Phối hợp bảo vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le và tự động hóa: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

2.2.3.1. Sự phối hợp bảo vệ với đặc tính thời gian độc lập

Việc phối hợp thời gian tác động của các bảo vệ có đặc tính độc lập khơng cần quan tâm đến dòng ngắn mạch cũng như dòng khởi động của các bảo vệ. Trước hết cần chọn thời gian khởi động xa nguồn nhất, trên sơ đồ hình 2.6 đó là bảo vệ 1, sau đó thêm vào một số gia thời gian cho các bảo vệ gần hơn đủ để đảm bảo độ chọn lọc cần thiết, tức là:

t2= t1+ t1 t3= t2+ t2 Vậy: t= tn-tn-1

Trong đó: t- cấp chọn lọc về thời gian, khi chọn t cần quan tâm hai vấn đề sau: t phải nhỏ để giảm thời gian chung của các bảo vệ ở gần nguồn; t cần phải đủ lớn để đảm bảo tính chọn lọc.

31

Rõ ràng hai điều kiện trên mâu thuẫn với nhau, nên việc chọn cấp thời gian giữa các bảo vệ phải đảm bảo sự hài hồ.

Hình 2.6. Sơ đồ phối hợp thời gian tác động của bảo vệ rơle với đặc tính thời gian độc lập

Cấp chọn lọc về thời gian t gồm những thành phần sau:

t= tMC(n-1)+ st.t(n-1)+tqt+tdt (2.10)

Trong đó: tMC(n-1)- thời gian tác động của máy cắt ở bảo vệ trước đó, giá trị này đối với một số loại máy cắt như sau:

Bảng 2.1. Số liệu của một số loại máy cắt

Loại máy cắt Dầu Không khí Chân khơng SF6

TMC, s 0,080,12 0,10,2 0,060,08 0,040,05 Trong đó: t(n-1) - thời gian tác động của bảo vệ đoạn trước;

st - tổng giá trị sai số về thời gian của bảo vệ đoạn trước đó và của bảo vệ bản thân bảo vệ đang xét; (với rơle điện từ st= 0,1s; với rơle số st= 0,030,05s; với cầu chì st= 0,3s).

tqt - sai số do quán tính; tqt= (0,030,07)s tdt - sai số do dự trữ; tdt= (0,060,2)s

32

Thường thì cấp thời gian có giá trị khoảng (0,250,6)s. Nhìn chung t của các cấp khác nhau là khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này là khơng đáng kể, trong tính tốn có thể coi t bằng hằng số đối với tất cả các cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le và tự động hóa: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 31)