0
Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 (Trang 31 -34 )

3.1.

Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2013-2015

- Để có được kết quả như kế hoạch đề ra của tỉnh về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2013- 2015 đạt 12% - 13%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp là 49%, 31%, 20%; về kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 80 – 100 triệu USD, tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 20% từ GDP vào năm 2015. Thì việc định hướng thu hút vốn ODA là rất quan trọng.

Việc sử dụng vốn ODA phải nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển KT – XH, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững, không sử dụng vốn ODA để thay thế đầu tư của khu vực tư nhân.

Vốn ODA phải được cân đối thống nhất với các chương trình, dự án đầu tư khác của tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2013– 2015 và quy hoạch một số dự án trọng điểm có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

Cần phải cân đối những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại và những lĩnh vực nào cần ưu tiên để sử dụng vốn ODA ưu đãi, bên cạnh việc ưu tiên cân đối vốn NSNN kế hoạch năm 2015 để đối ứng cho các chương trình dự án ODA, năm 2015 tiếp tục bổ sung nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đối ứng cho một số chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo các nguyên tắc, tiêu chí dưới đây:

- Vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA kế hoạch năm 2015 nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm các cam kết trong các hiệp định đã kí và tiến độ, thực hiện các chương trình, dự án thật sự cần thiết và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

- Bố trí vốn đối ứng ODA nguồn trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2015 tập trung theo thứ tự ưu tiên cho các nhóm dự án: các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của nhóm 6 ngân hàng phát triển, gồm: WB, ADB, JICA, KFW, AFD, KEXIMBANK. Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn nước ngoài.

- Mức vốn đối ứng không được vượt quá tổng mức đối ứng nguồn ngân sách TW đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định tại quyết định số 60/2010/QĐ- TTg ngày 30/09/2010 của thủ tướng chính phủ.

3.2.

Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thì nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội được đầu tư bởi nguồn vốn ODA hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy tác dụng tích cực, cũng nhờ nguồn vốn ODA, nhiều địa phương đã giảm nghèo nhanh, nhất là các xã bãi ngang, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn ODA còn góp phần thực hiện các chính sách đối ngoại của tỉnh, thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác phát triển giữa Quảng Trị và các tổ chức quốc tế. Thông qua nguồn vốn ODA đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trên nhiều lĩnh vực. Tuy công tác thu hút nguồn vốn ODA thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng việc quản lý thực hiện các chương trình dự án này vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là các dự án mới còn gặp nhiều vướng mắc về quy trình thủ tục, giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện… dẫn đến không đảm bảo tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ. Để thực hiện tốt định hướng vận động, thu hút vốn ODA của tỉnh giai đoạn 2013-2015, các cấp, các ngành, địa phương cần tập trung tốt các giải pháp như:

- Điều chuyển vốn đối ứng từ những dự án có tiến độ giải ngân thấp cho các dự án triển khai thực hiện và có khối lượng hoàn thành cao để đẩy nhanh tiến độ thục hiện các dự án.

-. Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ của các BQL dự án, các chủ đầu tư về thực hiện chương trình, dự án ODA về chính sách, quy trình và thủ tục của Việt Nam cũng như nhà tài trợ.

- Cho phép các BQLDA điều chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán theo Thông tư 09 của Bộ Xây dựng. Các Sở, ban ngành liên quan làm việc trực tiếp với chủ dự án, BQLDA có dự án chậm triển khai thực hiện, giải ngân chậm để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020 và tổ chức quảng bá rộng rãi để thu hút đầu tư.

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, tập trung nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Huy động mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm hấp dẫn, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế.

Cụ thể có thể kể ra một số các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư như:

- Thời hạn miễn tiền thuê đất đối với các dự án trong khu KTTMĐB Lao Bảo, KCN Nam Đông Hà, KCN Quán ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá.

- Hưởng thuế suất ưu đãi đối với thu nhập của các dự án đầu tư mới,và các dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa…

- Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tích cực vận động, thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác, xem đây là nhiệm vụ quan trọng. Cần cử cán bộ có năng lực để quản lý, theo dõi, đánh giá sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA. Tăng cường theo dõi, giám sát và đánh giá, quản lý nguồn vốn ODA theo quy định của Luật Ngân sách. Kiện toàn, tăng cường tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện để các cấp và người dân, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân được tham gia vào quá trình sử dụng và thực hiện các dự án ODA. Có chế độ khen thưởng các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong công tác vận động và thực hiện ODA.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 – 2013 (Trang 31 -34 )

×