5. Bố cục của đề tài
4.1. Phương pháp dự báo
4.1.1. Phương pháp dự báo
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản lý thường phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. Dự báo là khoa học và là nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên các số liệu phản ảnh tình hình thực tế ở hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mơ hình tốn học để dự đốn tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng các dự đoán này thường sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiện các tình huống khơng hồn tồn phù hợp với mơ hình dự báo.
Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo với kinh nghiệm và khả năng phán đoán của các chuyên gia, các người quản lý có thể đạt được các quyết định có độ tin cậy cao hơn. Mặt khác các kỹ thuật dự báo khác nhau thường cho ta các kết quả dự báo có khi khác xa nhau. Chưa có một kỹ thuật nào tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp cần dự báo. Vì vậy đối với một số vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường dùng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp.
4.1.2. Phân loại các phương pháp dự báo
4.1.2.1. Căn cứ vào thời đoạn dự báo
- Dự báo ngắn hạn (tương lai gần): Thời đoạn dự báo thường khơng q 3 tháng, ít khi đến 1 năm.
- Dự báo trung hạn: Thời đoạn dự báo thường từ 3 tháng đến 3 năm. - Dự báo dài hạn: Thời đoạn dự báo từ 3 năm trở lên.
4.1.2.2. Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo
- Dự báo kinh tế Dự báo kinh tế cho các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện.
- Dự báo kỹ thuật công nghệ Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai.
- Dự báo nhu cầu sản phẩm Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đoán về doanh số bán ra của doanh nghiệp.
4.1.3. Các phương pháp dự báo
4.1.3.1. Các phương pháp dự báo định tính - Phương pháp lấy ý kiến:
Đây là phương pháp dự báo được sử dụng khá rộng rãi. Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các người quản lý, những người phụ trách các công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của đơn vị. Ngoài ra cần lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, điều hành.
Phương pháp này sử dụng được trí tuệ và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.
- Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các người quản lý giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của lĩnh vực kỹ thuật hoặc sản xuất.
Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các người quản lý giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của việc phát triển hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo.
4.1.3.2. Các phương pháp dự báo định lượng
Các phương pháp dự báo định lượng đều dựa trên cơ sở Toán học, Thống kê. Để dự báo nhu cầu tương lai, không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu (ngồi thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên hệ tương quan.
- Dự báo theo dãy số thời gian Nhu cầu luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó. Để phát hiện được xu hướng phát triển của nhu cầu ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một dãy số thời gian. Thời gian ở đây thường là tháng, quý, hoặc năm, tức là xem xét biến động qua từng thời kỳ một. Khi đã có dãy số thời gian ta có thể xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu. Từ đó ta có thể dự báo cho các thời kỳ tương
lai. Các biến động của nhu cầu theo thời gian có thể xảy ra một số trường hợp sau: Có khuynh hướng tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp bình quân di động Phương pháp này thường dùng khi các số liệu trong dãy số biến động khơng lớn lắm. Các số bình qn di động được tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách đều nhau.
- Phương pháp san bằng số mũ + Nội dung phương pháp Phương pháp này rất tiện dụng, nhất là khi dùng máy tính. Đây cũng là kỹ thuật tính số bình qn di động nhưng khơng địi hỏi có q nhiều số liệu trong quá khứ.
- Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng Phương pháp sang bằng số mũ đơn giản không thể hiện rõ xu hướng biến động. Do đó cần phải xử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng.
4.1.3.3. Giám sát và kiểm soát dự báo
Khi đã có các số liệu dự báo đã được chấp nhận (tính bằng một hoặc vài phương pháp nói trên) ta có thể đưa ra để thực hiện. Qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể khơng khớp với số liệu dự báo. Vì vậy cần tiến hành cơng tác theo dõi, giám sát và kiểm soát dự báo.
Nếu mức độ chênh lệch giữa thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì khơng cần phải xét lại phương pháp dự báo đã sử dụng. Ngược lại nếu chênh lệch này quá lớn vượt khỏi phạm vi cho phép thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp.