Biện pháp tu từ đặc sắc, đa dạng

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 66 - 70)

CHƢƠNG 2 : ĐẶC SẮC HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG

2.2. Đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện hình tượng Bác Hồ

2.2.2. Biện pháp tu từ đặc sắc, đa dạng

2.2.2.1. So sánh

Biện pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Phép so sánh trong văn học có tác dụng tạo ra cảm giác mới mẻ, giúp sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, sống động...

Trong câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh thường có các từ: là, như, bằng, tựa, tựa như... và dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-).

Giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng dẫn cho các em tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh.

Bác non nước trời mây

Đối tượng đem so sánh

2.2.2.2. Điệp ngữ

Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe.

“Đêm nay bên bến Ô Lâu,

Cháu ngồi cháu nhớ chịm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đơi má, bạc phơ mái đầu.

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Nhớ khi trăng sáng đầy trời

Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.”

(Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải)

Chỉ với tám dòng thơ mà nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng đến ba lần từ “nhớ” nhờ vậy mà giúp người đọc có thể hiểu được phần nào nỗi nhớ mong da diết của bạn nhỏ đối với Bác Hồ.

2.2.2.3. Đảo ngữ

Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái,... của đối tượng trình bày.

“ Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam”

(Việt Nam có Bác – Lê Anh Xuân)

Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh và thể hiện tình cảm u mến, kính trọng nhân dân Việt Nam với Bác cũng như tình cảm thương yêu cuả Bác với nhân dân.

2.2.2.4. Nói giảm, nói tránh

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” hoặc “Chỉ sợ một điều là

Bác... trăm tuổi.”

Cả hai cách nói: “đi” hay “trăm tuổi” đều ám chỉ ngày mà tất cả nhân dân Việt Nam lo sợ - ngày Bác mất. Sự ra đi của Bác là nỗi đau tột cùng, sự mất mát lớn lao khơng chỉ của đồng bào nước ta mà cịn cả của nhân dân thế giới. Dùng cách nói như vậy để làm giảm cảm giác đau buồn, hụt hẫng trong lòng triệu người dân Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Ở chương 2 đề tài tìm hiểu đặc sắc hình tượng Bác Hồ trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Hình tượng Bác Hồ được thể hiện ở các nội dung khác nhau: Yêu thương và bao dung, giản dị và cao cả, quan tâm và gần gũi. Trong chương 2 đề tài còn cập đến đặc sắc nghệ thuật qua các tác phẩm viết về hình tượng Bác Hồ trong chương trình Tiếng Việt qua hai phương diện: Ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm và biện pháp tu từ đặc sắc, đa dạng. Khi tìm hiểu về biện pháp tu từ đặc sắc, đề tài tập trung vào các biện pháp so sánh, điệp ngữ, đảo ngữ và nói giảm nói tránh cùng với đó là một số ví dụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Hình tượng bác hồ trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 66 - 70)