Vai trò của Internet of things trong việc cung cấp các giải pháp bán hàng đối với hoạt động thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Ứng dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam (Trang 29 - 32)

hàng đối với hoạt động thương mại điện tử

Việc ứng dụng IoT vào hoạt động cung cấp các giải pháp bán hàng vơ cùng quan trọng, khi có thể tích hợp IoT vào các phần mềm giải pháp bán hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể bắt kịp xu hướng cơng nghệ nâng cao được doanh số bán hàng và có thể quản lý việc kinh doanh một cách dễ dàng hơn.

Nếu nắm bắt và ứng dụng đúng cách IoT vào các giải pháp bán hàng sẽ giúp cho việc bán lẻ năng suất và hiệu quả hơn.

-Quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho ln là bài tốn đau đầu với các nhà bán lẻ nói chung và đặc biệt là các nhà kinh doanh trực tuyến nói riêng. Nhưng IoT và xu hướng phát triển của các thiết bị cảm biến hữu hiệu như thẻ từ công nghệ RFID (Radio Frequency Identification – cơng nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vơ tuyến) sẽ giúp các doanh nghiệp có thể quản lý hàng tồn kho một cách hữu hiệu nhất theo thời gian thực. Nhà bán lẻ có thể theo dõi một món hàng tại bất cứ nơi đâu, từ khi nó ở trên kệ của cửa hàng hay là trên trang web bán hàng, hay khi nó được chuyển ra khu vực đóng gói, thậm chí là trong nhà kho lưu trữ. Các thiết bị cảm biến sẽ cho biết vị trí chính xác của một món hàng hay thậm chí là cả nhóm mặt hàng bởi những sản phẩm này đã được kết nối trên nền tảng IoT.

Tất cả dữ liệu thu thập được từ các bộ cảm biến đều có thể kết nối theo thời gian thực tới hệ thống xử lý tính tốn để theo dõi mức độ hàng tồn kho, đưa ra những thông báo hay đặt hàng một cách hồn tồn tự động. Khơng chỉ dừng lại ở đó, các nhà cung ứng đầu vào cho nhà kinh doanh cũng có thể tích hợp để khép kín chu trình tự động hóa quản lý hàng tồn kho. Từ đó giúp họ giải quyết bài tốn quản lý hàng tồn kho triệt để hơn, tiết kiệm hơn, tối ưu hóa được dịng vốn mà họ phải bỏ ra khi duy trì một lượng hàng hóa nhất định trong kho hàng.

Người khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến như Amazon hay đại siêu thị truyền thống Wal-Mart đều đang đầu tư mạnh mẽ cho giải pháp quản lý kho hàng, tận dụng xu thế IoT nhằm tối ưu hóa hệ thống kho vận và hoạt động của chuỗi cung ứng. Một trong những ưu điểm của IoT là phù hợp không chỉ với những doanh nghiệp lớn, mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Quản lý đội ngũ vận tải

Trong thời gian gần đây, thiết bị có tích hợp GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đã được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong việc theo dõi quãng đường vận chuyển, giao nhận sản phẩm, hàng hóa. Với cơng nghệ IoT, việc tích hợp GPS sẽ cịn được nâng lên một tầm cao mới. Nhờ nó, doanh nghiệp vận tải có thể xác định tuyến đường vận chuyển trên bản đồ trực tuyến một cách tối ưu; đưa ra những gợi ý về tốc độ di chuyển nhằm bảo đảm kế hoạch giao hàng; điều chỉnh nhiệt độ cấp đơng cho hàng hóa trên xe; đưa ra những cảnh báo ngay lập tức nếu có sự cố bất thường trong suốt quá trình vận chuyển; xác định lịch trình bảo dưỡng cho xe cộ..., mà tất cả những điều này được giải quyết một cách hoàn toàn tự động và từ bất cứ nơi đâu.

Như vậy, doanh nghiệp vận tải sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, giảm thiểu rủi ro thất thốt hàng hóa, tăng tính chính xác về thời gian vận chuyển - giao nhận. Về phía khách hàng, họ sẽ cảm thấy hài lịng hơn khi có thể tự mình trích xuất dữ liệu từ IoT để theo dõi được món hàng mà họ đã đặt mua thay vì phải liên hệ qua nhiều khâu trung gian mới có được thơng tin này.

-Bảo trì và bảo hành sản phẩm

Đối với người mua thì dịch vụ sau bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân họ quay lại với thương hiệu. Nhờ vào IoT, việc bảo hành hoặc bảo trì sản phẩm sẽ vơ cùng tiện lợi và giúp tiết kiệm cho cả đơi bên. Khi một món hàng bán ra được gắn thiết bị cảm biến và có kết nối Internet, các dữ liệu trong suốt q trình sử dụng sản phẩm được gửi về nhà kinh doanh theo thời gian thực sẽ giúp họ xác định được lỗi của sản phẩm, hoặc áp dụng các điều kiện bảo hành - bảo trì đúng với

cam kết.

Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập qua IoT cũng giúp nhà kinh doanh xác định được thói quen và cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng để từ đó đưa ra những cải tiến nhằm giúp sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Thậm chí, những món hàng có giá trị

cao khi tích hợp IoT và bộ cảm biến có thể giúp theo dõi được chúng trong tình huống bị mất cắp.

Tập đồn General Electric (GE) của Mỹ được xem là một ví dụ tiêu biểu trong việc khai thác IoT. Tập đồn này có thể tiên liệu được chu trình bảo trì của một động cơ máy bay hay tua-bin điện gió nhờ tích hợp IoT. Bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được, GE tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Các kỹ sư của GE biết được khi nào sẽ phải tiến hành bảo dưỡng một động cơ thay vì cách làm truyền thống là tự đặt ra lịch trình bảo dưỡng cứng nhắc nhưng chưa chắc đã cần thiết thực sự với thiết bị.

-Quảng cáo theo thời gian thực

Điện thoại thông minh được xem như là một thiết bị quan trọng tham gia vào xu thế ứng dụng IoT. Rất nhiều nhà bán lẻ nhờ nó để gửi những thơng điệp quảng cáo tới khách hàng theo thời gian thực. Nói cách khác, nhà kinh doanh sẽ tương tác với khách hàng qua điện thoại thơng minh từ việc phân tích những dữ liệu thu thập được của khách như lịch sử mua sắm, sở thích cá nhân, vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, hoặc gắn với những sự kiện lễ hội để có chiến dịch quảng bá và cách thức tiếp cận khách thích hợp.

Mở rộng xu hướng sử dụng thiết bị di động, trong giới kinh doanh hiện nay đang cổ súy cho mơ hình tiếp thị và bán lẻ tất cả trong một (Omni-Channel Retailer - OCR). Để xây dựng và vận hành thành cơng OCR, doanh nghiệp phải tìm cách ứng dụng IoT một cách triệt để. Ví dụ, tổ chức thẻ quốc tế American Express (AmEx) đã liên kết với các nhà bán lẻ để chào những món hàng khuyến mại dựa trên vị trí địa lý của khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng AmEx để chi tiêu.

-Máy bán hàng tự động thế hệ mới

Nhà bán lẻ cũng có thể khai thác thêm từ xu thế kết nối IoT cho những chiếc máy bán hàng tự động thế hệ mới. Nhờ IoT, họ có thể biết được mức tồn kho trong máy bán hàng tự động, tìm kiếm những máy bán hàng tự động gần khách hàng nhất khi khách có nhu cầu, đưa ra cơ chế giá linh hoạt cho máy bán hàng tự động tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, dựa trên ngày hết hạn của sản phẩm nhà bán lẻ có thể đưa ra giá bán tốt nhất cho cả khách hàng và nhà cung ứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Ứng dụng Internet of things (IOT) trong cung cấp các giải pháp bán hàng tại Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)