Sự phối hợp bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le và tự động hóa: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31 - 32)

Sự phối hợp thời gian bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn được thể hiện trên hình 2.7. Như ta đã thấy trên hình 2.7 khi điểm ngắn mạch xảy ra xa nguồn, dòng ngắn mạch nhỏ nên thời gian tác động của bảo vệ tăng, các bảo vệ phải được phối hợp trong vùng giới hạn của dịng điện mà có thể cả hai bảo vệ đều tác động.

Hình 2.7. Sơ đồ phối hợp bảo vệ với các đặc tính thời gian phụ thuộc giới hạn Sự phối hợp giữa bảo vệ 1 và bảo vệ 2 được thực hiện tại điểm ngắn mạch N1, tức là tại nơi đặt bảo vệ 1, nơi mà cả hai bảo vệ 1 và 2 có thể cùng tác động. Cịn sự phối hợp giữa bảo vệ 2 và 3 tại điểm ngắn mạch N2. Từ hình 2.7 ta nhận thấy nếu ở giá trị cực đại của dòng ngắn mạch IN1 đối với BV1 (ngắn mạch tại đầu đường dây của BV1) ta chỉnh định hiệu số thời gian tác động của BV1 và BV2 bằng cấp chọn lọc về thời gian t thì ở chế độ cực tiểu hiệu số thời gian sẽ lớn hơn t, có nghĩa là BV2 sẽ tác động chậm hơn và tính chọn lọc sẽ càng được đảm bảo.

Tương tự như vậy BV2 và BV3 phối hợp với nhau ở giá trị dòng ngắn mạch IN2 (ngắn mạch tại đầu đường dây của vùng BV2, tại điểm N2). Vì điểm ngắn mạch càng gần nguồn thì dịng điện ngắn mạch càng lớn nên có thể giảm được thời gian cắt ngắn mạch nguy hiểm nhất. Để so sánh, trên hình 2.7 ta hiển thị thời gian tác động

33

của bảo vệ với đặc tính thời gian độc lập bằng đường nét đứt. Khoảng gạch chéo cho thấy hiệu quả giảm thời gian tác động của việc áp dụng đặc tính phụ thuộc.

Nhược điểm của bảo vệ với đặc tính thời gian phụ thuộc:

Thời gian tác động lớn khi dòng ngắn mạch gần bằng dòng khởi động.

- Đối với đường dây ngắn khi dòng ngắn mạch ở đầu và ở cuối không khác nhau nhiều thì hiệu quả của sự kết hợp sẽ khơng cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ rơ le và tự động hóa: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31 - 32)