Paraleptomenes conmmunis, con cái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng (Hymenoptera Vespidae) ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk (Trang 54)

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ấn Độ: Kerala; Thái Lan; Ma-lai-si-a; Xing-ga-po; In-đô-nê-xi-a: Java, Bali.

Việt Nam: Gia Lai.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 7,26 mm; chiều dài cánh trước 6,28 mm Đặc điểm chẩn loại:

Con cái. Rãnh ngang trên tấm lưng bụng 1 khơng mở rộng về phía trước và

sâu như P. rufoniger; mảnh gốc môi không có lỗ thủng lớn; lỗ thủng của tấm lưng bụng 2 khơng dày như lồi P. humbertianus, nhỏ hơn lỗ thủng ở tấm

lưng ngực trước hoặc tấm lưng ngực giữa; tấm lưng bụng 2 bình thường, khơng có bướu; vảy nhỏ lồi; trụ vảy xiên; mesepisternum hầu như toàn lỗ thủng; gốc của tấm mảnh bụng 2 khá lồi. Cơ thể màu đen với các điểm vàng sau đây: phần gốc của hàm dưới, hai đốm ở hai bên mảnh gốc môi, đốm thẳng đứng ở giữa hai hố râu, phần hội tụ ở mắt, một đường phía sau mắt ở đỉnh đầu, phần dưới đốt cuống râu đầu, gốc cánh, mảnh phụ gốc cánh, một dải trên trụ vảy, dải ngang ở phần đỉnh tấm lựng bụng 1, 2 và tấm mảnh bụng 2.

Con đực. Mảnh gốc môi có chiều dài bằng chiều rộng, mở rộng và có khía

nơng ở đỉnh, khoảng cách giữa các đầu của răng bằng 1/3 chiều rộng của mảnh gốc môi, bề mặt của nó gần như lồi đều, vừa phải với những lỗ nhỏ; đốt râu đầu cuối nhỏ, mảnh mai, giống ngón tay và gần như thẳng, gần đạt tới gốc của đốt thứ 11. Màu sắc con đực giống con cái trừ mảnh gốc môi màu vàng hồn tồn.

Hình 3.14. Phimenes indosinensis, con đực.

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ấn Độ: Meghalaya; Mi-an-ma; Lào. Việt Nam: Sơn La, Đắk Lắk.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 20,38 mm, chiều dài cánh trước 16,34 mm.

Đặc điểm chẩn loại:

Đầu: Màu đen, nhìn từ mặt trước có hình trịn, chiều rộng bằng 1,25 lần chiều

cao. Khoảng cách từ mắt đơn sau đến lề đỉnh của đỉnh đầu bằng 1,2 lần khoảng cách từ mắt đơn sau đến mắt kép. Má hẹp hơn mắt kép, nhìn từ mặt bên chiều rộng má bằng 0,4 lần chiều rộng mắt. Occipital carina hoàn thiện nhưng mảnh hơn ở khoảng 1/3 chiều cao má. Mắt kép hội tụ mạnh ở giữa, khoảng cách của chúng ở đỉnh đầu bằng 1,1 lần khoảng cách ở mảnh gốc môi. Mảnh gốc môi màu đen với dải vàng to ở giữa, chiều dài mảnh gốc môi bằng 1,2 lần chiều rộng, lề dưới có khía nơng, tạo thành răng cùn ở mỗi bên. Hàm dưới có răng nhô lên, răng thứ nhất nhọn và ngắn, răng thứ hai và ba dài hơn.

Ngực: Màu đen. Không có pronotal carina, có pretegular carina ở tấm lưng

ngực trước. Tấm lưng ngực giữa và vảy nhỏ lồi nhẹ. Trụ vảy hơi lồi và dốc xuống về phía sau. Đốt ngực sau có hố lõm xuống ở giữa.

Bụng: Màu đen. Tấm lưng bụng 1 dài, thắt lại hình cuống lá, có chiều dài

bằng 5,5 lần chiều rộng, mở rộng dần từ gốc đến đỉnh; Tấm mảnh bụng 2 gần như phẳng ở gốc, sau đó lồi dần tới đỉnh.

Hình 3.15. Pseudozumia indica borneana, con đực.

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ma-lai-xi-a: Sarawak ; In-đô-nê-xi-a: Kalimanta. Việt Nam: Gia Lai.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 18,9 mm, chiều dài cánh trước 17,53 mm Đặc điểm chẩn loại:

Đầu: Khoảng cách giữa mắt đơn sau đến lề đỉnh của đỉnh đầu bằng 2,5 lần

khoảng cách của mắt đơn sau đến mắt kép. Mắt kép hội tụ mạnh ở giữa, khoảng cách giữa hai mắt kép ở đỉnh đầu bằng 0,9 lần khoảng cách của chúng ở mảnh gốc môi. Mảnh gốc môi màu đen có một đốm nhỏ màu đỏ cam ở dưới, chiều cao bằng 0,94 lần chiều rộng. Chiều rộng má ở mặt bên bằng 0,6 lần chiều rộng mắt kép. Mảnh gốc môi màu nâu đỏ, có 5 răng. Răng 1-3 cùn và ngắn, răng 4 và 5 nhọn và dài.

Ngực: Tấm lưng ngực giữa có 2 đường lõm dọc 2 bên, nhẵn ở giữa. Gốc cánh

hình thang. Đốt ngực sau có răng ở đỉnh gần như hình chữ nhật, propodeal valvula màu vàng.

Bụng: Đốt bụng 1 ngắn, nhìn từ mặt lưng có chiều dài bằng khoảng 1,7 lần

chiều rộng ở lề đỉnh. Tấm lưng bụng 1 có vân dọc phát triển mạnh ở phần lưng, với một gân ở giữa và hai bên là một số gân riêng biệt. Tấm lưng bụng có phiến rất ngắn, hơi nhô ra ở đỉnh, tấm lựng bụng 3 khơng có.

Hình 3.16. Ropalidia bicolorata, con cái.

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ấn Độ: Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Tripura;

Trung Quốc: Vân Nam; Mi-an-ma; Thái Lan, Lào, Malaysia: Borneo.

Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Hịa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 7,34 mm; chiều dài cánh trước 7,08 mm Đặc điểm chẩn loại:

Đầu: Lề bên của mảnh gốc môi thường màu vàng, có chiều cao bằng 0,79 lần

chiều rộng. Khoảng cách mắt đơn sau mắt kép bằng 2 lần khoảng cách giữa chúng. Khoảng cách giữa 2 mắt kép ở đỉnh đầu bằng 1,41 lần khoảng cách của chúng ở mảnh gốc mơi. Hàm dưới màu nâu có một đốm vàng ở đỉnh, răng thứ nhất cùn, các răng còn lại nhọn.

Ngực: Tấm lưng ngực trước và vảy nhỏ màu cam nhạt. Đốt ngực sau và chân

trước thường có đốm vàng; Cánh trước với hai submaginal cells. Ngực có nhiều lỗ thủng dày dặc.

Bụng: Nhìn từ mặt bên, đốt bụng 1 cong dần về phía sau. Tấm lưng bụng 1 có

nhiều lỗ thủng thô. Tấm lưng bụng 2 có nhiều lỗ thủng xen kẽ rõ ràng. Viền giữa tấm lựng bụng và tấm mảnh bụng hơi mờ.

Tở: Tổ của lồi này lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam cũng như trên thế

giới. Tổ được tìm thấy ở trên một cành cây. Cuống tổ được gắn với cành cây lớn. Tổ đã hồn thiện, đường kính tổ dài khoảng 30 cm, có rất nhiều ơ tổ.

Hình 3.17. Ropalidia vietnama, con đực.

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1mm)

Mẫu nghiên cứu: Phân bố:

Việt Nam: Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 10,12 mm; chiều dài cánh trước 10,10 mm Đặc điểm chuẩn loại:

Đầu: Đầu màu đen. Chiều cao mảnh gốc môi bằng 0,6 lần chiều rộng, vùng

giữa mảnh gốc mơi có những lỗ thủng thưa và thơ, phần dưới mảnh gốc mơi có nhiều lơng màu vàng. Hàm dưới màu đen, răng thứ hai và ba nhọn, màu nâu. Má con cái có chiều rộng gần bằng chiều rộng mắt. Chiều dài từ mắt đơn sau đến mắt kép bằng 2,5 lần khoảng cách giữa chúng, khoảng cách giữa 2 mắt đơn dài hơn một chút so với đường kính của chúng; ở con cái, đốt roi 1 dài khoảng 2 lần chiều rộng.

Ngực: Pronotal carina hoàn thiện, nổi lên mạnh, đạt đến góc bụng của tấm

lưng ngực trước; mặt lưng đốt ngực sau với lề bên hơi trịn; lõm xuống khơng quá mạnh và hẹp hơn. Đốt ngực sau có nhiều vân ngang, propodeal orifice hơi thu hẹp ở phần trên. Lề bụng của đốt bụng thứ nhất tiếp cận gần nhau trước khi phân thùy; đốt bụng 1 và 2 có chiều dài dài hơn chiều rộng; lề ở đỉnh của đốt bụng 2 khơng sưng lên ở phần lưng.

Bụng: Nhìn từ mặt bên đốt bụng 1 cong mạnh. Đốt bụng 2 có chiều dài bằng

khoảng 0,8 lần chiều rộng. Đường ở giữa tấm lưng bụng và tấm mảnh bụng gần như khơng nhìn thấy.

Tở: Tổ của lồi này lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam cũng như trên thế

giới. Tổ được tìm thấy ở trên một cành cây. Cuống tổ được gắn vng góc với cành cây. Cuống tổ không ở giữa khoảng tổ mà nằm về một phía của khoang tổ. Tổ khá lớn, đường kính khoảng 15 cm, có hình dẻ quạt với rất nhiều ơ tổ.

Hình 3.18. Tở của lồi Ropalidia vietnama

(Nguồn: Tăng A Pẩu)

17. Lồi Subancistrocerus sichelli

Hình 3.19. Subancistrocerus sichelli, con đực.

a. Cơ thể, mặt bên; B. Đầu, mặt trước (Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ấn Độ, Băng La Đét, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Mô-

ri-xơ, Mi-an-ma, Nê-pan, Xây-sen, Xing-ga-po, Xri Lan-ca, Thái Lan

Việt Nam: Gia Lai, Đắk Lắk.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 8,11 mm; chiều dài cánh trước 6,22 mm. Đặc điểm chẩn loại:

Đầu: Đầu nhìn từ mặt trước gần tròn. Khoảng cách giữa mắt đơn sau đến lề sau của đỉnh đầu bằng 2,18 lần khoảng cách từ mắt đơn sau đến mắt kép. Mắt kép hội tụ mạnh ở giữa, khoảng cách giữa 2 mắt kép ở đỉnh đầu bằng 1,68 lần khoảng cách của chúng ở mảnh gốc mơi. Mảnh gốc mơi có một dải màu vàng nhạt ở gốc, hai đốm nhỏ ở đỉnh, chiều cao mảnh gốc môi bằng 0,72 lần chiều rộng. Lề dưới mảnh gốc môi lõm vào hơi nông, tạo thành 2 răng nhỏ mỗi bên. Vùng ở giữa hai gốc râu có một đốm màu vàng. Má hẹp, chiều rộng má ở mặt bên bằng 0,55 lần chiều rộng mắt kép. Râu đầu mà đen ở trên và màu vàng nhạt ở dưới. Hàm dưới màu trắng ngà ở gốc và nâu ở đỉnh, có 4 răng nhọn.

Ngực: Pronotal carina hơi nhô lên ở phần giữa. Các lỗ thủng ở tấm lưng ngực

trước lớn, có lơng. Gốc cánh màu đen có một đốm nhỏ màu trắng ngà ở gốc, mảnh phụ gốc cánh màu trắng ngà. Tấm lưng ngực giữa, vảy nhỏ và trụ vảy khá phẳng. Đốt ông có 1 gai đốt ống.

Bụng: Tấm lưng bụng 1 có nhiều lỗ thủng to và thô. Tấm lưng bụng 1, 2 và tấm mảnh bụng 2 có một dải màu trắng ngà ở đỉnh. Cuối các đốt bụng có 1 phiến mỏng rất ngắn màu nâu.

18. Lồi Zethus dolosus

Hình 3.20. Zethus dolosus, con cái.

a. Cơ thể, mặt bên; b. Đầu, mặt trước(Thước tỉ lệ: 1 mm)

Phân bố:

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan.

Việt Nam: Điện Biên, Lào Cai, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Hịa

Bình, Quảng Nam, Gia Lai.

Kích thước: Chiều dài cơ thể 14,36 mm; chiều dài cánh trước 11,8 mm Đặc điểm chẩn loại:

Đầu: Đầu ở mặt trước gần như hình trịn, có chiều rộng bằng 1,1 lần chiều

dài từ mắt đơn sau tới mắt kép. Vùng xung quanh mắt đơn lồi lên mạnh. Má hơi hẹp hơn chiều rộng của mắt kép, nhìn từ mặt bên bằng 0,9 lần chiều rộng mắt kép. Mảnh gốc mơi nhìn từ mặt bên hơi lồi dần từ đáy lên tới đỉnh, chiều rộng bằng 1,4 lần chiều cao. Hàm dưới có 4 răng rõ rệt.

Ngực: Pronotal carina nâng lên mạnh mẽ, chạm tới góc bụng của pronotum.

Tấm ngực lưng giữa hơi lồi nhẹ, có chiều dài bằng 1,1 lần chiều rộng. Vảy nhỏ phẳng, hơi lõm ở giữa. Trụ vảy hơi dốc xuống về phía sau. Đốt ngực sau sáng bóng, vùng ở giữa lõm sâu.

Bụng: Tấm lưng bụng và tấm mảnh bụng 1 hợp nhất, để lại các đường nối

giữa chúng hiện rõ. Đốt bụng 1 dài và mỏng, có chiều dài bằng 3.5 lần chiều rộng.

3.2.2. Các loài chỉ xác định đến giớng 1. Lồi Ropalidia sp.

Nhóm Ropalidia plebeja bao gồm 6 loài: R. andamanensis Das và Gupta, 1989; R. celebensis Van der Vecht, 1941; R. cristata Kojima, 1989; R. plebeja (Saussure,1862); R. rufoplagiata (Cameron,1905); và R. turneri

Richards,1978 [89]. Đây là công bố gần nhất về nhóm lồi này, trong cơng trình nghiên cứu này, tổ của lồi R. plebeja, R. celebensis, và R. rufoplagiata được mô tả lần đầu tiên, và khóa định loại về các lồi thuộc nhóm R. plebeja cũng đã được cung cấp. Loài R. rufoplagiata, loài duy nhất của nhóm R. plebeja ở Việt Nam cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu trước đây [90].

Phân bố: Việt Nam: Đắk Lắk

Đặc điểm chẩn loại: Đầu nhìn trực diện chiều rộng gấp 2 lần chiều dài; khoảng cách giữa 2 mắt đơn sau bằng 2,2 lần chiều dài đường kính của chúng; má con cái ở mặt bên có độ rộng bằng độ rộng của mắt đơn; pronotal carina phát triển thành phiến mỏng nhưng hầu như không nhô ra về phía trước; vùng đỉnh đằng sau mắt đơn sau hơi dốc về phía occipital carina; râu đầu con cái với đốt roi ngắn, chiều dài bằng khoảng 1,5 lần chiều rộng gốc; vảy nhỏ gần như bằng phẳng, có mở mặt bên có độ phẳng bằng với trụ vảy; tấm lưng bụng 1 sưng đột ngột ở phía sau của khe hở gốc, sau đó lề lưng mảnh, lồi và cong rộng xuống phiến sau gần bờ đỉnh, phiến sau lõm xuống, rộng và phẳng, mặt lưng hầu như khơng thu hẹp về phía mép sau; tấm lưng bụng 2 ở mặt lưng với lề bên đột ngột chuyển hướng ở 1/3, sau đó gần như song song với lề ở đỉnh

Mô tả chi tiết: Con cái:

Cơ thể dài 7,62 mm; cánh trước dài 6,52 mm

Đầu (3.21b) ở trực diện có chiều rộng bằng khoảng 1,2 lần chiều dài, ở mặt

lưng (3.21f) có chiều rộng bằng khoảng 2,3 lần chiều dài, với lề bên sau mắt kép hơi lồi và hẹp phía sau. Khoảng cách giữa 2 mắt đơn sau dài hơn khoảng 2,2 lần đường kính của chúng, bằng khoảng 0,6 lần khoảng cách giữa mắt đơn sau và mắt đơn trước; vùng giữa các mắt đơn hơi lồi. Vùng đỉnh đầu (3.21f) sau mắt đơn hơi dốc xuống về phía occipital carina. Lề trong mắt kép lõm ở vùng giữa; khoảng cách giữa chúng ở vùng đỉnh đầu bằng khoảng 1,3 lần chiều rộng của chúng ở vùng mảnh gốc mơi. Mảnh gốc mơi hơi lồi, nhọn ở phía dưới, nằm ngang, có chiều rộng bằng khoảng 1,5 lần chiều cao. Hàm bình thường, khơng bị xoắn. Má (3.21d) ở mặt bên có chiều rộng ở vùng giữa bằng với mắt đơn; occipital carina hoàn thiện và hơi cong. Khoảng cách từ mảnh gốc môi tới mắt kép ngắn. Râu đầu như hình (3.21e); đốt cuống hơi cong, có chiều dài bằng khoảng 3,6 lần chiều rộng; đốt roi hơi dày ở đầu đến đốt số 8. Đốt số 8 có chiều rộng nhỏ hơn 1,6 lần đốt 1. Đốt roi 1 có chiều dài bằng khoảng 2,7 lần chiều rộng ở đỉnh, khoảng 1,3 lần chiều dài đốt thứ 2 và thứ 3 cộng lại; các đốt thứ 2 đến thứ 9 đều có chiều rộng lớn hơn chiều dài, đốt cuối đốt roi gần như hình viên đạn, chiều rộng lớn hơn chiều dài.

Ngực: khá dày. Tấm lưng ngực trước nhìn từ mặt lưng với lề trước hơi cong;

hai bên hơi lõm; pronotal carina hồn thiện, hơi nhơ lên tạo thành phiến. Tấm lưng ngực giữa lồi mạnh, có chiều dài bằng khoảng 0,9 lần chiều rộng. Vảy nhỏ hình thang, hơi lồi, với phần giữa hơi phẳng, lề 2 bên hơi cụt. Trụ vảy nhô ra mạnh mẽ ở phía sau, gần phẳng. Đốt ngực sau có lõm hình ơ van ở giữa, lề của nó được đánh dấu bởi các đường gờ, mặt sau (3.22a) ở mặt bên hơi dốc xuống, propodeal valvula nhỏ, với đường viền hình tam giác trịn rộng và maginal carina ở gốc.

Bụng: Đốt bụng 1 ngắn, ngắn hơn chiều rộng tối đa của tấm lưng bụng; mặt

lưng tấm lưng bụng mở rộng mạnh mẽ, phần đáy 2 bên song song, sau đó gần như không bị thu hẹp ở lề đỉnh; chiều rộng tối đa ở phần sau rộng gần gấp 2,5 lần chiều rộng đáy; ở mặt bên (3.22b) sưng đột ngột ở phía sau tới khe hở gốc, sau đó mép lưng lồi ra một cách yếu ớt và rộng ra và cong rộng xuống phiến sau gần mép đỉnh, phiến sau phiến sau lõm xuống, rộng và phẳng, mặt

lưng hầu như không thu hẹp về phía mép sau. Đốt bụng 2 có chiều dài bằng khoảng 0,8 lần chiều rộng, khoảng 1,2 lần chiều cao, chiều rộng bằng khoảng 2,16 lần đốt 1; đường ở giữa tấm lưng bụng và tấm mảnh bụng gần như khơng nhìn thấy; phiến sau hẹp và hơi lõm xuống.

Cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông dày màu bạc; các lông ở phần đỉnh mảnh gốc môi dài hơn so với trên cơ thể. Mảnh gốc môi với các lỗ thủng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần các loài ong bắt mồi thuộc họ Ong vàng (Hymenoptera Vespidae) ở hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)