5. Bố cục của đề tài
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu lưới điện thực tế vào DMS
Sau khi tìm hiểu về cách thức xây dựng CSDL, ta tiến hành xây dựng dữ liệu lưới điện tại đơn vị. Việc xây dựng thực hiện qua các bước như sau:
- Biên tập lưới điện từ chương trình GIS của PC Quảng Nam được biên tập lại cho phù hợp với yêu cầu dữ liệu của DMS. Các bước hiệu chỉnh bao gồm:
Phần đường dây:
+ Xây dựng các lớp đường dây trung thế tương ứng với 2 cấp điện áp hiện có trên lưới điện của PC Quảng Nam bao gồm 22kV và 35kV.
+ Tách đường dây kép thành 2 đường dây độc lập đi song song với nhau. + Kiểm tra bắt điểm tại các vị trí đặt biệt.
+ Kiểm tra thuộc tính đường dây như loại đường dây, chủng loại cáp .v.v.
+ Biên tập lại các đoạn đường dây dự kiến sẽ biên tập bằng tay trên chương trình DMS ( đường dây vào TBA, RMU).
+ Cập nhật thông số đường dây ứng với từng chủng loại. + Kiểm tra đối chiếu với sơ đồ một sợi trên và kết lưới thực tế.
+ Kết quả xây dựng phần đường dây các xuất tuyến TBA 110kV E15 được thể hiện như hình 3.8, phần thơng số dây dẫn được xây dựng vào file excel được mô tả như bảng 3.5.
Hình 3.7: Lưới điện trên ArcGIS sau khi đã biên tập
Bảng 3.5: Thông số đường dây xây dựng trên file Excel và đưa vào CSDL SQL
Phần thiết bị đóng cắt, tụ bù, FI:
+ Thiết bị đóng cắt được xây dựng tương ứng với mỗi loại thiết bị là 01 lớp bản đồ tương ứng cụ thể bao gồm: lớp MC và Recloser; lớp DCL, LBS; lớp FCO; lớp FI.
+ Các lớp được xây dựng theo quy tắc bắt điểm với các đoạn đường dây. + Biên tập lại các vị trí của thiết bị đóng cắt để phù hợp với sơ đồ kết dây. + Xây dựng thư viện về thiết bị đóng cắt.
+ Xây dựng dữ liệu về BVRL cho MC và Recloser tương ứng.
+ Xây dựng dữ liệu kết nối giữa SCADA/DMS cho thiết bị. Liên kết OPC. + Kiểm tra đối chiếu với sơ đồ một sợi trên và kết lưới thực tế.
+ Kết quả xây dựng phần thiết bị trên các xuất tuyến TBA 110kV E7 được thể hiện như hình 3.10, phần thơng số FCO được xây dựng vào file excel được mô tả như bảng 3.6.
Hình 3.9: Bảng thuộc tính của lớp Recloser
Bảng 3.6: Thư viện FCO xây dựng trên file Excel đưa vào SQL
Máy biến áp phân phối:
+ Máy biến áp được xây dựng trên lớp riêng, các điều kiện bắt điểm tương tự như phần thiết bị.
+ Xây dựng dữ liệu cho máy biến áp trên file excel. + Xây dựng đặc tính đồ thị phụ tải cho từng MBA. + Xây dựng dữ liệu về phụ tải cho từng MBA .
+ Kiểm tra đối chiếu với sơ đồ một sợi trên và kết lưới thực tế.
+ Đối với MBA trạm RMU bắt buộc mã và tên trạm RMU trùng với mã và tên MBA đi kèm trong trạm.
+ Kết quả xây dựng phần thiết bị trên các xuất tuyến TBA 110kV E7 được thể hiện như hình 3.10, Dữ liệu phụ tải MBA xây dựng vào file excel được mô tả như bảng 3.7.
Hình 3.10: Bảng thuộc tính lớp MBA phân phối
Bảng 3.7: Dữ liệu phụ tải xây dựng trên file Excel đưa vào SQL
Cập nhật dữ liệu vào chương trình
Dữ liệu sau khi biên tập được import vào chương trình thơng qua cơng cụ Network Import Tool. Network Import Tool (NIT) là cơng cụ được phát triển với mục đích sử dụng các nguồn dữ liệu đầu vào như database SQL, dữ liệu lưới điện GIS để cập nhật trực tiếp vào chương trình mà khơng thơng qua cơng cụ Network Editor có nhiều hạn chế trong việc biên tập dữ liệu và không phù hợp với việc sử dụng dữ liệu GIS của PC Quảng Nam.
Giao diện Network Import Tool như hình 3.12. Để cài đặt thơng số cho công cụ Network Import Tool, ta dùng file XML để mơ tả các thơng số cấu hình.
File cấu hình XML bao gồm 2 phần chính: phần cấu hình các thơng số cơ bản và phần cấu hình các layer (lớp thiết bị, đường dây .v.v.) cụ thể.
Phần cấu hình các thơng số cơ bản như đường dẫn chứa dữ liệu import, kiểu file, các vẽ TBA, RMU .v.v.
Phần cấu hình các thơng số cho các layer cụ thể như: lớp thiết bị cần add, ánh xạ từng thuộc tính của GIS vào DMS, cấp điện áp, tên, mã thiết bị .v.v. phương thức nhập.
Sau khi hoàn thiện phần cài đặt cấu hình cho NIT, ta tiến hành cập nhật dữ liệu.
Việc cập nhật dữ liệu được NIT thực hiện như sau:
- So sánh dữ liệu cũ với dữ liệu
Hình 3.11: Cơng cụ Network Import Tool
mới chuẩn bị cập nhật, việc này được thực hiện để giúp nhân viên vận hành kiểm tra được vị trí nào sẽ thay đổi nhằm kiểm soát dữ liệu đầu vào.
- Kiểm tra tính kết nối (Topology Error): kết quả được xuất ra file CSV giúp kiểm soát được một số lỗi kết nối của lưới điện.
- Kiểm tra nguồn dữ liệu (Source Error): kết quả được xuất ra file CSV giúp kiểm soát được một số lỗi của lưới điện như thiếu thuộc tính, thuộc tính mang giá trị sai .v.v.
- Sau khi kiểm tra và đảm bảo dữ liệu đủ điều kiện cập nhật, NIT sẽ tiến hành cập nhật lưới điện vào chương trình, cập nhật vào cơ sở dữ liệu SQL.
Lưới điện sau khi cập nhật:
Kết quả xây dựng và cập nhật dữ liệu lưới điện vào chương trình DMS600 như hình 3.13. Lưới điện sau khi cập nhật hiển thị dưới dạng bản đồ, mơ tả đầy đủ vị trí TBA, RMU, Recloser .v.v.
Sau khi cập nhật lưới điện, ta xây dựng sơ đồ một sợi (Diagram) cho các TBA110kV, RMU tương ứng và kết nối SCADA đến các thiết bị trong sơ đồ. Đối với trạm RMU, chương trình tự động xây dựng theo nền của GIS và chỉ cập nhật mã code OPC thiết bị đóng cắt. Mơ tả sơ đồ TBA 110kV E15 như hình 3.13
Hình 3.12: Lưới điện sau cập nhật vào DMS600 WS
Hình 3.13: Sơ đồ một sợi TBA 110kV E15 trên DMS
Dữ liệu thuộc tính của đường dây, thiết bị, MBA được lưu vào CSDL SQL. Các dữ liệu này có thể cập nhật thay đổi thông qua NIT hoặc can thiệp trực tiếp vào database SQL. Các trường dữ liệu SQL được mơ tả như hình 3.14, 3.15.
Hình 3.14: Dữ liệu thuộc tính MBA lưu vào CSDL của DMS
Hình 3.15: Dữ liệu thuộc tính dây dẫn lưu vào CSDL của DMS