Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động lãi suất trong đó yếu tố lạm phát có sự tác động rất lớn đến lãi suất ở nước ta trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, là năm mà nền kinh tế trong nước cũng như thế giới đối diện với nhiều thách thức bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, cũng trong thời gian đó tại Châu Âu khủng hoảng nợ công trở nên trầm trọng, tại Châu Á động đất và sóng thần vào tháng 3/2011 làm cho Nhật Bản bị kiệt quệ. Chính vì vậy, nước ta bị ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực, lúc này lạm phát vào năm 2011 là 18,13% với con số này thì so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nước ta có tỷ lệ lạm phát cao nhất. Điều này đã làm cho lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động ở Việt Nam tăng cao(lãi suất huy cho vay bình quân năm 2011 là 18,2%)
Hình 3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam so với các nước trong ASEAN
Đứng trước tình trạng lãi suất cao như vậy thì Chính phủ đã thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất của nền kinh tế. Năm 2012, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế giảm xuống còn 8,81%, lúc này lãi suất cho vay giảm còn 15,4%. Đến năm 2013, lạm phát lại tiếp tục giảm chỉ còn 6,04%, điều này làm cho lãi suất cho vay cũng giảm.
Hình 4. Diễn biến lạm phát và lãi suất trong giai đoạn 2011-2013
Ngoài ra, các yếu tố nội tại của nước ta trong gia đoạn này cũng tác động đến lãi suất như: do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao nhưng chất lượng thấp, do đầu tư công dàn trải và thiếu hiệu quả, tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt
thương mại diễn ra trong thời gian dài,...