- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN và hát lời ca đúng giai điệu.
- HS nhận biết đươc 1 số thể loại bài hát. cho các em nghe 1 số bài hát và tìm ra cách sắp xếp thể loại hợp lí.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng.
- Chuẩn bị tư liệu minh hoạ cho học sinh.
III. Tiến trình dạy học:
HĐ của GV Nội dung hoạt động HĐ của HS
Hướng dẫn Thực hiện Yêu cầu Chỉ định Thuyết trình Phát vấn Hướng dẫn tìm hiểu Thực hiện Yêu cầu 1. Ôn tập: TĐN số 6
- Đọc gam Am ( thang 5 âm), trục âm chính xác. - Đàn giai điệu của bài TĐN số 6, (gv lưu ý sửa sai) - Cả lớp đọc bài TĐN- hát lời thuần thục kêt hợp gõ đệm.
- Kiểm tra ở 2 hình thức: cá nhân, nhóm. 2. Âm nhạc thường thức:
- Một số thể loại bài hát-
* Để biết được bài hát thuộc thể loại nào người ta căn cứ vào nội dung âm nhạc và hình thức biểu diễn, môi trường và hoàn cảnh sử dụng.
? Khi còn nhỏ chuẩn bị ngủ, chúng ta thường nghe những bài hát có âm điệu như thế nào?
a. Hát ru:
? Hát ru là những bài hát như thế nào?
- Là những bài hát có âm điệu khoan thai, tiết tấu đong đưa...
* GV minh hoạ bằng 1 số bài hát như: Ru con-dc Nam Bộ; Lời ru mùa đông của Đặng Hữu Phúc. ? Hãy hát 1 vài câu hát ru mà em biết/
b. Hành khúc Thực hiện Theo dõi Đọc bài Trình bày Lắng nghe Trả lời Tìm hiểu và trả lời Lắng nghe Lấy VD
Phát vấn Nhấn mạnh và bổ xung. Yêu cầu Phát vấn Hướng dẫn Giải thích
? Chương trình lớp 6,7 đã giới thiệu về thể loại bài hát hành khúc- Em hãy nhắc lại t/c bài HK?
- Bài hát ở thể loại HK là những bài có âm điệu khoẻ khoán, hùng tráng phù hợp bước chân đi đều. Được biểu diễn trong các cuộc duyệt binh, diễu hành.
VD: Bài Lên đàng, Hành khúc đôi.
- GV bắt điệu cho HS hát bài Hành khúc tới trường
c. Bài hát lao động
? Nghe đến thể loại này em liên tưởng đến hoạt động gì?
- Có nhịp điệu phù hợp với hoạt động lao động - Minh hoạ bằng bài hát Hò kéo pháo
d. Bài hát sinh hoạt, vui chơi
e. Bài hát trữ tình, tình ca. f. Bài hát nghi lễ nghi thức
( Tiến hành tìm hiểu, minh hoạ tương tự như các thể loại trên)
* Việc phân chia thể loại mang tính chất tương đối, trừ trường hợp nội dung và tính chất âm nhạc thật rõ ràng tiêu biểu. Đôi khi bài hát xếp ở thể loại này nhưng về mặt nào đó có thể xếp ở thể loại kia. VD nhạc hành khúc là 1 thể loại nhưng nó có thể được dùng trong các nghi lễ nghi thức.
Trả lời và ghi bài Lắng nghe Thực hiện Trả lời và ghi bài Tìm hiểu theo hướng dẫn Lắng nghe và ghi nhớ. IV. Củng cố: 3’
Yêu cầu ? Hãy sắp xếp những bài hát, TĐn đã học vào các thể loại bài hát vừa tìm hiểu:
* Gợi ý:
- Bài hát lao động : “Đi cắt lúa”.
- Bài hát sinh hoạt, vui chơi : “Mái trường mến yêu”, “Ca ngợi Tổ quốc”, “Lý cây đa”, “ánh trăng”,
“Chúng em cần hoà bình”.
- Bài hát trữ tình : “Mùa xuân về”, “Khúc hát chim
sơn ca”, “Em là bông hồng nhỏ”, “Xuân về trên bản”…
V. Hướng dẫn về nhà: 2’
Hướng dẫn - Đọc kĩ nội dung các thể loại bài hát.
- Đọc chính xác cao độ – trường độ bài TĐN số 6 - Đọc lời ca và tìm nội dung bài hát “ Khúc ca bốn mùa”
Ghi nhớ và thực hiện.
Ngày soạn...ngày giảng...
TIẾT 22
Học hát: KHÚC CA BỐN MÙA
Sáng tác : Nguyễn Hải
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài Khúc ca bốn mùa.
- Qua bài hát để các em thấy đựoc t/c nhẹ nhàng, uyển chuyển của nhịp 3/8. Đồng thời thấy được mối liên quan mật thiết giữa con người với thiên nhiên, biết được sự điều hoà của mưa nắng làm cho cuộc sống của thiên nhiên muôn loài tồn tại và phát triển.
II. Chuẩn bị:
- Đàn Oóc gan, máy nghe nhạc.
- Đàn và hát đúng bài Khúc ca bốn mùa.
- Tham khảo thêm 1 số bài hát về mưa nắng để giới thiệu cho học sinh
III. Tiến trình dạy- học
HĐ của GV Nội dung hoạt động HĐ của HS
Thực hiện Phát vấn
1. Giới thiệu bài hát:
? Em hãy nêu tên những bài hát nói về hiện tượng mưa nắng mà em biết hoặc em đã được học?
Theo dõi Trả lời
Giới thiệu bài Hát mẫu Phát vấn Giới thiệu Điều khiển Hướng dẫn Lưu ý Yêu cầu Nhận xét Phát vấn
* Nếu như bài hát Tia nắng hạt mưa là sự so sánh ví von hồn nhiên dí dỏm thì bài Khúc ca bốn mùa nhạc sĩ Nguyễn Hải đã hình tượng hoá tia nắng, hạt mưa ấy để rồi liên hệ với mẹ, với bạn nhỏ với thiên nhiên vạn vật. Trên nền nhịp 3/8 cùng giai điệu mềm mại, nhịp nhàng bài hát sẽ cho ta 1 cách nhìn về thiên nhiên thú vị và gần gũi.
2. Giáo viên trình bày bài hát có nhạc đệm.
3. Chia đoạn, chia câu:
? Theo em bài hát này có thể chia thành mấyđoạn?( Bài hát chia thành 2 đoạn)
* Bài hát viết ở giọng Gdur, chia thành 2 đoạn, Đoạn a 3 câu hát:
- Câu 1 từ đầu đến “trổ bông” - Câu 2 tiếp theo đến “thêm xanh” - Câu 3 tiếp đến “sưởi ấm”
Đoạn b là phần còn lại, có 2 câu hát
4. Khởi động giọng: Theo mẫu.
5. Tập hát từng câu:
- Gv đàn từ 2-3 lần, HS nghe, nhẩm và hát hoà tiếng đàn.
Hướng dẫn học hát theo lối móc xích tượng tự với các câu còn lại.
- Hát lại cả bài , chú ý những chỗ ngân dài.
- Ở đoạn b có 4 lần hát 4 mùa nhưng cả 4 lần cao độ khác nhau.
- 1 hs khá hát lại đoạn b
- Cả lớp hát đầy đủ cả bài- GV nhận xét.
6. Hát đầy đủ cả bài: 2 lần.
? Nốt nhạc đầu tiên thuộc phách thứ mấy của nhịp 3/8?
Theo dõi và ghi chép Lắng nghe Trả lời Ghi nhớ Thực hiện Tập hát theo hướng dẫn Tập câu hát khó Thực hiện Trả lời
Yêu cầu
Hướng dẫn
(Phách 3- gọi là nhịp lấy đà)
- Cả lớp hát đầy đủ cả bài- GV nhận xét.
7. Trình bày bài hát ở mức độ, hoàn chỉnh.- Cần thể hiện sự hồn nhiên, nhẹ nhàng trong sáng - Cần thể hiện sự hồn nhiên, nhẹ nhàng trong sáng - Hát kết hợp gõ đệm 2 lần theo tiết tấu đệm
Trình bày
Theo dõi
IV. Củng cố: 5’
Phát vấn
Yêu cầu
? Bài hát có tính chất như thế nào? nó gợi cho em cảm xúc gì?
- Thể hiện bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
Trả lời
Trình bày
V. Hướng dẫn về nhà: 2’
Hướng dẫn - Về tập hát thuộc lời và giai điệu của bài hát , tập trình diễn có phụ hoạ. Và thể hiện đúng tình cảm, nhẹ nhàng và mềm mại.
- Chú ý hát nhấn vào phách mạnh - Chép và đọc chính xác bài TĐN số 7.
Ghi nhớ và thực hiện.
Tuần: 23 Ngày soạn: Ngày….Tháng….Năm 200
TIẾT 23