Hướng dẫn cho HS GQVĐ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 41)

Ghi chú:

Cách giải quyết

1 Thầy (cô) chỉ bảo cho chúng em cách GQVĐ, chúng em suy nghĩ, sử dụng và tìm kiếm nội dung đã học để GQVĐ, tìm ra đáp án. 2 Thầy (cơ) cho chúng em làm việc nhóm để cùng nhau thảo luận. 3 Trông chờ thầy (cô) hoặc các bạn giải hộ.

4 HS thấy bài tập khó khơng muốn làm.

5 Thầy (cô) yêu cầu cá nhân tự giải quyết vấn đề.

Biểu đồ 1.9 cho thấy: Có tới 44,8% số HS khảo sát có cách giải quyết khi giải bài tốn. HS khơng tự làm bài tập mà chờ thầy cô giải đáp, học sinh không quá yêu thích học tập mơn tốn. Có 9,8% số học sinh tự GQVĐ dựa trên kiến thức thầy (cô) đã gợi ý để GQVĐ.

+ Trong học tập mơn Tốn, khi gặp một bài tốn mà bản thân khó khăn em sẽ làm gì?

7.3 9.1

35.1 48.5

1 2 3 4

1. Chán nản và học môn khác

2. Nhờ bố, mẹ và người thân giải hộ

3. Làm bài khác, để sau nhờ cô giáo gợi ý bài giải

4. Cố nhớ lại các bài giải trước, liên hệ xem có điểm nào nào tương tự để tìm cách giải

HS gặp khó khăn khi gặp một bài tốn, các em cịn ỉ lại nhờ bố, mẹ và người thân giải hộ chiếm 48,5%. Chỉ có 7,3% HS cố nhớ lại các bài giải trước, liên hệ xem có điểm nào nào tương tự để tìm cách giải

+Những mong muốn của HS khi học môn Tốn

Biểu đồ 1.11: Những kì vọng của HS khi học mơn Tốn

1. Được học những nội dung gần gũi và có áp dụng vào đời sống. 2. Chỉ học những vấn đề đơn giản và dễ dàng đối với bản thân.

3. Các vấn đề học tập đều được thầy (cô) hướng dẫn tỉ mỉ và làm mẫu để mình dễ thực hiện theo.

4. Được học những nội dung thuyết phục, cần có sự cố gắng, nỗ lực của bản thân mới giải quyết được.

5. Được tự do khám phá và được đặt câu hỏi, được san sẻ những am hiểu của cá nhân với bạn, với người dạy trong giờ học.

6. Được thầy (cơ) tở chức các b̉i ngoại khóa để nghe nói chuyện về những nhà tốn học hoặc đi khám phá mơn tốn vào cuộc sống hàng ngày.

7. Được thầy (cô), nhận xét và động viên kịp thời ở các bài tập thực hành. Có 12,1% số học sinh đánh giá thầy cơ u cầu chúng em so sánh các bài tốn cũ và mới để tìm điểm giống, khác nhau.

Có 18,2 % số học sinh đánh giá thầy cơ u cầu chúng em tìm hiểu các cách giải cho mỗi bài tập mới.

Khoảng 44,8% số các em đánh giá, thầy (cô) yêu cầu chúng em giải thích tại sao lại giải bài tốn theo cách đó.

Có 15,1% số học sinh đánh giá, thầy (cô) yêu cầu chúng em tiếp tục tự làm ra các bài tập mới tiếp theo.

Có 9,8% số học sinh đánh giá thầy cơ không yêu cầu thêm.

1.2.3. Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát thực trạng PT NL GQVĐ cho HS lớp 3

Việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh có vai trị quan trọng trong giảng dạy. Qua điều tra, tơi đã thấy việc hình thành, phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 3 chưa quan tâm sát sao. Các giáo viên mới chỉ có nhận thức và ý thức mà chưa có kĩ năng hay kế hoạch cụ thể để việc hình thành, phát triển NL GQVĐ cho HS được thực thi nghiêm túc. Thực trạng đó là hệ quả tất yếu của các nguyên nhân bên trong và bên ngoài như sau:

Một số GV khẳng định việc phát triển NL GQVĐ cho HS mất khá nhiều thời gian. Do quy định chặt chẽ của chương trình trong SGK, với khối lượng kiến thức khá lớn. GV khơng có thời gian xây dựng hệ thống bài tập, để khuyến khích các em phát triển tư duy và NL GQVĐ.

Ở giai đoạn này, học sinh còn mang tính tư duy hỗn hợp, do thiếu kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. Khi suy diễn, các luận điểm của HS còn gắn nhiều với thực tiễn trong xã hội. HS thấy khó nhận thấy về quy định, hình thức, kĩ năng tởng hợp chưa tốt.

Thói quen dạy học rập khn, máy móc của 1 bộ phận GV chưa thật hiểu rõ chương trình SGK mơn Tốn, áp dụng tri thức suy luận không linh hoạt. Đây là tồn tại dẫn đến việc GV gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp hiệu quả để hình thành, phát triển NL GQVĐ cho các em.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Toán lớp 3 nhằm phát triển NL GQVĐ cho học HS, trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích một số vấn đề:

- Hệ thống, phân tích các khái niệm cơ sở của đề tài, đó là: năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tốn học,

- Tìm hiểu cấu trúc, các cấp độ NL GQVĐ và yêu cầu về NL GQVĐ của học sinh cấp tiểu học

- Phân tích đặc điểm tư duy của HS lớp 3, từ tư duy trực quan hình tượng đến tư duy ngơn ngữ cũng như ý nghĩa và mức độ phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 3 trong q trình học tốn.

- Phân tích cơ sở thực tiễn từ việc đề ra mục đích, phương pháp, đối tượng, nội dung đến kết quả điều tra, khảo sát GV và HS.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TOÁN LỚP 3 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHO HỌC SINH

2.1. Một số định hướng cụ thể khi phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh lớp 3

Để áp dụng được yêu cầu đặt ra về phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 3 cần phải xác định con đường, cách thức tở chức rèn luyện. Ln hình thành, phát triển NL GQVĐ cho các em được thực hiện cụ thể là:

- Dựa trên “chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Tốn lớp 3” GV cần chú trọng PT NL GQVĐ ngay từ khi soạn bài.

- Chú trọng khai thác các nội dung dạy học và hiểu rõ nội dung đó có thể phát triển năng lực GQVĐ ở cấp độ nào về năng lực GQVĐ.

- GV cần có kĩ năng lựa chọn hoặc thiết kế bổ sung bài tập vào việc xây dựng một ngân hàng bài toán trong SGK để “làm mới”, tăng tính “hấp dẫn”, tính “có vấn đề” theo hướng phát triển NL GQVĐ.

Điều này đòi hỏi giáo viên biết hệ thống hóa các kiến thức tốn trong chương trình giảng dạy mặt khác nhìn rõ nguồn gốc thực tiễn của kiến thức tốn 3 để có thể đề xuất các tình huống hợp lý. Đồng thời cũng giúp giáo viên thấy rõ các cơ hội phát triển năng lực GQVĐ của học sinh.

Ngoài ra, GV cần biết sàng lọc phương pháp, hướng dẫn giải bài thích hợp cho mỗi dạng bài tập. GV tạo điều kiện cho các em tìm tịi, sáng tạo nhiều cách giải khác nhau để trải nghiệm các mức độ GQVĐ. Từ đó, giúp các em phát triển theo NL mỗi đối tượng.

2.2. Những căn cứ để xây dựng hệ thống bài tập toán nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 3

2.2.1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục tiểu học nói chung và mục tiêu, nội dung dạy học Tốn 3 nói riêng

Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với các học sinh từ 6 - 11 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học.

Luật GD số 43/2019/QH14 tại Khoản 1, 2 ở Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

“1. Giáo dục phở thơng nhằm phát triển tồn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; Chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.

Giáo dục cấp tiểu học đặt nền tảng cơ bản với mỗi cá nhân. Bởi thế trong quá trình học tiểu học, HS phải thường xuyên áp dụng một số kĩ năng quan sát, lắng nghe, tính toán ... Cấp Tiểu học khắc sâu tri thức để dạy HS biết yêu lao động, con người, quê hương, đất nước,... Bước đầu con người biết GQVĐ nảy sinh do nhu cầu cấp thiết của mỗi cá nhân.

Việc XD hệ thống bài tập nhằm hình thành, phát triển NL GQVĐ cho các em, cần căn cứ vào chương trình dạy học Tốn lớp 3.

2.2.2. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PP DH và cấu trúc chương trình Tốn Tiểu học

Để khắc phục hiện trạng dạy đồng loạt, áp đặt một chiều, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện “dạy học phân hóa” quan tâm đến năng lực, sở trường, đam mê của cá nhân học sinh trong lớp. Mục đích cơ bản của đổi mới PP DH là phát huy hóa người học, PT tối đa NL, sở trường, đam mê cá nhân và quan tâm đến từng đối tượng.

Bắt đầu năm học 2013 - 2014, Bộ giáo dục và Đào tạo có điều chỉnh ND theo hướng PT NL của HS, rèn cho HS NL vận dụng kiến thức nhằm GQVĐ trong học tập và thực tiễn. Ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng BGD& ĐT ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá HS Tiểu học (kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/214 của Bộ trưởng BGD&ĐT), đã chú trọng nhận xét, đánh giá NL và phẩm chất. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành Chương trình GD Phở thơng, chương trình tởng thể, đã hình thành, phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là: “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” và 10 NL: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.” [5, tr7]

2.3. Các bước XD hệ thống bài tập

Để xây dựng và sử dụng bài tập toán phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 3, mỗi GV có cách truyền đạt khác nhau. Tuy nhiên, tơi đã tham khảo quy trình gồm 4 bước như sau:

-Bước 1: Đề ra mục tiêu

Bước này GV phải xác định được bài tốn chuẩn bị xây dựng nhằm hình thành, phát triển NL GQVĐ ở cấp độ nào?

-Bước 2: Chọn ra tình huống cần đặt vấn đề, nhiệm vụ

Bước này xác định tình huống, lựa chọn hình thức thể hiện: Trả lời câu hỏi, phát hiện vấn đề, phát hiện nhiệm vụ cần giải quyết, tìm thêm giải pháp, giải thích cách làm, trình bày, đề xuất giải pháp… Giáo viên phải hình dung, xác định được dạng tốn sẽ đưa ra dưới hình thức nào cho học sinh, nội dung cụ thể là gì?

-Bước 3: Xử lý tình huống, hướng GQVĐ

GV dự kiến phương án xử lý bài toán để lường trước được tồn tại, những lỗi HS thường mắc và chuẩn bị tâm thế chủ động để hướng dẫn nếu các em cần sự trợ giúp từ GV.

- Bước 4: Đề xuất bài tốn hồn chỉnh và thử nghiệm các phương án

giải quyết

Đây là bước GV cần lựa chọn từ ngữ ngắn gọn, phù hợp với vốn từ và kinh nghiệm của học sinh lớp 3, biết nêu các dữ liệu đã cho và yêu cần tìm vừa đủ (khơng thừa khơng thiếu); Các phương án giải quyết trong phạm vi SGK và sách nâng cao Toán lớp 3.

Thử nghiệm các phương án giải quyết đẫn đến xem xét các quá trình giải quyết, đánh giá kết quả phát triển NL GQVĐ.

Ví dụ minh hoạ

-Bước 1: Xác định mục tiêu

Bài tập nhằm tiêu chí phát triển năng lực GQVĐ ở cấp độ 2, giúp học sinh hiểu được quy trình tốn học. HS biết được các dữ kiện có sẵn của bài tốn và đi tìm dữ kiện chưa biết.

-Bước 2: Lựa chọn, đề xuất tình huống, nhiệm vụ

Xác định số con tem Lan sưu tầm được, biết rằng mẹ Lan sưu tầm được 160 con tem và số con tem mẹ Lan sưu tầm được nhiều hơn số con tem của Lan sưu tầm là 70 con tem.

-Bước 3: Xử lý tình huống

Một số cách làm thường gặp ở học sinh:

Cách 1: Muốn tính số con tem bạn Lan sưu tầm được thì ta lấy số con tem của mẹ Lan sưu tầm được là 160 rồi trừ với 70, vì trong đề bài xuất hiện từ “nhiều hơn” nên ta làm tính trừ.

Cách 2: Học sinh vẽ hình trên sơ đồ, từ đó phát hiện số con tem mà Lan sưu tầm được ít hơn số con tem mà mẹ Lan đã sưu tầm. Từ đó chuyển

đởi về cách giải dạng tốn “Bài tốn về ít hơn”. Vì vậy muốn tìm số con tem Lan đã sưu tầm được thì lấy số con tem mẹ sưu tầm là 160 trừ đi 70.

-Bước 4: Đề xuất bài toán:

Mẹ Lan sưu tầm được 160 con tem, số con tem mẹ Lan sưu tầm được nhiều hơn số con tem của Lan sưu tầm là 70 con tem. Hỏi Lan sưu tầm được bao nhiêu con tem?

Với bài tập này, các em được PT NL GQVĐ. Cụ thể khi giải bài tập trên, HS sẽ vận dụng tri thức, hiểu biết đã sẵn có để đáp ứng những tình huống chưa quen thuộc. Học sinh đã được học mảng tốn có lời văn “Bài tốn về quan hệ nhiều hơn, ít hơn” và “gấp, giảm đi một số lần”. Học sinh đã quen với từ khoá trong bài “nhiều hơn, ít hơn”, “gấp, giảm đi một số lần”,… thì thuộc mẫu “bài tốn về nhiều hơn” nên làm phép +. Cịn trong bài có chứa từ “ít hơn, nhẹ hơn, bé hơn…” thì thuộc mẫu “Bài tốn về ít hơn” nên làm phép tính trừ. Đây chính là mơ hình có yếu tố mới, cần biến đổi chút ít trong diễn đạt để đưa về mơ hình quen thuộc. Một số HS chưa có NL GQVĐ ở cấp độ 2 sẽ gặp sai lầm. Nguyên nhân chủ yếu là các em lệ thuộc vào các từ khoá mà chưa hiểu thực sự ý nghĩa của phép cộng và phéo trừ. Chính vì vậy khi có vấn đề mới do thay đổi cách diễn đạt là các em đã gặp khó khăn và lúng túng.

Ở bài tập trên, HS lớp 3 phải trải qua một quá trình suy nghĩ, để biến đổi, diễn đạt lại dữ kiện của bài tốn đã cho nhằm phù hợp với mơ hình quen thuộc. Cụ thể “số con tem mẹ sưu tầm được nhiều hơn số con tem Lan sưu tầm là 70 con tem”. Qua đó, tơi đã đưa BT thuộc dạng “bài tốn về ít hơn” và việc tìm ra cách giải trở nên đơn giản.

2.4. Hệ thống bài tập trong Sách giáo khoa Toán 3 trong việc phát triển NL GQVĐ cho HS

Hiện nay, SGK Toán 3 được biên soạn thành 175 tiết học, bao gồm: Các tiết lí thuyết, LT, LTC, thực hành, kiểm tra. Có 84 tiết lí thuyết. Phần bài

học thường được đặt trong khung viền màu xanh yêu cần HS học thuộc. Có 84 tiết LT, LTC, thực hành, ơn tập. Tr tiết này có từ 2 tới 6 câu hỏi, bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Nói chung, mức độ các bài tập mới, bài tập mở. Cịn lại có 7 tiết kiểm tra khơng nêu nội dung cụ thể trong SGK.

SGK Tốn 3 có 168 tiết lý thuyết, luyện tập và 1 số tiết thực hành. Các câu hỏi, bài tốn trong SGK có nhiều dạng khác nhau ở các mảng: Số học, đại lường và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải bài tốn. Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa được xây dựng bám sát mục tiêu bài học và đều ít nhiều hình thành, phát triển NL HS theo các cấp độ đã nêu trong chương 1

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w