Trong viễn thám siêu cao tần người ta thường sử dụng hai kỹ thuật, đó là: Kỹ thuật chủ động: kỹ thuật này hồn tồn khơng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Từ bộ cảm phát ra sóng điện từ, sóng này đập vào vật thể rồi phản xạ lại trước bộ cảm thu nhận.
Kỹ thuật bị động: trong viễn thám siêu cao tần bị động thì bức xạ siêu cao tần do chính bản thân vật thể phát ra và được ghi lại, do đó nó phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời cung cấp.
Bộ cảm và phân loại bộ cảm định nghĩa
Bộ cảm là bộ phận thu nhận sóng điện từ được bức xạ, phản xạ từ vật thể hoặc là bộ phận thu nhận hình ảnh từ vật thể tại thời điểm chụp ảnh. Vì vậy việc phân loại bộ cảm có thể theo dải sóng thu nhận cũng có thể theo kết cấu. Trong bộ cảm thu nhận sóng điện từ có thể chia làm bộ cảm bị động hoặc chủ động.
Bộ cảm bị động: thu nhận các bức xạ do vật thể phản xạ hoặc phát xạ. Nguồn năng lượng cung cấp là năng lượng mặt trời.
Bộ cảm chủ động: là bộ cảm thu được năng lượng do vật thể phản xạ từ một nguồn cung cấp nhân tạo.
Trong các loại bộ cảm trên lại chia thành các hệ thống quét và không quét và thành quả thu được là tạo ảnh hoặc không tạo ảnh. Loại bộ cảm thường sử dụng trong viễn thám hiện nay là:
Các loại máy chụp ảnh, máy quét ảnh quang cơ và máy quét ảnh điện tử. Máy chụp ảnh
Các loại máy chụp ảnh thường sử dụng trong viễn thám gồm: máy chụp ảnh hàng không, máy chụp ảnh đa phổ, máy chụp ảnh toàn cảnh.
Các máy chụp ảnh hàng không thường được đặt trên máy bay hoặc trên tầu vũ trụ dùng vào mục đích đo đạc địa hình. Như máy RC do hãng Leica (Thuỵ Sĩ) chế tạo, máy chụp ảnh LFC đặt trên tầu vũ trụ con thoi (Mỹ), hay máy chụp ảnh KFA - 1000 do Nga chế tạo đặt trên vệ tinh Cosmos (Nga). Các tư liệu của máy chụp ảnh thường sử dụng cho mục đích đo đạc cho nên kết cấu của chúng phải thoả mãn các điều kiện quang học và hình học cơ bản. Quang sai của máy chụp ảnh phải nhỏ, độ phân giải của ống kính phải cao, độ nét phải đảm bảo trong toàn bộ trường ảnh, ở các yếu tố định hướng trong phải được xác định chính xác, trục quang học của ống kính phải vng góc với mặt phẳng của phim và hệ thống chống nhoè phải đủ khả năng loại trừ ảnh hưởng của chuyển động tương đối giữa vật mang và quả đất
điểm đặc trưng của hệ thống ghi ảnh bằng vật liệu ảnh là:
cao và khả năng khái quát lớn, khả năng biểu thị quan sát rõ ràng. Tính ổn định của hệ thống rất cao và có khả năng tính được các biến dạng trong q trình tạo ảnh như: sai số méo hình của kính vật, khử nhoè.
Tuy nhiên, hệ thống này cịn có nhược điểm là: thông tin trên ảnh không sử dụng trực tiếp được trong các hệ thống máy tính khi chưa biến thành tín hiệu điện.
3.4.5 đặc điểm của cơng tác đốn đọc theo tuyến Máy quét