Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trƣờng đức tại công ty CP công nghệ sicom (Trang 54 - 56)

Để hồn thiện quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác của công ty là Siemens (Đức), bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân cơng ty CP Cơng nghệ Sicom. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cũng cần có các chủ trương chính sách, phù hợp tạo điều kiện thuận lơi nhất định:

- Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trong khối Liên

minh Châu Âu, trong đó có nước Đức thơng qua diễn đàn kinh tế Á Âu hay thỏa thuận kinh tế song phương giữa hai nước để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty CP Cơng nghệ Sicom nói riêng có thể thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác nước Đức.

- Nâng cao vai trò của các cơ quan ngoại giao, kết hợp với các bộ ban ngành khác để tìm kiếm, hỗ trợ các doah nghiệp trong việc tìm kiếm những thông tin về thị trường, về đối tác, cập nhật và cung cấp kịp thời và chính xác những thay đổi về luật pháp cũng như văn hóa cho các doanh nghiêp Việt Nam.

- Xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, hoàn thiện các thể chế kinh tế cho phù hợp với hệ thống pháp luật thương mại quốc tế trên thế giới, nhưng phải đảm bảo với thể

chế xã hội Việt Nam.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động nhập khẩu như thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải quan.

Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước cịn rất rườm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Cơng ty CP Cơng nghệ Sicom cũng nằm trong số đó. Yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế là việc thông quan hải quan. Mặc dù thủ tục nhập khẩu và thông quan hải quan đã được cải cách nhưng vẫn chưa thực sự tốt đã khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động thương mại quốc tế.

- Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho

hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động đàm phán nói riêng. Đặc biệt, việc đưa giao dịch đàm phán thương mại quốc tế vào giảng dạy như một mơn học chính thức, bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết, nhằm trnag bị những kiến thức nhất định cho các thương nhân tương lai gay từ khi còn là sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Dỗn Kế Bơn – 2010 – Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế - Nhà xuất bản chính trị - hành chính.

2. PGS.TS Vũ Hữu Tửu – 2007 – Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục

3. TS. Phạm Quỳnh Chi – Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản Hà Nội.

4. Phạm Thị Thu Phương (năm 2013) – Khóa luận tốt nghiệp – “Hồn thiện quy trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu mặt hàng thảm và vật liệu trang trí nội thất tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Minh”.

5. Tạ Thành Nam (năm 2012) – Khóa luận tốt nghiệp – “Quản trị quy trình giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu phụ gia từ thị trường Pháp của cơng ty CP hóa dầu Petrolimex”.

6. Nguyễn Thị Hương (năm 2010) – Luận văn tốt nghiệp – “Quản trị quy trình đàm phán để ký kết hượp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hàn Việt”.

7. Báo cáo tài chính (2012 – 2014) – Cơng ty CP Cơng nghệ Sicom

8. Báo cáo tổng kết giá trị nhập khẩu (2012 – 2014) - Công ty CP Công nghệ Sicom

9. Báo cáo thống kê hợp đồng nhập khẩu – Công ty CP Công nghệ Sicom 10. Http://www.moit.gov.vn – Website của Bộ Công Thương Việt Nam 11. Http://www.sicom.vn – Website của Công ty CP Công nghệ Sicom

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quy trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử từ thị trƣờng đức tại công ty CP công nghệ sicom (Trang 54 - 56)