2.2.2. Phương pháp phân tích nội nghiệp
Mẫu vật thu thập về sẽ được tách lọc, một phần lưu giữ trong cồn, một phần cắm ghim, sấy khô và đựng trong các hộp gỗ chứa naphtalin chống mối mọt. Mẫu vật được lưu giữ tại phịng Sinh thái Cơn trùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Phương pháp tách bộ phận sinh dục đực của các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng: Đốt bụng cuối của con đực được tách ra để lấy tấm mảnh bụng cuối và cơ quan sinh dục. Chúng được cho vào axit lactic trong vài giờ, rửa trong nước cất, và quan sát trong glycerin dưới kính hiển vi soi nổi. Các thuật ngữ về cơ quan sinh dục đực theo Kojima, 1999.
b. Phương pháp định loại:
Mẫu vật được định loại theo Giordani Soika 1941; van der Vecht 1963; Yamane, 1990; Nguyen 2015a, d; 2016b, c; 2017; 2020; Nguyen & Carpenter, 2017; Nguyen và nnk., 2018a, 2019.
c. Phương pháp xử lý hình ảnh:
Hình ảnh được chụp bằng kính hiển vi soi nổi kỹ thuật số Nikon SMZ 800N và với máy ảnh kỹ thuật số ILCE-5000L / WAP2 được gắn trên đó. Các bức ảnh thành phần được kết hợp lại bằng phần mềm Helicon Focus 7 sau đó được chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop CS6.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần và phân bớ của các lồi ong bắt mời tḥc họ Ong vàng ở hai tỉnh Tây Nguyên.
Thành phần các loài Ong vàng thu được ở hai đai độ cao khác nhau từ năm 2016-2020. Số liệu được thống kê tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần các loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng Vespidae ở hai đai độ cao
STT Tên loài Độ cao
xung quanh 800m (Gia Lai) Độ cao 300-500m (Đắk Lắk) Ghi nhận tổ
Phân họ Stenogastrinae
1. Cochlischnogaster spatulata
(Carpenter and Starr, 2000)
+ + +
2. Eustenogaster fraterna (Bingham,
1897) (*)
+ - +
3. Eustenogaster nigra Saito and Nguyen, 2006
+ - +
4. Eustenogaster vietnamensis Saito,
2009
- + +
5. Liostenogaster filicis Turillazzi, 1999
+ - +
6. Liostenogaster nitidipennis (de
Saussure, 1853)
- + +
7. Parischnogaster mellyi (de Saussure, 1852)
+ + +
Phân họ Polistinae
8. Polistes brunus Nguyen &
Carpenter, 2017
- + -
9. Polistes chuyangsin Nguyen &
Nguyen, 2018
10. Polistes communalis Nguyen, Vu
& Carpenter, 2017
- + +
11. Polistes delhiensis Das and Gupta,
1984
+ + +
12. Polistes japonicus de Saussure,
1858
+ +
13. Polistes longus Nguyen & Carpenter, 2019
+ + +
14. Polistes meadeanus (von
Schulthess, 1913)
+ 15. Polistes nigritarsis Cameron,
1900
+ 16. Polistes olivaceus (DeGeer, 1773) + +
17. Polistes rothneyi Cameron, 1900 + +
18. Polistes sagittarius de Saussure,
1853
+ + +
19. Polistes stigma (Fabricius, 1793) +
20. Polistes tenebricosus Lepeletier, 1836
+ 21. Ropalidia artifex (de Saussure,
1853)
+ 22. Ropalidia bicolorata van der
Vecht, 1962
+ +
23. Ropalidia binghami van der Vecht, 1941
+ 24. Ropalidia flavopicta (Smith,
1857)
+ 25. Ropalidia marginata (Lepeletier,
1836)
+ 26. Ropalidia ornaticeps (Cameron,
1900)
+ + +
27. Ropalidia rufocollaris (Cameron,
1900)
28. Ropalidia sp. +
29. Ropalidia stigma (Smith, 1858) + + -
30. Ropalidia sumatrae (Weber, 1801)
+ - -
31. Ropalidia vietnama Gusenleitner,
1996
+ + -
32. Parapolybia indica (de Saussure,
1854)
+ + +
33. Parapolybia varia (Fabricius, 1787)
+ + +
34. Polybioides gracilis van der
Vecht, 1966
+ - -
Phân họ Vespinae
35. Provespa barthelemyi (du
Buysson, 1905)
+ + -
36. Vespa affinis (Linnaeus, 1763) + + -
37. Vespa analis Fabricius, 1775 + - -
38. Vespa bicolor Fabricius, 1787 + + -
39. Vespa ducalis Smith, 1852 + - -
40. Vespa mocsaryana du Buysson,
1905
+ - +
41. Vespa soror du Buysson, 1905 + - -
42. Vespa velutina Lepeletier, 1836 + + -
Phân họ Eumeninae
43. Allorhynchium argentatum
(Fabricius, 1804)
+ + -
44. Antepipona biguttata (Fabricius,
1787) + + - 45. Anterhynchium flavomarginatum flavomarginatum (Smith, 1852) + + - 46. Anterhynchium punctatum Nguyen, 2015 - + - 47. Apodynerus troglodytes + + -
troglodytes (de Saussure, 1855) 48. Calligaster himalayensis (Cameron, 1904) + 49. Calligaster himalayensis (Cameron, 1904) + + 50. Coeleumenes burmanicus (Bingham, 1897) + 51. Delta campaniforme campaniforme (Fabricius, 1775) +
52. Delta conoideum (Gmelin, 1790) +
53. Delta esuriense esuriense
(Fabricius, 1787)
+ +
54. Delta pyriforme pyriforme
(Fabricius, 1775)
+ + +
55. Ectopioglossa sublaevis (Smith,
1857)
+ 56. Eumenes inconspicuus Smith,
1858
+ +
57. Eumenes labiatus sinicus
Giordani Soika, 1941
+ +
58. Eumenes multipictus de Saussure,
1855
+ 59. Labus clypeatus van der Vecht,
1935
+
60. Malayepipona clypeata Nguyen &
Carpenter 2013
+ 61. Maylayepipona fincta Nguyen,
2020
+
62. Omicroides singularis (Smith,
1858) + 63. Orancistrocerus aterrimus erythropus (Bingham, 1897) + + 64. Paraleptomenes communis +
Giordani Soika, 1994 65. Phimenes flavopictus
continentalis (Zimmermann,
1931)
+ + -
66. Phimenes indosinensis (van der
Vecht, 1959)
- + -
67. Pseudozumia indica borneana
Giordani Soika, 1960
+ - -
68. Pseumenes depressus depressus
(de Saussure, 1855)
+ - -
69. Rhynchium brunneum brunneum
(Fabricius, 1793)
+ + -
70. Stenodyneriellus guttulatus (de
Saussure, 1862) + - - 71. Stenodyneriellus heterospilus (Cameron, 1907) + - - 72. Subancistrocerus sichelli Saussure, 1856 + + - 73. Subancistrocerus sp. - + -
74. Zethus dolosus Bingham, 1897 + - -
Chú thích: *: Lồi ghi nhận mới; +: được ghi nhận; -: không được ghi nhận Kết quả của nghiên cứu cho thấy 74 loài thuộc 32 giống thuộc 4 phân họ (Stenogastrinae, Polistinae, Vespinae và Eumeninae) đã được ghi nhận. Trong đó, 31 loài thuộc 18 giống đã được ghi nhận ở cả hai độ cao. Ở độ cao 800 m, 55 loài thuộc 30 giống đã được ghi nhận. Mặt khác, 50 loài thuộc 22 giống đã xuất hiện ở độ cao thấp hơn 300-500 m.
Ở Việt Nam, 9 loài và 4 giống thuộc phần họ Stenogastrinae đã được ghi nhận [3]. Trong đó, 2 loài xuất hiện ở cả hai địa điểm (Cochlischnogaster
spatulata và Parischnogaster mellyi), 3 loài chỉ xuất hiện ở độ cao 800m (Eustenogaster fraterna E. nigra và Liostenogaster filicis) trong khi đó ở độ cao 300-500 m là hai loài (Eustenogaster vietnamensis và Liostenogaster nitidipennis). Hai loài Cochlischnogaster spatulata và Liostenogaster nitidipennis chỉ được ghi nhận từ miền trung Việt Nam (Quảng Bình) đến khu
trung đến miền nam Việt Nam. Đặc biệt, loài Eustenogaster fraterna là loài ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam.
Phân họ Polistinae có 1024 lồi đã được mơ tả tính đến thời điểm hiện tại [23]. Chúng được chia làm 4 tộc dựa vào các đặc điểm hình thái khác nhau: Polistini, Mischocyttarini, Epiponini, and Ropalidiini. Khu hệ của Việt Nam đã ghi nhận được 51 loài và 4 giống thuộc 2 tộc Polisini and Ropalidiini [3]. Ở trong nghiên cứu này, 27 loài và 3 giống đã được ghi nhận. Có 6 loài chỉ ghi nhận được ở độ cao 800 m : Polistes rothneyi, P. tenebricosus, Ropalidia artifex, R. flavopicta, R. sumatrae and Polybioides gracilis. Trong đó, loài Ropalidia sumatrae và Polybioides gracilis có phân bố rất hẹp, chỉ ghi nhận được ở tỉnh Gia Lai. Có tổng số 9 loài chỉ được ghi nhận ở độ cao 300-500 m ở trong nghiên cứu này: Polistes brunus, P. Chuyangsin, P. communalis, P. Meadeanus, P. nigritarsis, P. stigma, Ropalidia binghami, R. marginat and, R.sp. Trong đó có 4 loài phân bố rất hẹp, loài Polistes chuyangsin chỉ phân bố ở tỉnh Đắk Lắk, Polistes meadeanus và Ropalidia
binghami chỉ phân bố ở khu vực Tây Nguyên, loài Ropalidia vietnama chỉ có
mặt ở miền nam Việt Nam. Riêng có loài Ropalidia sp. mới chỉ phân loại được đến giống, rất có thể đây là loài mới cho khoa học.
Có 8 loài và 2 giống thuộc phân họ Vespinae được ghi nhận tại cả hai đai độ cao. Cả 8 loài này đều có mặt tại ở độ cao 800 m trong khi đó ở độ cao 300-500 m chỉ có 4 loài được ghi nhận (Provespa barthelemyi, Vespa affinis,
V. bicolor, và V. velutina). Đặc biệt trong lần nghiên cứu này, loài Vespa ducalis lần đầu xuất hiện ở khu hệ miền nam Việt Nam, trước đó, nó chỉ được
ghi nhận ở các tỉnh miền bắc (Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang) [3].
So sánh với nghiên cứu đã được thực hiện từ trước ở khu vưc Tây Nguyên, số lượng các loài ong bắt mồi xã hội ở khu vực này đã được cập nhật đáng kể. Theo Phạm Thị Hoa, 2015, số lượng loài ong bắt mồi xã hội được ghi nhận ở Tây Nguyên là 30 loài thuộc 9 giống. Nghiên cứu lần này ghi nhận thêm 24 loài thuộc 5 giống là ghi nhận mới cho khu vực Tây Nguyên.
Tại địa điểm nghiên cứu, 32 loài và 21 giống thuộc phân họ Eumeninae đã được ghi nhận. Có 13 loài xuất hiện ở cả hai khu vực nghiên cứu, trong số đó, 12 loài thuộc 10 giống Allorhynchium (1 loài), Antepipona (1 loài),
loài), Eumenes (2 loài), Orancistrocerus (1 loài), Phimenes (1 loài) and
Rhynchium (1 loài) là những loài phổ biến, chúng có phân bố rộng ở khắp Việt Nam. Chỉ có một loài Subancistrocerus sichelli có phân bố hẹp có ở 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk [88].
Có 11 lồi chỉ được ghi nhận ở độ cao xung quanh 800 m:
Coeleumenes burmanicus, Ectopioglossa sublaevis, Eumenes multipictus, Malayepipona clypeata, Omicroides singularis, Paraleptomenes communis, Pseudozumia indica borneana, Pseumenes depressus depressus, Stenodyneriellus guttulatus, Stenodyneriellus heterospilus, và Zethus dolosus.
Trong đó, Stenodyneriellus guttulatus chỉ ghi nhận cở tỉnh Lạng Sơn trước đó [61], và trong nghiên cứu này, Gia Lai là địa điểm phân bố mới cho loài này.
Có 8 loài chỉ xuất hiện ở tỉnh độ cao 300-500 m: Anterhynchium
punctatum, Calligaster himalayensis, Delta campaniforme campaniforme, Delta conoideum, Labus clypeatus, Maylayepipona fincta, Phimenes indosinensis and Subancistrocerus sp. Giống Delta là giống có phân bố rộng ở khu vực Đông nam châu Á, chúng có 4 lồi đã được mơ tả trên thế giới và 4 loài này đều xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam, có 2 loài Delta esuriense esuriense và Delta pyriforme pyriforme rất phổ biến trong khi đó 2 lồi cịn lại là Delta campaniforme campaniforme và Delta conoideum chỉ được ghi nhậ ở khu vực Tây Nguyên. Loài Maylayepipona fincta là loài mới được ghi nhận cho khoa học, được Nguyen công bố năm 2020. Đến nay, vẫn chưa có công bố nào ghi nhận loài này có mặt ở nơi khác ngoài tỉnh Gia Lai. Loài
Phimenes indosinensis là loài có phân bố hẹp, nó chỉ được ghi nhận ở Sơn La
và Gia Lai. Loài Subancistrocerus sp. mới chỉ phân loại được đến giống, rất có thể đây là loài mới cho khoa học.
3.2. Mô tả cấu trúc tổ, những taxon phân bố hẹp và ghi nhận mới ở Việt Nam
3.2.1. Mô tả các taxon phân bố hẹp ở Việt Nam 1. Lồi Anterhynchium puctatum
Hình 3.1. Anterhynchium puctatum, con cái
a. Cơ thể, mặt nghiêng; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)
Phân bố:
Thế giới: Chỉ được ghi nhận ở Việt Nam.
Việt Nam: Hịa Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Đắk Lắk.
Kích thước: Chiều dài cơ thể 16,3-16,5 mm, chiều dài cánh trước 15,8-16
mm
Đặc điểm chẩn loại:
Đầu: Đầu nhìn từ mặt trước trịn, chiều rộng bằng 1,1 lần chiều cao. Đỉnh đầu
có cephalic foveae, nhiều lông tơ. Khoảng cách từ mắt đơn sau đến lề đỉnh của đỉnh đầu bằng 2,5 lần khoảng cách từ mắt đơn sau đến mắt kép. Má hẹp hơn mắt kép, nhìn từ mặt bên chiều rộng má bằng 0,7 lần chiều rộng mắt kép. Occipital carina hoàn thiện, chạy dọc theo chiều dài của má nhưng hơi mờ. Mắt kép hội tụ mạnh, nhìn từ mặt trước khoảng cách giữa hai mắt kép ở đỉnh đầu bằng khoảng cách của chúng ở mảnh gốc môi. Mảnh gốc môi hơi lồi, chiều rộng bằng chiều cao. Hàm của con đực với 2 răng khác biệt ở mặt bên trong, răng ở gốc có khía nơng; đốt cuối râu đầu hình móc câu, cong mạnh tới đỉnh của đốt roi thứ 9.
Ngực: Pronotal carina hơi nhô lên. Tấm lưng ngực giữa lồi nhẹ, vảy nhỏ hơi
lồi. Trụ vảy hình tam giác, nhọn dần về phía sau.
Bụng: Tấm lưng bụng 1 có chiều rộng bằng tấm lưng bụng 2, cong tròn ở gốc;
mặt trước của tấm lưng bụng 1 lồi nhẹ, có một vài lỗ thủng nơng. Tấm lưng bụng 1 và 2 ở mặt lưng có chiều rộng bằng 1,5 lần chiều dài. Tấm mảnh bụng 2 cụt ở lề trước, sau đó lõm xuống ở giữa tới lề đỉnh.
Hình 3.2. Calligaster himalayensis, con cái.
a. Cơ thể, mặt nghiêng; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1mm)
Phân bố:
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào.
Việt Nam: Bắc Kạn, Vĩnh Phúc.
Kích thước: Chiều dài cơ thể 14,9 mm, chiều dài cánh trước 14,3 mm Đặc điểm chẩn loại:
Đầu: Đầu màu đen, mảnh gốc môi con cái màu đen; mảnh gốc môi con đực
có đốm vàng lớn chiếm gần như tồn bộ mảnh gốc mơi, viền xung quanh màu đen. Chiều cao mảnh gốc môi bằng 0,65 lần chiều rộng. Mắt hội tụ mạnh ở giữa. Hàm dưới màu vàng với 4 răng rõ rệt. Râu đầu màu đen, đốt cuống ở con đực có đốm vàng ở dưới, vùng giữa 2 râu đầu có 2 điểm vàng;
Ngực: Vảy nhỏ và trụ vảy có lỗ thủng dày, lớn và sâu; mặt lưng của đốt ngực
sau với các lỗ thủng mạnh dọc theo đường viền với mặt sau; mặt bên của đốt ngực sau có lỗ thủng dày hơn và sâu hơn;
Bụng: Mặt lưng đốt bụng 1 ngắn và to, có chiều dài bằng 1.8 lần chiều rộng;
tấm lưng bụng có các vân lưng mờ do có nhiều lỗ thủng sâu và rõ ràng; tấm lưng ngực giữa có nhiều lỗ thủng sâu, có dọc theo vùng notauli. mảnh gốc môi con cái màu đen; mảnh gốc môi con đực có đốm vàng lớn chiếm gần như toàn bộ mảnh gốc mơi.
Hình 3.3. Coeleumenes burmanicus, con cái.
a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước. (Thước tỉ lệ : 1 mm)
Phân bố:
Thế giới: Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Việt Nam: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hịa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai.
Kích thước: Chiều dài cơ thể 13,0-15,0 mm; chiều dài cánh trước 11,5-13,5
mm
Đặc điểm chẩn loại:
Đầu: Đầu từ mặt trước có hình trịn, chiều rộng bằng 1,2 lần chiều dài. Trán
có cephalic foveae nhỏ, với một số lông tơ, nằm gần nhau, khoảng cách giữa chúng bằng một nửa khoảng cách giữa các mắt đơn sau. Khoảng cách từ mắt đơn sau đến lề đỉnh của đỉnh đầu bằng 2,2 lần khoảng cách từ mắt đơn sau đến mắt kép. Má có chiều rộng bằng 0,5 lần chiều rộng mắt kép. Nhìn từ mặt bên, mảnh gốc môi lồi dần từ gốc tới tới giữa mảnh gốc môi, sau đó chạy thẳng tới lề đỉnh, mặt trước có chiều cao bằng 1,2 lần chiều rộng, lề đỉnh tạo thành khía sâu, hình thành 2 răng nhọn ở mỗi bên. Hàm dưới với 4 răng, răng thứ 4 dài và cùn ở đỉnh. Đốt cuống có chiều dài hơn 4 lần chiều rộng, chiều dài đốt râu 1 bằng 2,3 lần chiều rộng, đốt cuối có chiều dài bằng chiều rộng.
Ngực: Pronotal carina hơi nhô lên, chạm tới giữa góc của tấm lưng ngực
trước. Tấm lưng ngực giữa và vảy nhỏ hơi lồi, trụ vảy phẳng.
Bụng: Đốt bụng 1 hơi thắt, ngắng hơn đốt bụng 2. Tấm lưng bụng 1 có chiều
dài bằng 1,5 lần chiều rộng, tấm lưng bụng 2 có chiều dài bằng chiều rộng, với phiến ở đỉnh ngắn và hơi nhô lên, tấm mảnh bụng 2 ở mặt lên hơi phẳng, tạo thành góc và chạy thẳng tới lề đỉnh.
Cơ thể màu đen trừ một số bộ phận sau: các dải vàng hẹp gần mảnh gốc môi và mắt đơn, ba chấm vàng ở giữa hố râu, hai dải ngắn hẹp dọc theo pronotal carina trên phần lưng của tấm lưng ngực trước, dải hẹp ở lề đỉnh tấm lưng bụng 1, ba dải hẹp ngắn ở lề đỉnh tấm lưng bụng 2.
4. Loài Delta conoideum
Hình 3.4. Delta conoideum, con đực.
a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước. (Thước đo: 1mm)
Phân bố:
Thế giới: Ấn Độ, Nê-pan, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-
xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Papua Niu Ghi nê, Úc, Phi-líp-pin, Hoa Kỳ.
Việt Nam: Quảng Nam, Đắk Lắk.
Kích thước: Chiều dài cơ thể 17,58 mm; chiều dài cánh trước 16,34 mm. Đặc điểm chẩn loại:
Đầu: Đầu màu vàng, các lỗ thủng trên trán dày và sâu, các lỗ thủng ở mảnh
gốc môi thưa và nông hơn. Chiều cao mảnh gốc môi bằng 1,19 lần chiều rộng. Má rất hẹp, chỉ rộng bằng khoảng 0,46 lần chiều rộng mắt kép. Râu đầu màu vàng, từ đốt roi thứ 4 đến đốt roi 11 có màu đen ở bên dưới, đốt roi thứ 11 của con đực hình móc câu.
Ngực: Ngực màu nâu đỏ, khá dày. Pronotal carina chưa hoàn thiện, mờ dần ở
giữa tấm lưng ngực trước, vảy nhỏ lồi mạnh khi nhìn mở mặt bên. Cánh màu nâu đỏ ở phần gốc, trong suốt ở phần đỉnh, mạch cánh màu nâu.
Bụng: Màu nâu đỏ, có một dải màu đen ở đốt bụng thứ 2. Nhìn từ mặt bên,