triển thị trường của Công ty Cổ phần Thiết bị & Chuyển giao Cơng Nghệ GMT Việt Nam
3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tớiDự báo về lạm phát năm 2016 Dự báo về lạm phát năm 2016
Năm 2016 được dự báo sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nhưng những lo lắng về việc lạm phát quay trở lại vẫn hiển hiện.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì nhận định năm 2016 sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam do tăng trưởng kinh tế thế giới cao hơn, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định. Ngồi ra, cơ hội từ việc kí kết TPP sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, đầu tư tư nhân cũng sẽ cải thiện nhờ những chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục củng cố niềm tin kinh doanh.
Những dự báo tích cực này cũng được Chính phủ cụ thể hố khi đề ra các mục tiêu cho năm 2016 như GDP tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng dưới 5%, tổng vốn đấu tư phát triển xã hội khoảng 31% GDP…
Tuy nhiên, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng năm 2016, lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2-3%.
3.1.2. Quan điểm và định hướng của nhà nước
Trên cơ sở đánh giá diễn biến và dự báo về kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, trong năm 2016, NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý (khoảng 6,7%), đảm bảo an tồn hệ thống, đây là điểm vơ cùng quan trọng đã mang lại thành công trong điều hành CSTT những năm
dụng tăng khoảng 18-20%; đồng thời căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp.
Các giải pháp điều hành được tập trung vào các trọng tâm: Thứ nhất, theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tăng cường công tác phân tích, thống kê, dự báo để kịp thời tham mưu, chủ động đề xuất các giải pháp điều hành phù hợp;
Thứ hai, chủ động điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT theo phương châm nâng cao vị thế đồng Việt Nam; thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng để tiếp tục giảm tình trạng đơ la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp về tín dụng nhằm kiểm sốt quy mơ tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tiếp tục tập trung nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mơ khác, đặc biệt là chính sách tài khóa để chủ động, kịp thời trong điều hành CSTT.
Thứ năm, triển khai thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông về các giải pháp điều hành CSTT và thực trạng hoạt động ngân hàng.
Về lãi suất, việc điều hành cần hài hịa với diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mơ, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối lợi ích giữa ngân hàng- người gửi tiền – người vay. Trong năm 2016 với khả năng lạm phát năm 2016 có thể cao hơn năm 2015, mặt bằng lãi suất đến nay là tương đối phù hợp với định hướng lâu dài để ổn định lạm phát ở mức dưới 5%. Do đó, thời gian tới, NHNN sẽ điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Về cơ bản năm 2016, NHNN sẽ điều hành lãi suất ổn định như hiện nay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về mục tiêu lạm phát dưới 5% trong năm 2016, một số ý kiến cho rằng, không được chủ quan mặc dù năm 2015 chúng ta kiểm soát chỉ số này ở mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đề nghị các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm tới vấn đề lạm phát. Bởi theo Thống đốc, năm 2015 lạm phát của chúng ta rất thấp, nhưng cũng không loại trừ lạm phát năm 2016 rất khó kiểm sốt ở mức dưới 5%, vì giá các mặt bằng mặt hàng thiết yếu, trong đó có dầu thơ, thậm chí có chiều hướng tăng trở lại. Ngồi ra một số mặt hàng Nhà nước quản lý giá có thể từng điều chỉnh tiến tới giá thị trường trong năm tới. Và để GDP đạt mức tăng 6,7% thì áp lực lạm phát là rất lớn. Do đó, đề nghị làm
sao chúng ta phải quản lý tốt giá, đặc biệt là giá mặt hàng thiết yếu, ngoại trừ giá năng lượng phụ thuộc vào giá quốc tế.
3.1.3. Định hướng của Công ty Cổ phần Thiết bị & Chuyển giao Công NghệGMT Việt Nam. GMT Việt Nam.
- Tiếp tục mở rộng về quy mô, giữ vững thị phần tại thị trường Hà Nội. Đồng thời mở rộng sang các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường nước ngoài…
- Tiếp tục bổ sung nguồn vốn kinh doanh phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.
- Về máy móc, thiết bị: cơng ty tăng cường đầu tư theo chiều sâu vào máy móc, thiết bị thơng qua việc thay thế các máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, những dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động, bán tự động nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và bảo vệ mơi trường.
- Tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho cơng nhân viên và cán bộ quản lý thơng qua các hình thức đào tạo và đào tạo lại, các khóa bổ túc nghiệp vụ.
Hướng kinh doanh của Cơng ty vẫn là các loại sản phẩm chính như đá cắt, đá mài, đá ráp xếp, lưới thủy tinh... Đồng thời duy trì và nâng cao khối lượng, chất lượng sản phẩm, duy trì sản cung cấp các mặt hàng còn được nhiều người tiêu dùng quan tâm, đồng thời tìm hiểu và mở rộng ra các loại sản phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng được nhiều thị hiếu tiêu dùng hơn.