Khái niệm chung: 3 3-

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm định - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 37 - 38)

Các cơng trình xây dựng nói chung và cơng trình cầu nói riêng, sau một thời gian sử dụng thường có những thay đổi nhất định, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của cơng trình. Những thay đổi này có thể do ngun nhân như mơi trường, thời gian, tác động của hoạt tải và tĩnh tải, và có thể do các nguyên nhân khác nữa. Những thay đổi bao gồm thay đổi về mặt hình dạng bên ngồi và thay đổi về bản chất cũng như tính chất cơ lý của vật liệu, sự liên kết, dính kết của các bộ phận kết cấu.

Khảo sát thực trạng của cơng trình và đánh giá lại khả năng chịu lực của nó là mục đích của cơng tác kiểm định. Công tác kiểm định là cần thiết khi phải xem xét sự an toàn của cơng trình khi cho những hoạt tải vượt cấp tải trọng thiết kế đi qua, hoặc khi tiến hành thiết kế gia cố và cải tạo cơng trình. Nội dung của cơng tác kiểm định bao gồm:

- Đo đạc lại thật chi tiết các kích thước hình học của các phân tố kết cấu và các bộ phận cơng trình;

- Khảo sát kỹ lưỡng tình trạng của các bộ phận cơng trình. Đặc biệt lưu ý và xác định mức độ của các hư hỏng, khuyết tật có ảnh hưởng tới khả năng chịu lực. Khi cần thiết có thể phải lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm các đặc trưng cơ lý cũng như phân tích thành phần hóa học;

- Tính tốn xác định lại khả năng chịu lực của bộ phận cơng trình, phân tố kết cấu và tổng thể cơng trình. Khả năng chịu lực này phải tương ứng với hiện trạng thực tế, nghĩa là phải xét tới đầy đủ ảnh hưởng và tác động của môi trường, thời gian và các nhân tố khác trong quá trình đã sử dụng cơng trình;

- Thử tải trọng cơng trình để có những số liệu cụ thể về một số thơng số kỹ thuật nói lên sự làm việc thực tế và khả năng chịu lực của cơng trình.

Cơng việc kiểm định các cơng trình cầu là một loại cơng việc phức tạp, địi hỏi một trình độ chun mơn cao kết hợp với kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về các mặt lý thuyết, thiết kế, thi công và khai thác đối với cơng trình cầu, đồng thời cũng đòi hỏi các thiết bị và phương tiện đo lường đặc chủng. Vì thế cơng tác này thường do đơn vị hoặc bộ phận chuyên môn thực hiện. Tham gia vào công tác kiểm định phải là những chuyên gia giỏi, có kiến thức vững chắc cả về chun mơn xây dựng cầu lẫn về thí nghiệm cơng trình.

Vì các khâu cơng tác được tiến hành chủ yếu ngay tại hiện trường, tức là trên các cầu đang khai thác, cho nên công việc kiểm định phải được thực hiện theo một kế hoạch và đề cương rất chi tiết và sát sao, để hạn chế đến mức tối đa việc phong tỏa giao thơng trên cầu. Bên cạnh đó vấn đề đảm bảo an tồn cho con người, cho máy móc thiết bị và cho cả cơng trình phải đặc biệt đề cao.

Qua kiểm định, các tài liệu và số liệu thu thập được sẽ phải đưa vào hồ sơ kỹ thuật của cơng trình. Cụ thể là các bản vẽ có kích thước thực tế, các vị trí và mức độ hư hỏng và khuyết tật, thuyết minh và các báo cáo về thí nghiệm mẫu và thử tải trọng bao gồm những kết quả và số liệu đo đạc về ứng suất, biến dạng, độ võng, tần số dao động, đặc trưng cơ lý và thành phần hóa học của vật liệu kết cấu,… ; những nhận xét đánh giá và kết luận về tình trạng và khả năng chịu lực của các phân tố kết cấu, bộ phận cơng trình nói riêng và tổng thể cả cơng trình nói chung.

Kết quả kiểm định cầu sẽ cho ta những đánh giá gần chính xác nhất về tình trạng của cơng trình cầu, tình trạng khai thác thực tế và nhu cầu sử dụng trong tương lai để từ đó đề xuất các giải pháp gia cố, tăng cường hay mở rộng cơng trình nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm định - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)