Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hàng tồn kho của công ty CP tập đoàn ĐTTM công nghiệp việt á (Trang 26)

5. Kết cấu khóa luận

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho

Môi trường vĩ mô:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có các giai đoạn tăng trưởng kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân từ đó tác động đến quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao tạo động lực cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh nghiệp mình do vậy lượng đặt hàng tồn kho cũng tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế trong tình trạng suy thối làm giảm tiêu dùng, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm từ đó doanh nghiêp buộc phải giảm lượng hàng sản xuất cũng như tồn kho.

- Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị hàng tồn kho. Khi lạm phát q cao khơng khuyến khích tiết kiệm và ảnh hưởng tới đầu tư, sức mua của xã hội giảm sút. Kéo theo đó là sự khan hiếm của hàng hóa và giá cả ngày càng tăng cao làm cho việc dự trữ hàng cũng trở nên khó khăn.

- Lãi suất và xu hướng lãi suất: Khi lãi suất thấp thì việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn và doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu mua hàng hóa làm hàng tồn kho. Ngược lại, khi lãi suất cao, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính, từ đó, doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mơ, hạn chế đầu tư, kinh doanh, hạn chế lượng hàng tồn kho.

- Văn hóa – xã hội: là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vì ngay cả khi hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng khơng phù hợp với lối sống, văn hóa tín ngưỡng của nơi đó thì cũng khó để mọi người chấp nhận.

- Chính sách pháp luật của Nhà nước: Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất qn về quan điểm, chính sách tạo mơi trường thuận lợi để các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, quảng cáo nơi đặt nhà máy, bảo vệ môi trường, …

- Khoa học kỹ thuật: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến các doanh nghiệp. Khi khoa học kĩ thuật phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát

triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghiệp kịp thời.

Môi trường vi mơ:

- Nhu cầu thị trường: Mục đích tồn kho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung ứng bình thường, liên tục đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do vậy nhu cầu của sản xuất của thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chủng loại của hàng tồn kho. Cụ thể:

+Vào các ngày lễ, tết, nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên đáng kể vì thế số lượng, chủng loại của hàng tồn kho cũng tăng lên.

+Nhu cầu thị trường đối với hàng vật liệu xây dựng vào mùa khô và mùa mưa rất khác nhau nên mức tồn kho cũng phải tăng lên.

- Nhà cung ứng là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gián đoạn về nguồn cung ứng là một trong những khó khăn thường gặp khi sản phẩm mua về mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu nước ngồi. Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, các nhà cung cấp có khả năng cung ứng đều đặn, kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì khơng cần đến tồn kho nhiều.

- Đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường. Do đó đối thủ cạnh tranh cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của cơng ty và nó cũng tác động đến vấn đề quản trị hàng tồn kho.

- Trong quá trình kinh doanh thì vốn vẫn là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh. Do đó người cho vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị hàng tồn kho.

1.3.2. Nhân tố mơi trường bên trong

Đặc điểm, tính chất thương phẩm của hàng hố

- Mỗi loại hàng có đặc điểm, tính chất thương phẩm khác nhau, u cầu về việc bảo quản khác nhau, do đó ảnh hưởng đến số lượng hàng tồn và thời gian tồn kho. Đối với hàng thực phẩm tươi sống: Có đặc điểm, tính chất thương phẩm phức tạp như dễ hư hỏng, là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, khách mua thường xuyên nên mức tồn kho thường đủ để bán trong 1- 2 ngày, thời gian tồn kho 1-2 ngày.

- Đối với hàng thực phẩm đóng hộp: Từng loại có thời hạn sử dụng khác nhau nhưng với điều kiện bảo quản dễ dàng hơn hàng tươi nên thời gian tồn kho lâu hơn.

- Đối với ngành dược, ngành cơng nghiệp hóa chất ở Việt Nam chưa phát triển, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất còn nhập khẩu nhiều cho nên thời gian vận chuyển dài nên tồn kho thường được dự trữ tương đối cao.

- Đối với sản phẩm là báo chí: Đặc biệt là loại báo phát hành hàng ngày có tính cập nhật, thời sự, thay đổi một cách nhanh chóng…. Kèm theo nhu cầu của độc giả mỗi ngày đối với báo chí là những thơng tin mới nhất, nóng nhất, kịp thời nhất, chính xác nhất thì mức tồn kho và thời gian tồn kho gần như là khơng có đối với hình thức sản phẩm đặc biệt này.

Quy mô kinh doanh, khả năng về vốn, điều kiện dự trữ của doanh nghiệp

- Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mạng lưới kinh doanh rộng hay hẹp, khả năng bán ra thị trường nhiều hay ít, khả năng về vốn mạnh hay hạn chế, điều kiện về diện tích kho cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản tốt hay không tốt… tất cả đều ảnh hưởng đến hàng tồn kho. Ví dụ như một doanh nghiệp với khả năng vốn hạn chế thì khơng thể tồn trữ q nhiều hàng hố dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất khơng đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

Hệ thống và chu kỳ vận chuyển

Đây cũng là nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vật liệu. Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vận chuyển khó khăn hiểm trở thì phải tính tốn lượng hàng tồn kho như thế nào đó để hạn chế việc đi lại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như các doanh nghiệp khác được. Nếu không doanh nghiệp sẽ rất bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho công tác vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ kho của công ty đến các cửa hàng, các đơn vị trực thuộc… giảm bớt trở ngại

trong giao nhận, vận chuyển, rút ngắn thời gian hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thơng, góp phần đảm bảo chất lượng hàng hố lưu thơng, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngồi những nhân tố kể trên, hoạt động quản trị hàng tồn kho còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: sự gián đoạn nguồn cung ứng, khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, sự biến động của tỷ giá hối đoái,…

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐỒN ĐTTM CƠNG NGHIỆP VIỆT Á

2.1. Giới thiệu về Công ty CP Tập Đồn ĐTTM Cơng Nghiệp Việt Á

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên cơng ty: cơng ty CP Tập Đồn ĐTTM Cơng Nghiệp Việt Á Tên giao dịch viết tắt tiếng Việt: Tập đoàn Việt Á

Tên giao dịch tiếng Anh:Viet A investment commercial industrial group holdings company

Tên giao dịch viết tắt Tiếng Anh: Viet A Group Holdings Co.

Trụ sở chính: Tòa nhà Việt Á, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Loại hình đơn vị: Cơng ty cổ phần tập đoàn. Điện thoại: 84.4.7919999 - Fax: 84.4.7931555 Email: vieta@vieta. com. vn

Website: www.vieta.com.vn Vốn điều lệ: 189.000.000.000 Người sáng lập: Bà Phạm Thị Loan

Tập đoàn Việt Á ra đời vào ngày 20/10/1995 khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế châu Á có nguy cơ khủng hoảng, sự cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế vô cùng khốc liệt. Việt Á đã chọn cho mình con đường đi lên - lấy chất lượng và uy tín làm đầu. Con người Việt Á đang từng ngày xây dựng Việt Á thành một Tập đồn kinh tế - Cơng nghiệp của Việt Nam một cách chuyên nghiệp và uy tín quốc tế.

Với biện pháp quản lý chất lượng tổng thể áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001và ISO 14001 chúng tôi quan tâm ngay từ khâu sản phẩm đầu vào, mỗi bước đi trong q trình sản xuất phải được hồn thiện đến từng chi tiết. Con người Việt Á được giáo dục ý thức “Cơng ty là gia đình, đồng nghiệp là anh em”, tạo ra một môi trường làm việc cộng đồng thân ái đầy trách nhiệm, đồng thời được thường xuyên đào tạo trau dồi kiến thức và tay nghề. Việt Á thực hiện kế hoạch hành động “Tất cả vì cam kết với khách hàng” khơng ngừng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tạo ra

những sản phẩm tốt nhất, thực hiện chính sách “Hướng tới khách hàng” của mình. Triết lý kinh doanh của Tập đồn Việt Á là:

“Khách hàng là thượng đế Bạn hàng là trường tồn Con người là cội nguồn Chất lượng là vĩnh cửu”

Toàn thể Tập đồn Việt Á trên dưới một lịng cùng nhau nối vòng tay lớn thực hiện các chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh của Tập đồn trong khn khổ chính sách của nhà nước và luật lệ Quốc tế để Việt Á trường tồn, phát triển bền vững, đưa Việt Á đi lên với một tương lai tươi đẹp đóng góp cho sự ổn định và phát triển của xã hội.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.

Xây dựng các công trình ,cho th văn phịng.

Tư vấn, thi cơng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, lắp đặt các cơng trình điện thế 110KV, cơng trình cơng nghiệp, dân dụng, giao thong thủy lợi, cơng trình bưu chính viễn thong, hạ tầng kỹ thuật.

Xây dựng cơng trình điện đến 500HV;

Kinh doanh dây và cáp điện các loại, dây nhôm, đồng, hợp kim nguyên liệu, các loại thanh đồng, nhôm,hợp kim.

Đầu tư kinh doanh cho thuê văn phịng;

…..

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cơng ty CP Tập Đồn ĐTTM Cơng Nghiệp Việt Á

-Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh của cơng ty, bảo đảm hồn thành kế hoạch một cách toàn diện, với năng suất cao; chất lượng tốt, giá thành hạ, kinh doanh có lãi.

-Chỉ đạo trực tiếp và quản lý về mọi mặt các đơn vị sản xuất, phân phối, sửa chữa điện thuộc Công ty, tạo mọi điều kiện cho các đơn vị thành viên hoạt động sản xuất - kinh doanh thuận lợi theo đúng chế độ, thể lệ quản lý kinh tế của Nhà nước và của Bộ

-Quản lý,vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp ,lập kế hoạch, phương án kỹ thuật và tổng toán sửa chữa

-Nghiên cứu,đề xuất ứng dụng và phát triển phần mềm, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ,các sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong quản lý vận hành và sửa chữa.

-Quản lý sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế cao đảm bảo phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước.

2.1.4. Mơ hình tổ chức và bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của công ty CP Tập Đồn ĐTTM Cơng Nghiệp Việt Á

(Nguồn: Phịng Hành Chính)

-Hội Đồng Quản Trị: Gồm các ủy viên là sáng lập viên và được Đại hội cổ đông bầu ra. Là cơ quan quản lý cơng ty, có quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề lien quan đến mục đích quyền lợi của cơng ty.

-Hội đồng quản trị bầu một thành viên làm chủ tịch Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc/ Giám đốc . Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác.

-Ban tổ chức nhân sự: Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý lao động, cơng tác đào tạo, chính sách về nhân

Hội Đồng Quản Trị Ban Kĩ Thuật Ban Tài Chính Kế Tốn Ban Kinh Doanh Ban Hành Chính Quản Trị Ban Tổ Chức Nhân Sự Ban Tổng Kết Vật Tư

sự,chính sách tiền lương,…;tham mưu xây dựng sửa đổi các quy chế quản lý, điều hành công ty.

-Ban tài chính – kế tốn : Xây dựng kế hoạch tài chính và theo dõi, quản lý sử dụng nguồn vốn của Công ty; tham mưu, đề xuất, các biện pháp phát triển nguồn vốn; lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ q và năm để phục vụ cơng tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức điều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán,…

-Ban kinh doanh: Thực hiện chức năng kế hoạch hóa kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Sau khi nhận được hợp đồng thì tiến hành triển khai việc mua nguyên vật liệu, nhập nguyên liệu cân đối vật tư. Giao kế hoạch xuống các công ty thành viên và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất,kịp thời giao hàng đúng tiến độ đã ký với khách hàng.

-Ban kế hoạch vật tư: Có chức năng đảm bảo cho thiết bị cùng các vật tư thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất của Công ty. Đảm bảo công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, quản lý kĩ thuật chất lượng, quản lý tiến độ thi cơng các cơng trình, ứng dụng cơng nghệ mới và tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Xây dựng, giám sát kế hoạch sản xuất kinh doanh , quản lý các hợp đồng thầu và thủ tục pháp lý.

-Ban hành chính – quản trị : Là phịng chức năng điều hành quản lý các hoạt động hành chính, tổ chức xây dựng, điều hành thực hiện các chương trình kế hoạch và quản lý thiết bị vật tư của công ty, làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo giúp giám đốc sắp xếp đội ngũ cán bộ giữa các phịng ban. Đồng thời cịn làm nhiệm vụ giao nhận cơng văn đi, đến đầy đủ, kịp thời chính xác, mua bán văn phịng phẩm để phân phát cho các phòng thực hiện được nghiệp vụ một cách đầy đủ

-Ban kỹ thuật : Đảm bảo công tác quản lý kĩ thuật chất lượng, quản lý tiến độ thi cơng các cơng trình, ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) quản trị hàng tồn kho của công ty CP tập đoàn ĐTTM công nghiệp việt á (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)