ĐO LƯỜNG AC

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường điện tử - Trường Cao đẳng nghề số 20 (Trang 72 - 76)

- Hệ số tổn hao của điện dung ( D>0,1):

2. ĐO LƯỜNG AC

- Mục tiêu: Xác định và đọc được giá trị của biên độ, điện áp thơng qua các dạng tín hiệu ngõ ra và vào.

73

2.1. Đọc giá trị đỉnh và biên độ

Biên độ đỉnh – đỉnh của một dạng sóng (hình 7.5) có thể đo được dễ dàng nhờ xuất hiện trên màn hình thơng qua kích thước của đồ thị trên màn hình. Trên hình 7.5 minh họa 2 sóng sin với biên độ và chu kỳ khác nhau trên cùng một màn hình. Vị trí các núm điều khiển thang độ VOLT/DIV cũng như núm chọn thời gian TIME/DIV như chỉ ra trên hình vẽ 7.5.

Hình 7.5: Đo biên độ đỉnh – đỉnh và chu kỳ của sóng sin

Việc tính giá trị điện áp của tín hiệu đuợc thực hiện bằng cách đếm số ơ trên màn hình và nhân với giá trị VOLTS/DIV (hình7.6).

Hình 7.6: Giá trị đỉnh – đỉnh của tính hiệu Ví dụ: VOLTS/DIV chỉ 1V thì tín hiệu cho ở hình 7.6 có:

Vp = 2,7ơ x 1V = 2,7V Vpp = 5,4ô x 1V = 5,4V Vrms = 0,707Vp = l,98V.

74

Ngồi ra, với tín hiệu xung người ta cịn sử dụng máy hiện sóng để xác định thời gian tăng sườn xung (rise time), giảm sườn xung (fall time) và độ rộng xung (pulse width) với cách tính như hình ( H.7.7)

Hình 7.7: Giá trị biện độ của xung tín hiệu

Ví dụ: Như ở hình 7.5: biên độ đỉnh của các tín hiệu:

A: VA = 450mV (p-p) B: VB = 200mV(p-p)

Đo chu kỳ: Phụ thuộc vào nút chu kỳ của tín hiệu quét răng cưa (đơn vị µsec / DIV). Ta thấy sóng A có biên độ 4,6 vạch chia, cịn sóng B tương ứng với 2 vạch chia. Như vậy, theo vị trí của thang độ trên núm điều khiển VOLT/DIV là 100 mV ta có biên độ đỉnh – đỉnh của các điện áp sẽ là:

- Sóng A: VApp = 4,5 vạch x 100 mV = 450 mV - Sóng B: VBpp = 2 vạch x 100 mV = 200 mV.

Hiệu số pha của hai sóng hình sin ∆ được đo bằng phương pháp minh họa trong hình 7.8. Mỗi sóng có một chu kỳ ứng với 8 vạch ngang và thời gian giữa các thời điểm bắt đầu mỗi chu trình là 1,4 vạch. Ta có 1 chu trình = 3600, như vậy, giá trị của mỗi vạch chia là: 1 vạch chia = 3600/8 = 450. Hiệu số pha của 2 điện áp sẽ là: ∆ = 1,4 vạch x 450/vạch = 630 .

75

Hình 7.8: Đo hiệu số pha giữa 2 sóng sin

2.2.Quan sát và đánh giá dạng sóng

Khi ngắt bộ quét của máy hiện sóng và đưa các sóng sin vào cả hai đầu vào đứng và ngang thì hình hiện ra sẽ phụ thuộc vào quan hệ giữa hai sóng sin đó.

Những hình hiện rất đơn giản xuất hiện khi các dạng sóng có tần số bằng nhau.

Những hình rất phức tạp có thể được tạo ra với các sóng sin có tần số khác nhau.

Dùng hình Lissajous để đo sự chênh lệch pha giữa hai tín hiệu (H.7.6). Tín hiệu A đưa vào ngõ quét dọc, tín hiệu B đưa vào ngõ quét ngang. - A, B cùng pha: hình Lissajous là đường thẳng (H.7.6c).

- A, B trái pha (H.7.6d) - A, B lệch pha 900 (H.7.6e) - A, B lệch pha bất kỳ (H.7.6f,g)

76

Hình 7.9: Hình Lissajous hiển thị các dạng sóng

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường điện tử - Trường Cao đẳng nghề số 20 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)