Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhình chung đều có mức tăng trưởng khá mạnh. Trong các ngành sản xuất -kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức thấp, thậm chí một số doanh nghiệp Nhà nước còn có tỷ suất lợi nhuận âm.
2.3.2. Đánh giá tình hình tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào bảng trên ta thấy ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư bị giảm sút đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội. ICOR tăng là 1 xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đang lo ngại trong quá trình phát triern của mọi nền kinh tế. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân:
+ Cơ bản là hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân mỗi doanh nghiệp: khả năng quản lý điều hành, chiến lược phát triển, maketting, thị trường,..đó chính là những tiền đề để có 1 mức tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Do chính sách Nhà nước áp dụng đối với mỗi thành phần, mỗi ngành kinh tế là khác nhau, điều này được thể hiện rất rõ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Do vai trò, vị tí mỗi ngành trong nền kinh tế khác nhau, mỗi ngành có sự đóng góp khác nhau trong tổng sản phẩm quốc nội và giữ vai trò khác nhau trong tăng trưởng kinh tế.
+ Do đặc thù của mỗi ngành, có ngành có thế riêng như ngành chế biến xuất khẩu nông sản, thu hải sản, ngành dệt may xuất khẩu. Và ngược lại có những ngành có nhiều bất lợi như các ngành sản xuất hàng hóa công cộng.