0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 (Trang 34 -36 )

Kết luận

Sau 17 năm (1996-2013) thu hút ODA, tỉnh Quảng Trị đã có những khởi sắc trong phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn ODA đã đem lại những thành tựu bước đầu quan trọng. Hàng chục dự án ODA được đưa vào thực hiện đã hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân đồng thời phù hợp với chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước và của địa phương.

Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách của tỉnh để đầu tư phát triển. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, ODA cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người, Quan hệ giữa chính quyền địa phương và các bộ ngành trung ương với các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hòa và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc thu hút và sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này, cụ thể: tỷ lệ giải ngân các dự án này còn thấp và không đồng đều, cán bộ quản lý các cấp chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA, khả năng trả nợ chưa được quan tâm đúng mức.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế và định hướng sử dụng ODAcủa UBND tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA nông nghiệp. Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với Sở Kế hoạch - đầu tư, và các ban ngành có liên quan.

Kiến nghị

Đối với các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Trị

thức, nhiều bất cập và hạn chế như vậy, nhóm chúng tôi kiến nghị các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới nên tập trung tăng cường công tác chuẩn bị dự án, tăng cường công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, hoàn thiện thể chế về quản lý và thực hiện dự án ODA, cần thực hiện các giải pháp về phân bổ vốn đối ứng, xác định lãi suất vay lại, đơn giản hóa thủ tục rút vốn chính sách thuế cũng như cơ cấu chi của vốn ODA cho các doanh nghiệp.

Đối với cán bộ quản lý trực tiếp các dự án, chương trình ODA

Muốn thực hiện được các biện pháp trên, cần có một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư, của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn cho vay hoặc viện trợ không hoàn lại. Để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư thì cần sử dụng vốn có hiệu quả. Các cán bộ quản lý, cần có các chính sách tăng cường năng lực quản lý dự án đối với cán bộ cấp xã nhằm đẩy mạnh việc phân cấp đầu tư cho cơ sở, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư (Cấp xã) trong việc đầu tư và quản lý sử dụng, duy tu, bão dưỡng công trình sau đầu tư. Tránh tình trạng tham nhũng, ỷ lại vào nguồn vốn, khắc phục tư tưởng ODA là nguồn vốn cho không. Họ cần hiểu được rằng, đây là món nợ dài hạn của quốc gia, thế hệ cha ông vay, thì 10 năm 20 năm sau con cháu ta phải trả. Chưa kể đến những đánh đổi nhượng bộ của Việt Nam để nhận được các khoản viện trợ này. Các dự án ODA đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo; tuy nhiên do ngân sách tỉnh hạn hẹp nên việc bố trí đối ứng theo tiến độ các hiệp định đã ký là rất khó khăn. Nên các cơ quan có trách nhiệm đề nghị TW quan tâm hỗ trợ vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án ODA theo các hiệp định đã ký kết.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 (Trang 34 -36 )

×