Các công tác trong thi công KCN cầu Bêtông cốt thép

Một phần của tài liệu Giáo trình Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thi công cầu - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

a. Vật liệu chế tạo dầm:

- Bê tông:

Được sản xuất bằng trạm trộn hoặc bê thương phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định theo chỉ dẫn kỹ thuật của dự án. Bê tông chở đến công trường bằng xe Mix loại 3m3 hoặc 6m3, bê tơng đảm bảo độ sụt 14 ÷15 ±2, tùy thuộc yêu cầu của dự án về số lượng lấy mẫu bê tông, thông thường 1,5m3 bê tông lấy một mẫu. Bảo dưỡng mẫu tại công trường, sau 48 giờ vận chuyển đến phịng thí nghiệm, tiếp tục bảo dưỡng và xác định cường độ bê tông sau 72 giờ để cắt cáp hoặc căng cáp và cẩu dầm. Trường hợp mẫu bê tông 28 ngày không đạt yêu cầu ta có thể khoan lấy mẫu trực tiếp từ dầm hoặc sử dụng công nghệ bắn bê tông để kiểm tra, nghiệm thu trước khi lắp đặt chính thức.

- Cốt thép:

Sử dụng loại cốt thép có gờ với cường độ theo đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án, trước khi đưa vào sử dụng phải được thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo tiêu chuẩn của dự án.

29

- Vật tư thiết bị dự ứng lực:

Tất cả các vật tư và thiết bị dự ứng lực đều phải được thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng. Thiết bị căng kéo (kích, trạm bơm), cáp dự ứng lực, các vật tư dự ứng lực khác (nêm, neo, …) đều được kiểm định định kỳ hoặc đột xuất khi có nghi ngờ. Cáp dự ứng lực, nêm, neo phải được thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý theo tiêu chuẩn kỹ thuật dự án.

b. Ván khuôn dầm và bệ đúc dầm. * Ván khuôn dầm:

- Ván khuôn dầm được chế tạo bằng tôn 6mm, các sườn tăng cường bằng hệ thép hình. Chúng được liên kết cố định vào ván khuôn đáy bệ đúc dầm. - Để đảm bảo độ bằng phẳng của bề mặt ván khuôn, yêu cầu người tham gia chế tạo phải có tay nghề cao, có kinh nghiệm hàn (sang phanh, hàn đứt đoạn..).

- Trước khi lắp đặt ván khn ngồi cần phải kiểm tra đảm bảo tất cả các mặt cắt được kê lên bệ đúc.

- Tồn bộ các kích thước, độ bằng phẳng ván khn đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế.

- Phải được các bên nghiệm thu xác nhận trước khi đổ bê tông dầm.

* Bệ đúc dầm:

Tuỳ theo điều kiện địa chất, để chọn kết cấu nền móng cho bệ đúc dầm. Nền móng phải đảm bảo độ chặt không nén lún, rải lớp đá dăm đầm chặt K95. Hai đầu dầm đúc khối bê tơng làm móng kê gối, đắp cấp phối đá dăm đầm chặt K95, chất tải khử lún. Bệ đúc dầm được láng vữa tạo phẳng và thoát nước, lắp đặt hệ sàn lát ván khn thi cơng đáy dầm bằng thép định hình, liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với ván khuôn dầm bằng chốt quay.

* Sản xuất và lắp đặt lồng thép và cáp dự ứng lực:

- Lồng thép được chế tạo tại bệ đúc dầm hoặc tại mặt bằng gia cơng lồng thép sau đó cẩu lắp vào bệ đúc dầm.

- Cốt thép được gia công và lắp dựng theo đúng hồ sơ thiết kế. - Lắp đặt cáp DƯL và các chi tiết tạo hình theo đúng vị trí thiết kế.

- Định vị lồng thép, đảm bảo chiều dày lớp BT bảo vệ và vị trí chính xác cáp DƯL (Lưu ý cường độ mẫu vữa bê tông con kê tương đương với cường độ bê tông dầm)

- Đặt ván khuôn đầu dầm. Cáp DƯL được xuyên qua các lỗ có sẵn trên ván khuôn này.

- Đảm bảo các kích thước, vị trí chính xác theo đúng thiết kế, tổ chức nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công.

30

- Trước khi đổ bê tông, đơn vị thi cơng cùng Tư vấn kiểm tra lại lần cuối tồn bộ cơng tác ván khn, cốt thép, vị trí cáp DƯL cũng như các cơng tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông.

Hai bên cùng xác nhận vào biên bản "Kiểm tra trước khi đổ bê tông".

- Sử dụng tối thiểu 2 xe mix để vận chuyển bê tơng, thể tích bê tơng mỗi xe ít nhất 3 m3, vận chuyển lần lượt từng xe một, đảm bảo cấp bê tông không bị gián đoạn.

- Tất cả các mẻ bê tông đều được kiểm tra độ sụt trước khi đổ (Độ sụt theo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật dự án).

- Bê tông được đổ trực tiếp từ xe Mix thông qua máng.

- Từng lớp BT sau khi đổ được đầm lèn nhờ các đầm rung gắn vào ván khuôn với khoảng cách 2m/1đầm và các đầm dùi 30cm.

- Trong quá trình đổ bê tơng, hai bên tiếp tục xác nhận vào "Biên bản quá trình đổ BT".

- Thời gian đổ bê tông cho mỗi phiến dầm khoảng 2 giờ, tùy thuộc vào chiều dài dầm và kích thước dầm

- Sau khi kết thúc đổ bê tông, các bên ký "Biên bản sau khi đổ bê tông" để chuyển sang bước bảo dưỡng.

- Bảo dưỡng bê tông dầm theo đúng quy định. Trong 7 ngày đầu, ban ngày tưới 3 giờ 1 lần, ban đêm ít nhất 1 lần. Sau đó phải tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm. Cơng việc bảo dưỡng phải duy trì đều đặn trong vịng một tuần lễ sau ngày đổ bê tơng. Nếu trời mát hoặc hơn và có thể giảm bớt, nhưng dưới trời nắng nóng, phải thường xuyên và kéo dài hơn.

* Chế tạo dầm BTCT DƯL căng trước:

- Đặc điểm:

 Cốt thép DƯL sử dụng là loại bó sợi song song: 20p5, 24p5 hoặc bó cáp 7 tao

xoắn 12,7 hoặc 15,2, hoặc sợi đơn 12,7 hoặc 15,2

 Vị trí các điểm uốn cốt thép DƯL:

1 - Đối với dầm có L  18m thì bố trí 2 điểm uốn trên tồn dầm. 2 - Đối với dầm có L > 18m thì bố trí 4 điểm uốn trên toàn dầm.

 Khoảng cách từ điểm uốn đầu tiên đến tim gối 0.2Ltt và khoảng cách giữa

các điểm uốn  2m. - Ưu điểm:

 Công tác kéo cốt thép DƯL được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo độ chính

xác cao do quá trình căng kéo được thực hiện trên bệ căng.

 Đảm bảo tính dính bám giữa bê tơng và cốt thép DƯL.

 Có tính cơng nghiệp cao, thích hợp cho cơng tác chế tạo dầm trong nhà máy

31

 Phải chế tạo bệ căng rất phức tạp.

 Chỉ thích hợp với cơng nghệ chế tạo dầm giản đơn. Rất khó áp dụng cho kết

cấu cầu lớn thi công theo phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng hoặc đúc trên đà giáo di động.

- Các vật liệu chính trong cơng nghệ căng trước:

 Cốt thép thường: Tuân thủ quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.

 Cốt thép CĐC: bó sợi song song 5, 20 5, 245, 485, tao xoắn 7 sợi 12,7

hoặc 15,2. Riêng đối với các dầm khơng có bản bụng sử dụng sợi đơn 12,7 hoặc 15,2 để căng trước

Hình 3- . Cấu tạo bó sợi song song và tao xoắn

 Neo quả trám: Trong trường hợp sử dụng bó cáp để căng trước, nhằm tăng

khả năng dính bám với bê tơng người ta bố trí neo quả trám hai đầu cáp. Căng cáp đơn không sử dụng neo quả trám.

Hình 3- . Cấu tạo Neo quả trám

32

 Bộ kẹp: Được gắn vào đáy bệ đúc bằng bu lông liên kết, bộ kẹp được sử dụng

để tạo điểm uốn thép dự ứng lực. Phần liên kết với bệ đúc sẽ được tháo rời sau khi bê tông đạt 80% cường độ thiết kế.

Hình 3- . Bộ kẹp điều hướng cáp DƯL

Kích: Sử dụng loại kích thơng tâm thủy lực để căng kéo cáp, kích phải được kiểm định ngay trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo độ chính cao.

1-Thanh tì kích 2-Đầu nối

3-Vỏ kích 4-Ty kích 5-Pit tơng

6- Đầu nối ống dầu kéo kích 7- Đầu nối ống dầu hồi kích

8- Vịng treo kích

Hình 3- . Cấu tạo kích căng cáp DƯL

 Ván khuôn: Sử dụng ván khuôn thép liên kết khớp với bản đáy bệ đúc nhằm

tạo điều kiện thuận lợi trong việc căn chỉnh, tháo lắp ván khuôn dầm. Trường hợp chế tạo dầm trong xưởng, toàn bộ dầm được đúc trong hộp thép phục vụ cho công tác bảo dưỡng gia nhiệt sau này. Trường hợp đúc trên công trường, khơng cần hộp kín gia nhiệt mà người ta bảo dưỡng dầm bằng phương pháp tưới nước trực tiếp để làm ẩm.

* Chế tạo dầm BTCT DƯL căng sau:

- Đặc điểm:

 Cốt thép DƯL sử dụng là

các bó tao xoắn 7 sợi có đường kính một tao: 12.7; 15.2; 15.7; 17.8mm.

33

 Cốt thép DƯL được bố trí theo đường cong Parabol hoặc đường cong trịn.

- Ưu điểm:

 Khơng cần chế tạo bệ căng, neo chuyển hướng.

 Phương pháp kéo sau ngoài sử dụng cho thi công KCN dầm giản đơn cịn

thích hợp với cả các KCN lớn thi công theo công nghệ đúc hẫng, đúc đẩy hoặc đúc trên đà giáo di động.

- Nhược điểm:

 Tính cơng nghiệp trong cơng tác chế tạo dầm khơng cao.  Tính dính bám giữa bê tông và cốt thép không được tốt.

- Các vật tư, thiết bị chính:

 Cốt thép thường: Tuân thủ quy định kỹ thuật của dự án.

 Cốt thép CĐC: sử dụng thép tao xoắn 7 sợi. Bó 7 tao, 9T, 12T, 17T, 19T,

23T,…, 40T.

 Neo: Thường sử dụng neo chóp cụt với hệ thống nêm neo được kiểm định

chất lượng an toàn trước khi sử dụng. Neo bố trí cố định tại hai đầu dầm, mặt neo vng góc với phương của cáp DƯL.

Hình 3- .Cấu tạo neo chóp cụt và neo tổ ong

 Kích: Sử dụng kích thủy lực thơng tâm với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ

kích kéo cáp dự ứng lực. Kích phải được kiểm tra, kiểm định chất lượng và hiệu chỉnh sai số kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thi công cầu - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)