.Sơ đồ quá trình đúc ép phun

Một phần của tài liệu Thiết kế máy đúc ép nhựa có độ chính xác điều khiển cao (Trang 30 - 34)

Trong sơ đồ trên nếu kiểm tra chất lượng sản phẩm khơng đạt thì cĩ thể xử lý phế liệu trở về nguyên liệu ban đầu. Điều đáng chú ý ở đây là sản phẩm nhựa đã qua một lần xử lý nhiệt nên phế liệu cĩ thể tái chế được hay khơng là phụ thuộc vào vật liệu sử dụng. Hiện nay cĩ bảy loại nhựa cĩ thể tái chế được như sau

- Nhựa PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalete): Nhựa này rất an tồn để đựng các loại thực phẩm và cĩ thể tái chế.

- Nhựa HDPE (High Density Polyethylene): Nhựa này bề mặt trơn tru, khĩ tích tụ vi khuẩn , an tồn với thực phẩm.

- Nhựa V hoặc PVC (Vinyl): Nhựa này cĩ giá thành rẻ, độ dẻo cao, nhưng chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA cĩ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Nhựa LDPE (Low Desnsity Polyethylene): Nhựa này dùng để sản xuất các loại túi, các loại chai,…

- Nhựa PP (Polypropylene): Đây là loại nhựa được xem thân thiện với con người và mơi trường.

- Nhựa PS (Polystyrene): Đây là loại nhựa dùng để sản xuất các loại chén, dĩa dùng một lần.

- Nhựa PC (Polycarbonat): Loại nhựa này hạn chế sử dụng vì chúng độc hại đối với con người và mơi trường.

Chương 3. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ MÁY ĐÚC ÉP NHỰA 3.1. Động cơ Servo

3.1.1. Giới thiệu về động cơ Servo

Động cơ servo là những hệ hồi tiếp vịng kín, tín hiệu ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ quay vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu cĩ bất kỳ lý do nào ngăn cản chuyển động của động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận được tín hiệu ra chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ đạt được điểm chính xác.

Động cơ servo cĩ nhiều kiểu dáng và kích thước, được sử dụng trong nhiều máy mĩc khác nhau, từ máy tiện điều khiển bằng tay cho đến các mơ hình máy bay và xe hơi. Hiện nay ứng dụng nhiều nhất của động cơ servo là trong các robot.

3.1.2. Sự khác biệt của động cơ servo so với động cơ thường

Về kết cấu và hoạt động của động cơ servo cơ bản giống với các loại động cơ thường khác. Nhưng nĩ được thiết kế để đáp ứng độ chính xác cao, tốc độ cao, tần số cao kiểm sốt tốc độ và vị trí của các phương tiện cơ khí.

Khơng phải bất kỳ động cơ nào cũng cĩ thể dùng làm động cơ servo. Động cơ servo là động cơ hoạt động dựa theo các lệnh điều khiển vị trí và tốc độ. Chính vì thế nĩ phải được thiết kế sao cho các đáp ứng là phù hợp với nhu cầu điều khiển. Về cơ bản thì một động cơ servo và một động cơ bình thường giống nhau về mặt cấu tạo và nguyên lý hoạt động (cũng cĩ phần cảm, phần ứng, khe hở từ thơng, cách đấu dây,…). Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu điều khiển mà động cơ servo cĩ một số cải tiến hơn so với động cơ thường. Dưới đây là những nét đặc trưng của động cơ servo.

3.1.2.1 Tăng tốc độ đáp ứng

Các động cơ bình thường, muốn chuyển từ tốc độ này sang tốc độ khác thì cần một khoảng thời gian quá độ. Trong một số nhu cầu điều khiển, địi hỏi động cơ phải tăng/giảm tốc nhanh chĩng để đạt được một tốc độ mong muốn trong thời gian ngắn nhất, hoặc đạt được một vị trí mong muốn nhanh nhất.

3.1.2.2 Tăng khả năng đáp ứng

Đáp ứng ở đây cần được hiểu đĩ là sự tăng/giảm tốc cần phải “mềm”, nghĩa là gia tốc là một hằng số hay gần như là một hằng số. Một số động cơ như trong thang máy hay trong một số băng chuyền địi hỏi phải đáp ứng tốc độ của cơ cấu phải “mềm”, tức là quá trình quá độ vận tốc phải xảy ra một cách tuyến tính. Để làm được điều này thì cuộn dây trong động cơ phải cĩ điện cảm nhỏ nhằm loại bỏ khả năng chống lại sự biến đổi dịng điện do mạch điều khiển yêu cầu.

3.1.2.3 Mở rộng vùng điều khiển

Một số yêu cầu trong điều khiển, cần điều khiển động cơ ở một dải tốc độ lớn hơn định mức rất nhiều. Động cơ bình thường chỉ cho phép điện áp đặt lên nĩ phải bằng điện áp chịu đựng của động cơ và thơng thường khơng quá lớn so với điện áp định mức.

Động cơ servo thuộc loại này cĩ thiết kế đặc biệt nhằm gia tăng điện áp chịu đựng hoặc tăng khả năng bão hịa mạch từ trong động cơ.

3.1.2.4 Khả năng ổn định tốc độ

Động cơ servo loại này thường được thiết kế sao cho vận tốc quay của nĩ rất ổn định. Như ta đã biết khơng cĩ mạch điện hồn hảo, khơng cĩ từ trường hồn hảo trong thực tế. Chính vì thế một động cơ quay 1750 rpm khơng cĩ nghĩa là nĩ luơn quay ở 1750 rpm, mà nĩ chỉ dao động quanh giá trị này.

Động cơ servo khác biệt với động cơ thường là ở chỗ độ ổn định tốc độ khá cao. Các động cơ loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng địi hỏi tốc độ chính xác (như robot).

3.1.3. Cấu tạo động cơ servo

Cấu tạo cơ bản của động cơ servo gồm: - Nam châm vĩnh cữu

- Lõi sắt phần ứng - Bộ encoder - Vỏ

- Cuộn dây phần ứng

Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder: Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder đĩ là một đĩa trịn xoay, quay quanh trục. Trên đĩa cĩ các lỗ (rãnh). Người ta dùng một đèn led chiếu sáng trên mặt đĩa. Khi đĩa quay, chỗ khơng cĩ lỗ (rãnh), đèn led khơng chiếu xuyên qua được, chỗ cĩ lỗ (rãnh), đèn led sẽ chiếu xuyên qua. Khi đĩ, phía mặt bên kia của đĩa, người ta đặt một con mắt thu. Với các tín hiệu cĩ hoặc khơng cĩ ánh sáng chiếu qua, người ta ghi nhận được đèn led cĩ chiếu qua lỗ hay khơng.

Khi trục quay, giả sử trên đĩa chỉ cĩ một lỗ duy nhất, cứ mỗi lần con mắt thu nhận được tín hiệu đèn led, thì cĩ nghĩa là đĩa đã quay được một vịng.

Một phần của tài liệu Thiết kế máy đúc ép nhựa có độ chính xác điều khiển cao (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)