Phân bố muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021 (Trang 32 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.6. Phân bố muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus

1.6.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes

Muỗi Aedes phân bố ở những vùng nhiệt đới và ôn đới giữa 350

vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam. Muỗi Aedes, có thể có mặt ở độ cao từ 0 đến 1200m [39].

Muỗi Aedes có khả năng phát tán chủ động và bị động. Khả năng phát tán chủ động của Aedes rất thấp, chúng bay chậm, bay xa trong bán kính thường dưới 200m xung quanh ổ bọ gậy. Thực tế muỗi chỉ sống quanh quẩn ở nơi gần ổ bọ gậy. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy muỗi này có thể phát tán xa và rộng trong khoảng 800m và hơn nữa chủ yếu nhờ các phương tiện giao thông như: trứng và bọ gậy trong những bồn chứa nước, tàu bè, túi đựng nước của các du mục, những người hành hương…; muỗi trưởng thành bằng những phương tiện chuyên chở nhanh (xe lửa, máy bay, tàu…). Khả năng bay xa của Ae. aegypti và Ae. albopictus tùy thuộc

vào điều kiện sinh thái, khí hậu như gió, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, địa hình, thảm thực vật, đặc điểm nhà ở, sinh thái và tập tính vật chủ. . Ngồi ra, muỗi Aedes có thể bay phát tán để tìm bạn tình, tìm máu vật chủ, màu sắc và tìm nơi đẻ trứng. Muỗi phát tán xa và rộng do khơng có sẵn chỗ đậu nghỉ và nơi sinh sản, làm cho muỗi cái trưởng thành phải bay xa hơn tìm dụng cụ chứa nước để đẻ trứng, đây cũng là nguyên nhân làm lan truyền bệnh mà muỗi Aedes là véc tơ trên phạm vi rộng lớn hơn [35].

1.6.2. Phân bố của muỗi Aedes trên thế giới

Muỗi Aedes được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới với hơn 1000 loài. Trong số những loài liên quan đến y học thì muỗi Ae. aegypti được biết đến nhiều

nhất bởi nó không chỉ là véc tơ truyền bệnh mà còn được dùng trong nghiên cứu phịng thí nghiệm.

Các tác giả đã thống kê được Ae. aegypti phân bố ở 142 quốc gia. Phân bố của

Ae. albopictus hơn 70 quốc gia trên thế giới, Ở nửa đầu của thế kỷ 20, người ta đã

tìm thấy Ae. aegypti ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới giữa vĩ tuyến 350

Bắc và vĩ tuyến 350 Nam cả châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Muỗi Ae. aegypti phân bố rộng ở Nam và Trung Mỹ, còn ở châu Á, trước chiến tranh thế giới thứ hai muỗi có mật độ thấp và phạm vi hoạt động hẹp, nhưng càng về sau này muỗi càng mở rộng vùng phân bố ở nhiều nước thuộc châu Á và Tây Thái Bình Dương [40].

Ngày nay Ae. aegypti và Ae. albopictus phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù hiếm thấy các quần thể muỗi này ở bên ngồi dải xích đạo nằm giữa vĩ tuyến 350

Bắc và 350 Nam.

Phân bố địa lý của Ae. aegypti Ae. albopictus có khả năng sẽ tiếp tục lan

rộng và sẽ xâm nhập vào các vùng trước đây chưa hề có lồi muỗi này, dẫn tới nguy cơ lan truyền bệnh SXHD trong các quần thể dân cư trước đây chưa từng bị bệnh SXHD.

Ở Đông Nam Á tại những vùng bán khô hạn như Ấn Độ, Ae. aegypti là véc tơ truyền bệnh ở khu vực đô thị và các quần thể muỗi biến động rõ rệt theo lượng mưa và thói quen dự trữ nước. Tại các nước Đơng Nam Á khác có lượng mưa hàng năm lớn hơn 200mm, quần thể Ae. aegypti và Ae. albopictus ổn định hơn và có mặt ở các khu vực đô thị, bán đô thị và thậm chí cả ở nơng thơn. Ở Indonesia, Myanma và Thái Lan, do tập quán dự trữ nước ở khu vực bán đô thị nên ở đây mật độ muỗi cao hơn ở khu vực đơ thị. Tình trạng đơ thị hố khơng có kế hoạch có xu hướng làm gia tăng các sinh cảnh thích hợp cho muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus phát triển. Ở

một số thành phố có hệ thực vật phong phú, cả Ae. aegypti và Ae. albopictus cùng

có mặt, nhưng nói chung tuỳ thuộc vào sinh cảnh thích hợp cho sự phát triển của bọ gậy và mức độ đơ thị hố của từng nơi. Muỗi Ae. aegypti vẫn thường chiếm ưu thế ở vùng đơ thị, tại Singapore chỉ số nhà có Ae. aegypti cao nhất ở những khu nhà ổ chuột, các cửa hàng và những khu nhà cao tầng, trong khi đó Ae. albopictus dường

như khơng liên quan đến tình trạng nhà ở nhưng lại xuất hiện nhiều ở những nơi thống và có nhiều cây cối [40].

1.6.3. Phân bố của muỗi Aedes ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nhiệt đới, muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus phân bố

rộng ở các khu dân cư. Hai loài muỗi này gặp ở hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn, vùng nơng thơn và thậm chí cả vùng miền núi, cao ngun. Cũng như trên thế giới, tình hình phân bố của muỗi Ae. aegypti Ae. albopictus ở Việt Nam cũng

thích hợp với vùng của SXHD.

Ở Việt Nam, muỗi Aedes phân bố hình da báo trong 3 sinh cảnh: Chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc gần đường giao thơng. Đó là những nơi có dân cư đơng đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại. Hiện nay kinh tế phát triển kéo theo (rác thải, vỏ bia, đồ hộp….) và việc đơ thị hóa nhanh chóng nhưng khơng đồng bộ (cấp thốt nước chưa đầy đủ, vệ sinh mơi trường kém), sự thờ ơ của một số người dân với giáo dục sức khỏe cho cộng đồng làm cho vùng phân bố của Aedes ngày càng mở rộng [41].

Ở miền Bắc Việt Nam cho đến trước năm 1984 mới chỉ tìm thấy muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong một số sinh địa cảnh thuộc vùng trung du và đồng

bằng có độ cao dưới 100m, đó là các thành phố, thị xã và các điểm dân cư đông đúc thuộc vùng đồng bằng ven biển hoặc trên các đầu mối giao thông thuỷ bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Hịa Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Ninh , Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và Thanh Hố, trong đó mật độ muỗi

Ae. aegypti ở nội thành và nội thị tương đương với vùng đồng bằng ven biển và bao

giờ cũng cao hơn ở ngoại thành và ngoại thị. Vùng nông thôn chỉ gặp muỗi ở các đầu mối giao thông thuỷ bộ.

Ở Hà Nội, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phân bố của 2 loài muỗi

Ae. aegypti và Ae. albopictus này. Theo Phạm Văn Minh, trong năm 2011 ở Hà Nội

có chỉ số mật độ muỗi trung bình lớn hơn 0,2 con/nhà; chỉ số nhà có muỗi là 12,12%, so với 11 tỉnh/ thành phố ở tồn miền Bắc thì Hà Nội có chỉ số cao nhất vì Hà Nội là địa bàn thành phố sự đơ thị hóa diễn ra từ lâu, có nhiều điều kiện phù hợp cho muỗi Aedes phát triển. Ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti tại Hà Nội chủ yếu là

bể nước lớn hơn 500 lít và bể cảnh. Năm 2009, Đỗ Thị Phương Bắc nghiên cứu phân bố của muỗi Aedes ở 3 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội là Hồng Mai, Thanh Trì, Từ Liêm cho thấy có cả 2 lồi Ae. aegypti và Ae. albopictus. Tuy vậy, bọ

gậy của Ae. aegypti chỉ chiếm 24,72% so với tổng số bọ gậy bắt được của hai loài, nhưng muỗi bắt được trú đậu, hút máu trong nhà ban ngày chiếm 66,30% so với tổng số muỗi cả hai loài. Tuy nhiên, bọ gậy loài Ae. albopictus nhiều hơn loài Ae. aegypti 2,4 lần (4750/1560), nhưng số muỗi trú đậu trong nhà hút máu thì lồi Ae. aegypti cao hơn Ae. albopictus 1,9 lần (583/303). Điều đó phù hợp với đặc tính sinh

thái của từng lồi muỗi, lồi Ae. aegypti ln trú đậu trong nhà, cịn Ae. albopictus là loài muỗi hoang hại thích trú đậu ngồi nhà ở các bụi cây [42]. Theo Vũ Trọng Dược (2015), tỷ lệ phân bố của Ae. albopictus tại các vùng dân cư khơng có ổ dịch ở Hà Nội cao hơn Ae. aegypti. Ngược lại, tại hầu hết các ổ dịch cả ở nội thành, vùng đệm và ngoại thành mật độ muỗi Ae. aegypti đều cao hơn Ae. albopictus rất nhiều

lần [43].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)