màu.

1. MÀU ĐỐM

Màu đốm là một mực màu đặc biệt được trộn sẳn để sử dụng thay cho các mực màu xử lý CMYK, nó địi hỏi phải có khn in riêng trên các máy in. Màu đốm được sử dụng khi có ít màu được chỉ định và độ chính xác màu là quan trọng.

2. MÀU XỬ LÝ

Màu xử lý được in bằng cách sử dụng sự kết hợp giữa bốn màu mực xử lý chuẩn: Màu lục lam, màu đỏ thẩm, màu vàng và màu đen (CMYK). Màu xử lý được sử dụng khi công việc in cần quá nhiều màu đến nỗi việc sử dụng các màu mực đốm riêng lẻ trở nên quá đặt hay không thực tế, chẳng hạn như khi in các bức ảnh màu.

III. LÀM VIỆC VỚI CÁC MẪU MÀU

Các màu đốm ở dạng các các mẫu màu đã được tạo ra và được chứa trong Palette Swatches. Các mẫu màu này giúp dễ dàng xác định và chỉnh sửa bột màu, gradient, mẫu hay sắc độ.

IV. ÁP DỤNG MÀU (TÔ MÀU)

1. FILL

Muốn thao tác với fill ta phải chọn fill box ở chế độ foreground (ô màu Fill Box nằm trên)

Thao tác thực hiện :

- Chọn đối tượng cần tô màu nền.

- Nhấp vào ô màu tô và chọn màu bất kỳ theo ý để tô màu vào đối tượng.

Hình 1.62

2. TƠ MÀU ĐƠN:

Ta có thể chọn màu tơ bằng cách:

Cách 1 : window > Color (F6).

- Chọn màu trên color bar của color palette.

- Hoặc gõ các giá trị cụ thể vào các ơ trong palette.

Hình 1.63

Cách 2 : Window > Swatches:

- Chọn đối tượng, rồi chọn một mẩu màu trong Swatches palette:

Cách 3: Tạo Pattern.

- Vẽ mẫu rồi chọn Edit / Define Pattern.

3. TÔ MÀU CHUYỂN SẮC (GRADIENT FILL) :

Để định màu chuyển ta chọn window > Gradient ( Ctrl + F9).

Hình 1.67

- Ta có thể chọn màu cho các mốc tơ chuyển bằng cách nhấp trực tiếp vào ô màu và chọn màu cần tô.

- Để thay đổi hướng chuyển sắc trên đối tượng, ta dùng công cụ Gradient và rê chuột trên đối tượng.

4. TÔ LƯỚI (MESH)

Một đối tượng được tô lưới (mesh object) là một đối tượng đơn (single object) có nhiều màu (multi- colored object), trong đó màu sắc có thể chuyển theo chiều hướng khác nhau và chuyển nhẹ nhàng từ điểm này sang điểm khác.

Hình 1.68

5. TẠO ĐỐI TƯỢNG TÔ LƯỚI BẰNG LỆNH OBJECT > CREATE

GRADIENT MESH

Chọn đối tượng cần tô lưới.

Chọn Object > Create Gradient Mesh… một hộp đối thoại sẽ xuất hiện cho phép ta xác định các thơng số lưới:

Hình 1.69

6. TẠO ĐỐI TƯỢNG TÔ LƯỚI BẰNG CÔNG CỤ GRADIENT MESH (U)

- Chọn đối tượng.

- Chọn công cụ Gradient Mesh.

- Bấm chuột vào một vị trí bất kỳ trên đối tượng để tạo một điểm lưới (mesh point) với màu hiện hành. Khi đó các đường lưới (mesh lines) sẽ tạo ra kéo dài từ điểm lưới đến biên của đối tượng. Bấm chuột vào một đường lưới sẵn có để tạo ra một đường lưới giao với đường sẵn có.

- Nhấn giữ phím Shift và bấm chuột vào một vị trí bất kỳ trên đối tượng để tạo một điểm lưới mà không làm thay đổi màu hiện hành của đối tượng.

- Nhấn giữ phím Alt và bấm chuột vào một điểm lưới để xoá điểm lưới và 2 đường lưới ngang, dọc đi qua điểm lưới này.

- Để hiệu chỉnh điểm lưới ta có thể:

- Dùng công cụ Gradient MeshĠ hoặc Direct SelectionĠ để chọn điểm lưới.

- Điều chỉnh tiếp tuyến của điểm lưới nếu cần thiết.

- Di chuyển điểm lưới một cách tự do hoặc nhấn giữ Shift để di chuyển điểm chạy theo đường lưới.

- Ta có thể thay đổi màu của từng điểm lưới hoặc thay đổi màu cho cả mảng lưới (mesh patch) bằng cách chọn màu trong Color Palette, Swatches Palette hoặc sử dụng công cụ PaintBucket để tô màu.

Lưu ý: Chức năng View > Smart Guides (Crtl+ U) cho phép hiện các đường lưới của đối

tượng khi ta đưa con trỏ vào đối tượng, mà không nhất thiết phải chọn đối tượng.

V. ÁP DỤNG MÀU BẰNG CÁCH SỬ DỤNG HỘP CÔNG CỤ

Sử dụng hộp Fill và Stroke trong hộp công cụ để chọn kiểu tô và nét tô của một đối tượng.

Để chuyển đổi giữa kiểu tô và nét tô ở dạng một mục chọn hoạt động hãy nhấn X trên bàn phím. Để hốn để các màu tô và nét của một đối tượng được chọn nhấn phím Shift + X.

- Để trở về màu mặc định (màu trắng, viền đen) : nhấn Default Fill and Stroke - Thay đổi kiểu tô sang gradient : nhấn vào Gradient

VI. SỬ DỤNG PALETTE COLOR

Vào Window/Color

Chọn hộp Fill hoặc hộp Stroke trong palette Color hoặc trong hộp công cụ. Chọn đối tượng và nhấn chuột vào thanh màu để tô màu.

VII. ÁP DỤNG MÀU BẰNG CÁCH RÊ VÀ THẢ

Có thể rê và thả màu trực tiếp từ các biểu tượng Stroke hoặc Fill trong Panel Color và Panel Swatches để tạo các Swatch mới, cũng có thể rê và thả bất kỳ màu lên trên đối tượng trong tài liệu, cho dù đối tượng đó có được chọn hay khơng để chỉnh sửa nét (Stroke) hoăc vùng tô (Fill).

VIII. SỬ DỤNG PALETTE STROKE

Vào Window/Stroke

Dùng để chọn các thuộc tính nét tơ, bao gồm bề dày của nét, cách nét được tạo đầu mút và được nối và một nét là nét liền hay nét đứt.

IX. SỬ DỤNG PALETTE SWATCHES

Panel Swatches là nơi chứa tất cả màu, Gradient và Pattern cho tất cả tài liệu được lưu trữ cùng với thơng tin File khác. Vùng này có thể biên tập và tùy chọn đầy đủ bên trong mỗi tài liệu, tạo sự linh hoạt cuối cùng khi làm việc với màu.

Menu Swatch Libraries: Cho phép truy cập Swatch Libraries.

Menu Show Swatch Kinds: Cho phép xem của các Swatch bên trong Panel theo loại chẳng hạn như màu Gradient Pattern hoặc các nhóm màu.

Swatch Option: Mở hộp thoại Swatch Option để có thể biên tập tên, loại màu,

tên của Swatch, loại màu, xác lập Global Color mode và các giá trị màu.

Edit or apply Color Group: (Chỉ xuất hiện khi một nhóm màu được chọn) Mở

hộp thoại Edit Color.

New Color Group: Tạo một nhóm màu mới dựa vào các màu của đối tượng

được chọn hoặc tạo một Folder nhóm rỗng mà bên trong của nó, có thể thêm các mẫu riêng.

New Swatch: Một hộp thoại New Swatch để tạo mẫu màu trong Panel Swatch

dựa vào màu hiện hành (Stroke hoặc Fill) trong Panel Tools.

Delete Swatch: Xóa mẫu màu, các mẫu màu hoặc nhóm màu được chọn trong

Panel Swatch. Sử dụng phương pháp Shift + nhấp để thêm hoặc bớt khỏi vùng chọn trước khi xóa hoặc để chọn nhanh tất cả các mẫu màu chưa sử dụng, chọn Select All Unused từ menu Option của Panel sau đó nhấp Delete Swatch.

* Áp dụng màu

Sử dụng Panel Swatches để áp dụng màu vào các đối tượng trên Artboard bằng cách chọn một hoặc nhiều đối tượng, sau đó chọn một mẫu màu bằng cách rê và thả một mẫu màu trực tiếp lên trên bất kỳ đối tượng cho dù đối tượng đó có được chọn hay khơng. Mẫu màu được chọn sẽ tự động thay đổi màu của nét hoặc vùng tô của vùng chọn.

Hình 6.8 – Hộp thoại New Swatch

X. SỬ DỤNG LỆNH SWATCH LIBRARIES

Illustrator được cài đặt sẵn với một số thư viện mẫu màu miễn phí, mỗi thư viện mẫu màu dựa vào các màu khác nhau, chẳng hạn như Art History, Earth tone, Metal, Nature, Text Tiles và Web. Sử dụng những thư viện mẫu màu có chủ đề này hỗ trợ trong việc áp dụng các màu riêng biệt vào công việc.

Để truy cập các thư viện mẫu màu, chọn menu Swatch Libraries ở cuối Panel Swatch và chọn chủ đề màu theo tên. Sau đó các màu trong thư viện đó sẽ mở trên Desktop trong một Panel Swatches di động tự do, có thể sử dụng màu để áp dụng màu vào ảnh. Cũng có thể rê một màu từ một Panel Swatch di động vào Panel Swatches để thêm nó vào danh sách các mẫu màu có sẳn.

BÀI 5: TẠO HIỆU ỨNG MÀU ĐỒNG NHẤT

I. CÀI ĐẶT SỰ QUẢN LÝ MÀU

1. MỞ HỘP THOẠI COLOR SETTING :

Chọn Edit/Color Setting…

2. SỬ DỤNG CÁC XÁC LẬP QUẢN LÝ MÀU ĐÃ ĐƯỢC ẤN ĐỊNH SẴN

Đối với settings, chọn một trong các tùy chọn cấu hình sau đây:

- Emulate Adobe Illustrator 6.0 : mơ phỏng dịng làm việc màu được sử dụng bởi Illustrator 6.0 và các phiên bản trước đây. Cấu hình khơng nhận biết hay lưu các profile màu trong các tài liệu.

- Custom: Sử dụng các xác lập được chọn trong hộp thoại Color Settings.

II. TẠO TÙY BIẾN XÁC LẬP QUẢN LÝ MÀU

Mặc dù các xác lập đã được ấn định sẵn cung cấp đủ sự quản lý màu cho phần lớn các cơng việc xuất bản, nhưng đơi khi có thể tạo các tùy chọn riêng lẻ trong một cấu hình. Chẳng hạn, có thể thay đổi vùng làm việc CMYK sang một profile phù hợp với hệ thống in thử do bộ phận dịch vụ sử dụng.

Các xác lập quản lý màu có thể chia sẻ với những người sử dụng khác và với các trình ứng dụng khác sử dụng hộp thoại Color Setting, chẳng hạn như Adobe Photoshop

và các phiên bản mới hơn. Điều quan trọng là phải lưu các cấu hình tùy biến nếu muốn sử dụng lại và chia sẻ chúng với những người khác sử dụng các vùng làm việc có sự quản lý màu giống nhau. Các xác lập quản lý màu mà ta tạo tùy biến trong hộp thoại Color setting có một file chứa các tùy chọn liên quan được gọi là AI Color Settings, nằm trong thư mục Adobe Illustrator.

III. CHỈ ĐỊNH CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÀU

Trong hộp thoại Color Settings, dưới mục Color Management Policies hãy chọn một trong các tùy chọn sau đây để xác lập chính sách quản lý màu:

- Off : không muốn quản lý màu cho dữ màu đã được nhập hay mở

- Preserve Embedded Profiles : Nếu muôn làm việc với một sự kết hợp giữa các tài liệu được quản lý màu và không được quản lý màu.

- Convert to Working Space : Nếu muốn quản lý màu cho tất cả các tài liệu đang sử dụng các vùng làm việc hiện hành.

IV. CHỈ ĐỊNH MỘT CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÀU

Công cụ quản lý màu chỉ định hệ thống và phương pháp làm phù hợp màu được sử dụng để chuyển đổi các màu giữa các khoảng màu.

Nếu đã cài đặt các công cụ quản lý màu bổ sung, chúng có thể xuất hiện ở dạng các

Một phần của tài liệu Giáo trình Adobe Ilustrator (Ngành/Nghề: Thiết kế đồ họa) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 46)